Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động mua, bán nợ của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 07 (Trang 80 - 84)

Các TCTD khi tiến hành hoạt động mua, bán nợ phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn trong quá trình giao dịch đặc biệt là bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn.

Vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng và là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng. Vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ vƣơn ra thị trƣờng thế giới và đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Theo quy định của luật pháp và các quy chế về an toàn ngân hàng của nhiều nƣớc, phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh của một ngân hàng phụ thuộc vào quy mô của vốn tự có. Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là một chỉ tiêu để quản lý an toàn ngân hàng là tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ này đƣợc xác định trên cơ sở vốn tự có so với tài sản có quy đổi theo tỷ trọng rủi ro của từng loại tài sản. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tƣ số 13/2013/TT – NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, thì TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của TCTD (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ), trong khi đó nhiều nƣớc đã cho áp dụng Basel II theo mức an toàn vốn tối thiểu là 12%. Năm 2006, Chính phủ ban hành Danh mục mức vốn pháp định của TCTD kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ – CP ngày 22/11/2006, quy định đối với các NHTM, mức vốn pháp định áp dụng cho đến 31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng.

Thực tế thời gian qua một số NHTM bất chấp quy tắc về an toàn vốn, về quản trị rủi ro để đạt tốc độ tăng trƣởng tín dụng tới hàng chục phần trăm mỗi năm, kể cả cấp tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro cao nhƣ chứng khoán và bất động sản. Điều này, đã dẫn tới nợ xấu ở các ngân hàng tăng rất nhanh và nhiều ngân hàng nhỏ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nợ xấu càng lớn thì nhu cầu vốn để tăng trích lập dự phòng càng cao dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh toán và thiếu thanh khoản của ngân hàng càng cao. Khi ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán đã khó thì sẽ không tìm đƣợc nguồn vốn cho trích lập dự phòng dồi dào nhằm giảm bớt nợ xấu. Hệ quả, của vấn đề này là tại một số NHTM số tiền trích lập dự phòng rủi ro hàng năm thƣờng chỉ bằng 30% số dƣ nợ xấu.

Hệ thống ngân hàng ƣớc tính hơn 70% tổng tài sản của hệ thống tài chính Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trƣờng vốn chƣa thật sự phát triển thì hệ thống

ngân hàng đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng phục vụ tăng trƣởng kinh tế. [39] Thực tế cho thấy việc bán các khoản nợ xấu thông thƣờng chỉ thu lại đƣợc 40% – 70% giá trị thực tế của khoản nợ xấu vì vậy đây chỉ là giải pháp tình thế của TCTD để làm sạch bảng cân đối tài chính, thu hồi lại một phần vốn, góp phần đảm bảo an toàn cho các ngân hàng. Với 30-40% chiết khấu giá, chắc chắn nợ xấu Việt Nam rất hấp dẫn. Có nhiều nhà đầu tƣ đang quan tâm mua nợ xấu của Việt Nam vấn đề chỉ còn là giá bao nhiêu. Nếu chúng ta bán với giá 70% - mức giá mà VAMC trƣớc đây đã mua và nay đang chào bán, thì mức giá đó đối với họ không hấp dẫn, thậm chí tƣơng đối cao, vì họ biết rằng chất lƣợng các tài sản bảo đảm không phải là hoàn toàn tốt.

Theo quy định tại Điều 18 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN về việc quản lý đối với các khoản nợ đã mua, bán thì:

Các khoản nợ đã mua về đƣợc các tổ chức tín dụng quản lý, phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành của NHNN và đƣợc tính vào tổng dƣ nợ cho vay phải khống chế theo giới hạn vốn tự có của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.

Đối với các khoản nợ đƣợc bán theo thỏa thuận bán nợ có truy đòi, thì tổ chức tín dụng bán nợ có truy đòi vẫn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành của NHNN đối với khoản nợ đó, trừ các khoản nợ đã đƣợc tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang đƣợc hạch toán theo dõi ngoại bảng.

Trong trƣờng hợp các bên mua, bán nợ thỏa thuận bên bán nợ sẽ mua tại khoản nợ đã mua, bán, thì trong thời gian khoản nợ đó thuộc quyền sở hữu của bên nào (bên mua hoặc bên bán), thì bên đó thực hiện quản lý, phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Hoạt động mua, bán nợ của các TCTD tại Việt Nam đã đƣợc thực hiện trong thời gian không lâu, hiệu quả thực hiện chƣa cao, mặc dù vậy, quy định về xử lý nợ xấu đã giúp các TCTD giảm bớt các khoản nợ xấu, song mua bán, nợ xấu của TCTD nhiều bất cập phát sinh đòi hỏi pháp luật cần phải hoàn thiện. Hiện nay, hoạt động mua, bán nợ chủ yếu chịu sự điều chỉnh của Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, tuy nhiên, Quyết định này vẫn chỉ giới hạn ở quy định mang tính quy trình đối với hoạt động mua, bán nợ mà chƣa quy định mang bắt buộc các TCTD phải bán nợ xấu khi nợ xấu vƣợt quá tỷ lệ qui định hoặc kéo dài quá thời hạn cho phép mà không xử lý sẽ gây lãng phí nguồn lực xã hội; việc định giá các khoản nợ xấu phức tạp, chƣa có một hệ thống để đánh giá chuẩn giá trị khoản nợ; phạm vi hoạt động và quy mô của các công ty mua, bán nợ hiện hành chƣa đáp ứng nhu cầu mua bán, nợ hiện nay. Việc thiếu những quy định nhƣ vậy cùng với trình tự, thủ tục xử lý nợ xấu rất khó khăn từ việc lập hồ sơ, khởi kiện đến việc thi hành án kéo dài, phức tạp đã làm cho những nhà đầu tƣ chuyên nghiệp không muốn tham gia vào thị trƣờng mua, bán nợ. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ của các TCTD cho phù hợp với các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÁP LUẬT HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN NỢ CỦA CÁC TCTD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 07 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)