Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 07 (Trang 42 - 47)

1.4.1. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của TCTD

Hoạt động mua, bán nợ của các TCTD ở Việt Nam đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật chung là Bộ Luật dân sự 2005, ngoài ra đây là lĩnh vực liên quan đến tổ chức tài chính trung gian đặc biệt là ngân hàng, do vậy nó chịu sự điều chỉnh không chỉ pháp luật chuyên ngành là Luật các TCTD năm 2010 mà còn chịu sự điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan khác nhƣ: Luật doanh nghiệp 2005, Luật đất đai 2013, Luật Luật Phá sản 2004, Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Luật NHNN 2010; Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm, Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về Bán đấu giá tài sản…

Nhằm điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua, bán nợ của TCTD, một số văn bản pháp lý cũng đã ra đời nhƣ Quyết định số 140/1999/QĐ – NHNN ngày 19/4/1999 là văn bản đầu tiên có quy định trực tiếp trình tự, thủ tục mua, bán nợ của các TCTD. Đến năm 2006, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN ngày 21/12/2006 (sau đây gọi là Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN) thay thế cho Quyết định số 140/1999/QĐ – NHNN không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam.

Để các chủ thể thực hiện hoạt động mua, bán khoản nợ dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo an toàn, NHNN đã ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là căn

cứ để các chủ thể thực hiện hoạt động mua, bán khoản nợ; và để phù hợp hơn với thực tiễn qua nhiều lần sửa đổi bổ sung đến nay đã có Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy đinh về phân loại tài sản có mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành có hiệu lực từ 01/6/2014 và Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

Cho đến hiện nay, văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ chủ yếu dựa trên Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN và gần đây nhất Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức hoạt động của công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam; Thông tƣ số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 Quy định về việc mua, bán xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý khai thác tài sản của các TCTD, việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật này, là cơ sở pháp lý ban đầu để các TCTD ở Việt Nam thực hiện nghiệp vụ mua, bán nợ, nhƣng trên thực tế hoạt động mua, bán nợ của các TCTD chƣa diễn ra mạnh mẽ. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có phần xuất phát từ những quy định hiện hành pháp luật gây khó khăn, vƣớng mắc cho các TCTD cũng nhƣ các chủ thể khác tham gia vào hoạt động này. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật về hoạt động mua, bán nợ phải đƣợc chú trọng hoàn thiện hơn nữa, nó phải trở thành một ngành luật cụ thể.

1.4.2. Đặc điểm pháp luật mua bán nợ xấu của NHTM

Pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM, ngoài những đặc điểm chung của pháp luật về mua bán còn có những đặc điểm riêng cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, Pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM điều chỉnh quan hệ xã

hội phát sinh trong quá trình mua, bán nợ xấu của các bên. Chủ thể tham gia quan hệ này bao gồm một bên là các TCTD trong quá trình cho vay làm phát sinh nợ xấu và một bên là chủ thể đi mua nợ. Các bên đi mua nợ rất đa dạng, có thể là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc có nhu cầu mua nợ để kiếm lời hoặc đầu tƣ góp vốn nhằm đảm bảo an toàn, giảm dƣ nợ xấu của các ngân hàng.

Thứ hai, Pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM chủ yếu là các quy phạm pháp luật trao quyền cho các nhóm chủ thể bên bán (NHTM) và bên mua (các tổ chức, cá nhân); không giống nhƣ các loại tài sản khác đƣợc tự do mua bán không giới hạn chủ thể trên thị trƣờng, nợ xấu chỉ phát sinh trong hoạt động cho vay của các NHTM nên chỉ các chủ thể này tham gia vào giao dịch với vai trò bên bán nợ. Do đặc thù của giao dịch mua, bán nợ và để các chủ thể tham gia mua, bán nợ và xử lý nợ xấu đạt yêu cầu bên cạnh những quy định chung cũng cần có một cơ chế riêng để các bên tham gia giao này một cách hiệu quả nhất.

Thứ ba, Pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM đƣợc điều chỉnh chủ yếu

bằng phƣơng pháp bình đẳng, tự do thoả thuận. Về bản chất, giao dịch mua bán nợ xấu là một trong những nội dung của giao dịch dân sự trong đó quyền tự do thoả thuận của các bên đƣợc pháp luật tôn trọng. Trong giao dịch mua bán nợ xấu, các bên đều bình đẳng, tự do thoả thuận về giá mua bán, phƣơng thức thanh toán, đối tƣợng của giao dịch… Pháp luật tôn trọng sự tự do thoả thuận của các bên nhƣng sự thoả thuận đó không đƣợc trái với các quy tắc đạo đức xã hội và những quy định chung của pháp luật.

Thứ tư, Pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM đƣợc điều chỉnh hệ bởi hệ

thống các văn bản pháp luật chung và chuyên biệt bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Hoạt động mua, bán nợ xấu có tính chất đặt thù riêng nên cần thiết phải có một hệ thống pháp luật với các quy phạm pháp luật chuyên biệt điều chỉnh các vấn đề liên quan đến giao dịch này. Nội dung của những quy định riêng này bao gồm: chủ thể, đối tƣợng, hình thức, nội dung của hợp đồng…. Tuy nhiên, pháp luật về mua, bán nợ xấu là một bộ phận cấu thành của pháp luật dân sự, chính vì vậy mà phải thống nhất với các quy định của pháp luật dân sự. Trƣờng hợp, một vấn đề mới phát sinh chƣa đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành thì sẽ đƣợc điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật chung trong dân sự.

1.4.3. Nội dung pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các TCTD

bởi pháp luật ngân hàng mà còn bao gồm rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhƣ: pháp luật thƣơng mại, pháp luật dân sự, pháp luật phá sản, pháp luật đất đai … Tuy nhiên, trong số các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ của các TCTD cần đƣợc quan tâm nhiều hơn đó là pháp luật ngân hàng, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai và pháp luật thƣơng mại. Bởi vì, các lĩnh vực luật nêu trên có tác động nhiều nhất và thƣờng xuyên nhất đến hoạt động mua, bán nợ của TCTD; và thông qua các đặc điểm về chủ thể tham gia hoạt động mua bán, nợ của TCTD cũng có thể giải thích đƣợc cho nhận định nêu. Theo đó, chủ thể tham gia vào hoạt động mua, bán nợ bao gồm: TCTD, thƣơng nhân không phải là TCTD và các tổ chức, cá nhân khác không phải là thƣơng nhân và có thể khái quát phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với lĩnh vực này nhƣ sau:

Pháp luật ngân hàng điều chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối, tỷ lệ bảo đảm an toàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán, nợ của các TCTD; trong khi đó, pháp luật thƣơng mại điều chỉnh về vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia giao dịch; pháp luật dân sự và pháp luật đất đai thì điều chỉnh về các khoản nợ có tài sản bảo đảm là động sản và bất động sản, trong đó đất đai là chủ yếu. Do tính chất phức tạp của các khoản nợ nên việc giải quyết vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo của các quy định pháp luật là điều hết sức cấp thiết.

Một số nội dung quy định của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các TCTD gồm các nhóm sau: (i) nhóm quy định về chủ thể tham gia vào hoạt động mua, bán nợ của các TCTD; (ii) nhóm các quy định về hợp đồng mua, bán nợ; (iii) nhóm quy định về phƣơng thức mua, bán nợ; (iv) nhóm các quy định về bảo đảm an toàn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua, bán nợ của TCTD.

Về một số nội dung của các nhóm quy định này sẽ đƣợc phân tích ở Chƣơng 2 của luận văn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tình hình nợ xấu hiện nay đƣợc nhiều chuyên gia ví “nhƣ cục máu đông” đã tồn tại trong hệ thống ngân hàng từ nhiều năm qua; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng xuất hiện bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy, đòi hỏi phải có phƣơng pháp xử lý và phải đƣợc tiếp cận từ nhiều khía cạnh. Với hoạt động mua, bán nợ sẽ giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc thu hồi các khoản nợ. Thông qua việc nghiên cứu một cách khái quát hoạt động này, về khái niệm, đặc điểm, vai trò… sẽ giúp cho các chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ thấy đƣợc tầm quan trọng của hoạt động này nhƣ thế nào đối với các ngân hàng nói riêng và đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 07 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)