1.2. Thực trạng nợ xấu
1.2.2. Vai trò, mục đích của hoạt động mua, bán nợ của TCTD
Hoạt động mua bán, nợ đem lại lợi ích cho các chủ thể, bên mua nợ, bên bán nợ và cả nền kinh tế.
Thứ nhất, đối với TCTD và doanh nghiệp
Hoạt động cho vay của TCTD gặp rủi ro khi khách hàng không trả nợ hoặc không trả đƣợc nợ, TCTD không thu hồi đƣợc vốn dẫn đến tính thanh khoản của ngân hàng giảm. Khi nợ xấu gia tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều, sẽ ảnh hƣởng xấu đến khả năng thanh toán và tình hình tài chính của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đối với TCTD là chủ thể cấp tín dụng cho nền kinh tế và
các doanh nghiệp là những chủ thể đi vay khi gặp khó khăn trong việc trả nợ thì khi tiến hành hoạt động mua, bán nợ sẽ giúp giải quyết đƣợc những vấn đề sau:
(i) Đảm bảo sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động của các TCTD:
TCTD với tƣ cách là bên bán nợ sẽ nhanh chóng thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, cải thiện tình hình tài chính và sẽ hạn chế những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Qua đó nâng cao tính ổn định cho từng TCTD nói riêng và toàn hệ thống nói chung.
Hoạt động mua bán nợ không chỉ giúp giải quyết bài toán nợ xấu ngân hàng mà còn hỗ trợ doanh nghiệp cân đối lại tình trạng tài chính, làm tăng thanh khoản cho cả nền kinh tế. Bởi vì, nếu tài chính không đƣợc làm “sạch”, doanh nghiệp sẽ ở mãi trong vòng luẩn quẩn: nợ xấu, lãi vay lớn, kinh doanh yếu kém và không có dòng tiền mới để tái đầu tƣ. Bản thân ngân hàng cũng không thể thu hồi đƣợc các khoản nợ và nếu để tự xử lý thì ngân hàng vừa mất thời gian. lại không có chuyên môn sâu để tối đa hóa giá trị thu hồi. Trong suy thoái, giá trị tài sản cầm cố bị định giá thấp và nợ xấu thƣờng mất giá nhanh, vì thế mua bán nợ là một công cụ hữu hiệu để vừa giúp duy trì tình trạng “sống” cho tài sản, vừa giúp ngân hàng chuyển hóa “vốn chết” thành “vốn sống”.[24] Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, giảm chi phí cấp tín dụng của TCTD cho doanh nghiệp và hỗ trợ về công tác quản lý cho doanh nghiệp.
Khi cho vay các TCTD đều quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng thu hồi vốn và nếu tình trạng nợ đọng vốn vay hoặc chiếm dụng vốn diễn ra phổ biến thì ngân hàng buộc phải thắt chặt các điều kiện cho vay và áp dụng những biện pháp bảo đảm cho khoản vay. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tƣ. Nếu hoạt động mua, bán nợ đƣợc thực hiện hiệu quả sẽ đảm bảo hơn cho khả năng thu hồi vốn của TCTD thì các điều kiện cho vay và các biện pháp bảo đảm sẽ nới lỏng hơn giúp doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí thấp nhất đồng thời TCTD sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tƣ vấn, quản lý vốn hiệu quả. Hoạt động mua, bán nợ thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để đƣợc trở lại tiếp tục vay
vốn, tiếp tục hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh.
(ii) Nâng cao chất lƣợng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hoạt động mua bán nợ không chỉ giúp giải quyết bài toán nợ xấu ngân hàng mà còn hỗ trợ doanh nghiệp cân đối lại tình trạng tài chính, làm tăng thanh khoản cho cả nền kinh tế. Bởi vì, nếu tài chính không đƣợc làm “sạch”, doanh nghiệp sẽ ở mãi trong vòng luẩn quẩn: nợ xấu, lãi vay lớn, kinh doanh yếu kém và không có dòng tiền mới để tái đầu tƣ. [ 25]
Thứ hai là, đối với bên bán nợ
Là một trong những chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán, nợ, hoạt động giao dịch mua, bán nợ nó đƣợc xem là công cụ quản lý rủi ro đối các khoản nợ có “xấu”. Nên, việc bán các khoản nợ này làm cho tài sản “có” của bên bán đƣợc lành mạnh hoá, nếu giá bán có thấp hơn mệnh giá, thì sự tổn thất đó đƣợc coi là giá của sự chuyển đổi tích cực cơ cấu đầu tƣ; giúp bên bán thu hồi vốn nhanh, tránh ứ đọng vốn, tạo nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực khác, chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ và bên bán nợ có thể thu hồi vốn nhanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Khi bên bán nợ có một cơ hội làm ăn kinh doanh có lợi hơn nhƣng họ lại chƣa thu hồi đƣợc vốn từ thƣơng vụ kinh doanh trƣớc (nợ quá hạn nhưng bên nợ chưa có khả năng thanh toán và nợ
chưa đến hạn đòi) họ có thể bán khoản nợ đó cho các tổ chức mua nợ để thu hồi
vốn trƣớc để về đầu tƣ thƣơng vụ khác; trong hoạt động kinh doanh nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết, thông qua mua, bán nợ có thể đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu về vốn.
Thứ ba, đối với bên mua nợ
Mục tiêu trƣớc hết mà bất kỳ chủ thể kinh doanh nào cũng muốn đạt đƣợc đó là tìm kiếm lợi nhuận, do đó mục đích của bên mua nợ khi tham gia vào hoạt động mua, bán nợ là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Bên mua nợ, mua quyền thu nợ và sẽ bỏ ra một khoản tiền hôm nay để sau này họ sẽ hƣởng một khoản phí hay chênh lệch giữa số tiền bỏ ra và khoản sẽ thu về sau này.
Bên mua nợ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động mua bán nợ, là yếu tổ để hình thành nên thị trƣờng mua bán nợ. Bên mua nợ sẽ tiến hành đánh giá, xem
xét khoản nợ trên nhiều phƣơng diện để mua nợ và thực hiện những biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Bên mua nợ có thể đầu tƣ vào doanh nghiệp mắc nợ, tài sản bảo đảm khoản nợ để thu hồi vốn và kiếm lời. Hoạt động mua, bán nợ phát triển sẽ tạo ra một kênh đầu tƣ hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ có tiềm lực, thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng này và thông qua các nhà đầu tƣ này mà nguồn vốn của TCTD đƣợc khơi thông, hạn chế rủi ro thanh khoản và cải thiện khả năng thu hồi vốn đối với những khoản nợ xấu.
Thứ tư, đối với nền kinh tế
Hoạt động mua, bán nợ đƣợc thực hiện hiệu quả sẽ giúp luân chuyển nhanh nguồn vốn vay, cũng nhƣ chuyển nguồn vốn vay ra khỏi khu vực yếu kém và tái phân bổ đến các khu vực sử dụng có hiệu quả hơn. Hoạt động mua, bán nợ xấu giúp khai thông và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Xử lý các khoản nợ xấu sẽ giúp tăng cƣờng khả năng ứng phó của nền kinh tế trƣớc những trào lƣu toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính mang lại đồng thời giúp cho các TCTD và doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính của mình, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.