Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 07 (Trang 88)

các TCTD ở Việt Nam

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy chế mua, bán nợ: Cần sớm ban hành Thông tƣ mua, bán nợ thay thế cho Quy chế mua, bán nợ hiện nay, theo đó quy định rõ việc định giá của các khoản nợ xấu phải do tổ chức có chức năng định giá thẩm định. Nhƣ vậy, việc xác định giá trị của các khoản nợ xấu sẽ chính xác, hạn chế tranh chấp phát sinh khi mua, bán nợ.

khái niệm mua, bán nợ chƣa đƣợc xây dựng đầy đủ, khái quát đƣợc hoạt động mua,

bán nợ của TCTD. Vì vậy, khái niệm này có thể đƣợc xây dựng nhƣ sau:

“Hoạt động mua, bán nợ của TCTD là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nợ xấu được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng bằng văn bản, theo đó quyền đòi nợ của TCTD (và tài sản bảo đảm của khoản nợ nếu có) được chuyển giao cho bên mua nợ, còn bên mua nợ có nghĩa vụ thanh toán tiền cho TCTD theo thỏa thuận”.

Thứ hai, để thị trƣờng mua, bán nợ phát triển cần có cơ chế thị trƣờng để đấu giá các khoản nợ. Muốn nhƣ vậy trƣớc hết phải có những quy định minh bạch hoá các khoản nợ xấu. Vì thực tế nợ xấu của các ngân hàng đƣợc công bố mỗi cơ quan một số khác nhau. Pháp luật hiện hành nên có quy định về quyền đƣợc tiếp cận thông tin của bên mua đối với khoản nợ xấu của ngân hàng và doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng. Nếu thông tin về các khoản nợ xấu, đƣợc minh bạch sẽ thu hút các chủ thể trong và ngoài nƣớc tham gia mua, bán nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.

3.2.1. Về các chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ

Đối với bên bán nợ: Bổ sung đối tƣợng áp dụng: Bên bán nợ là các TCTD (hoặc thông qua các công ty AMC trực thuộc) là chủ thể tham gia với tƣ cách là bên bán nợ. Cần bổ sung đối tƣợng áp dụng là các Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động theo theo Luật các TCTD. Ngày 2/2/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã ban hành Quyết đi ̣nh số 103/QĐ-NHNN về viê ̣c sƣ̉a đổi bổ sung Giấy phép của Ngân hàng Crédit Agricole Corporate and Investment chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuâ ̣n viê ̣c bổ sung nghiê ̣p vụ “mua, bán nợ” vào nô ̣i dung hoạt đô ̣ng ghi tại Điều III Giấp phép hoạt đô ̣ng chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài số 02/NH-GP ngày 01/4/1992 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng Crédit Agricole Corporate and Investment chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2. Đối với bên mua nợ

khai thác tài sản trực thuộc các NHTM (AMC), công ty VAMC; Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệpNN ( DATC), các nhà đầu tƣ.

+ Các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng

thương mại (AMC).

Bên cạnh vai trò của các ngân hàng, thì vai trò của các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM (AMC) cũng góp phần quan trọng trong việc xử lý nợ. Nhƣ đã phân tích tại Mục 2.1.2 ở Chƣơng II Thực trạng pháp luật về mua, bán nợ của các TCTD, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM (AMC), thì hiện nay các AMC trực thuộc các NHTM hoạt động chƣa đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình và thực tế vẫn chƣa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về cơ chế hoạt động cho AMC, các AMC vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Các quy định pháp luật cho hoạt động mua, bán nợ của mô hình công ty này chƣa có, hoạt động còn đơn giản trong nội bộ chủ yếu. Vì vậy, NHNN cần xây dựng các quy định pháp luật cụ thể về cơ chế hoạt động của các AMC nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm cho khoản nợ, NHNN cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình hoạt động.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ

chức tín dụng Việt Nam (VAMC)

Hiện nay VAMC có quan trò rất quan trọng trong việc xử lý nợ xấu của các TCTD, để giải quyết tốt việc cơ cấu lại khoản nợ xấu trong tƣơng lai một các hiệu quả, thì cần tập trung xử lý tốt một số vấn đề sau:

Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần sớm ban hành, sửa đổi cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho VAMC hoạt động hiệu quả nhƣ: tăng vốn điều lệ cho VAMC để tăng cƣờng năng lực tài chính cho VAMC mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trƣờng; các bộ, ngành liên quan và cơ quan chính quyền địa phƣơng phối hợp, ban hành một số văn bản thuộc thẩm quyền nhƣ: trích lập dự phòng rủi ro, cơ chế về xử lý tài sản bảo đảm, quy định bảo đảm quyền và nghĩa vụ các bên có

liên quan nhất là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đồng thời có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hổ trợ VAMC và áp dụng các biện pháp của pháp luật để thu giữ, kiểm kê tài sản bảo đảm… NHNN phải thƣờng xuyên giám sát, đánh giá, cảnh báo nợ xấu của từng TCTD.

Đối với VAMC cần sớm xây dựng hoàn thiện phƣơng án mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trƣờng; cần hợp tác chặt chẽ với các TCTD và các nhà đầu tƣ để giải quyết vấn đề minh bạch thông tin của khoản nợ, nếu TCTD nào không cung cấp thông tin bên vay nợ thì không mua nợ xấu của TCTD đó; xây dựng kiện toàn văn bản quy định, cơ chế chính sách của mình; xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan kiểm toán.

+ Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp NN (DATC)

Để xử lý thành công và hiệu quả các khoản nợ xấu, thì cần phải khuyến khích hoạt động mua, bán nợ giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc, NHTM và DATC; thực tế công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) mới dừng lại ở việc xử lý nợ giữa các TCTD với nhau, trong khi đó mối quan tâm hiện nay là xử lý nợ xấu giữa doanh nghiệp và TCTD, vì nợ xấu và hàng tồn kho tập trung ở doanh nghiệp. Vì vậy, rất cần thiết sự tham gia của DATC để giải quyết nợ xấu giữa các doanh nghiệp và TCTD. Hoạt động mua, bán nợ giữa DATC và các ngân hàng hiện đang còn những bất cập, vì vậy, cần phải sửa đổi một số vấn đề nhƣ sau:

Thứ nhất là, vấn đề về vốn: Hiện nay, nguồn vốn của DATC còn thấp hơn rất

nhiều so với quy mô nợ xấu của các ngân hàng, nên cần tăng thêm vốn Điều lệ cho DATC để công ty này có đủ năng lực tài chính để tham gia xử lý các khoản nợ lớn. Trƣờng hợp nguồn vốn DATC không đủ để mua nợ xấu gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp, Chính phủ cho phép DATC đƣợc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (và đƣợc Chính phủ bảo lãnh) hoặc cho DATC đƣợc vay vốn có hoàn trả từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ƣơng để thực hiện các biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với xử lý nợ.

Thứ hai là, vấn đề về mô hình mua nợ: Khi mua nợ của các ngân hàng

bán nợ và nó ảnh hƣởng đến dòng tiền trong lƣu thông. Do đó, cần có sự thay đổi trong mô hình mua nợ này, có thể cho DATC phát hành các giấy tờ có giá để mua các khoản nợ xấu của ngân hàng.

Thứ ba là, vấn đề về sử dụng vốn đầu tư của DATC: Hoạt động mua, bán nợ

của DATC đƣợc thực hiện dựa trên sự đánh giá và ra quyết định bởi DATC hoặc theo chỉ định của Chính phủ. Thực tế hiện nay, Chính phủ còn can thiệp quá sâu vào hoạt động này của DATC; việc chỉ định hoạt động mua, bán nợ khiến DATC không chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Để hoạt động mua, bán nợ đƣợc thực hiện hiệu quả, cần thay đổi quy định về tỷ lệ vốn tối thiểu sử dụng cho mua nợ của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc nhằm tăng thêm quyền tự chủ cho DATC trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Các nhà đầu tư

Cần bổ sung vào Thông tƣ thay thế Quyết định số 59/2006/QĐ - NHNN những quy định nhằm bảo vệ hơn nữa quyền của nhà đầu tƣ khi tham gia mua, bán nợ với các TCTD. Ví dụ, nhƣ quyền đƣợc tiếp cận thông tin, quyền yêu cầu cung cấp thông tin về khoản nợ và tài sản bảo đảm (nếu có) của khoản nợ mà bên bán nợ có nhu cầu bán (trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác). Bên bán nợ, khi cung cấp thông tin cần phải trung thực, nếu có sự lừa dối thì ngoài điều chỉnh theo quy định của luật chung, thì có thể bổ sung các hình thức xử lý khác.

Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống pháp lý thông thoáng hơn, hạn chế những thủ tục rƣờm rà, phức tạp nhằm thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng mua, bán nợ xấu ở Việt Nam.

3.3.3. Về khoản nợ được mua, bán, khung giá khoản nợ

Một số nội dung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đƣợc quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN chƣa phù hợp và không đánh giá đƣợc tình hình nợ xấu. Vì, hầu hết các NHTM tại hiện nay đều phân loại nợ dựa vào định lƣợng mà thiếu đi phần định tính nhƣ tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các ngân hàng chỉ xếp phần nợ đến hạn không trả đƣợc nợ vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là

nợ đủ tiêu chuẩn, nhƣng theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả đƣợc thì toàn bộ khoản nợ phải đƣợc xếp vào nợ xấu. Do đó, cần sửa đổi các quy định về phân loại nợ và áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ chung cho các ngân hàng và kết quả phân loại nợ phải có sự tham gia điều tiết độc lập của bên thứ ba là Trung tâm tín dụng (CIC) là việc làm cấp thiết để đánh giá đúng đƣợc giá trị các khoản nợ tại ngân hàng.

Thông tƣ 02/2013/TT – NHNN ra đời thay thế Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN đã có những cách phân loại nợ khác, tiến dần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế. Thông tƣ 02/2013/TT – NHNN bổ sung trƣờng hợp kết quả phân loại nợ có sự điều tiết của bên độc lập thứ ba là Trung tâm Thông tin tín dụng, NHNN (CIC), đảm bảo nguyên tắc cơ bản là một khách hàng trong nền kinh tế chỉ thuộc một nhóm nợ, hoặc thuộc một nhóm xếp hạng tín dụng. Đây là nguyên tắc quan trọng, chi phối các vấn đề liên quan nhƣ định hạng tín nhiệm doanh nghiệp, giúp giảm thiểu rủi ro do trình độ thẩm định khách hàng khác nhau giữa các TCTD. Việc phân loại nợ phải có sự kết hợp giữa phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng, trƣờng hợp có sự khác biệt giữa hai phƣơng pháp, cần phải phân loại các khoản vay vào nhóm có rủi ro cao hơn. Bản thân các TCTD cần phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng dựa trên các tiêu chí định tính và định lƣợng, hiệu quả kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải đƣợc cập nhật hàng năm và Thông tƣ này cũng quy định việc áp dụng phân loại nợ chung cho các ngân hàng trong hệ thống.

Sửa đổi các quy định về khung giá khoản nợ, thời hạn bán nợ: Theo Quyết

định 59/2006/QĐ – NHNN thì quy định đối với điều kiện giá khoản nợ thuộc Nhóm 1 còn quy định chung chung chƣa cụ thể, rõ ràng cho phƣơng thức mua, bán nợ nào

hay cả hai, đề nghị sửa đổi theo hƣớng: “Đối với các khoản nợ thuộc Nhóm 1 thì

giá mua, bán nợ trong trường hợp mua, bán nợ thỏa thuận hay giá khởi điểm trong trường hợp bán đấu giá khoản nợ không được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua,

bán”. Đồng thời, cần bổ sung các quy định về khung giá chung cho từng nhóm các

nhóm 5 thì giá trị của các khoản nợ bằng 40% so với giá trị thực tế. Một số ngân hàng hiện đƣa ra mức giá quá cao so với thông lệ quốc tế, khiến cho cung - cầu không thể gặp nhau, dẫn đến tình trạng các khoản nợ xấu bị tồn đọng không thể thể xử lý đƣợc.

NHNN cần quy định khoản thời gian nhất định để các TCTD phải bán nợ: từ 1 năm đến 2 năm, đối với các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4; từ 6 tháng đến 1 năm, đối với các khoản nợ thuộc nhóm 5, tránh trƣờng hợp nhƣ hiện nay có những khoản nợ tồn tại hàng chục năm vẫn bị “treo” không bán và khi các TCTD không xử lý khoản nợ sẽ làm tình hình tài chính ngân hàng không lành mạnh, gây tốn kém nguồn lực xã hội và tăng rủi ro thanh khoản.

Cần có quy định về tiêu chuẩn để định giá khoản nợ: lý do mà, hoạt động

mua, bán nợ chƣa đƣợc thực hiện nhiều trên thực tế, một phần cũng vì giá của các khoản nợ vẫn chƣa đƣợc định giá đúng. Các ngân hàng vẫn đang có quyền tự định giá và với tâm lý không chịu lỗ thì khoảng cách giá so với thực tế còn rất xa vời. Trong khi đó, mỗi ngân hàng lại dựa trên những tiêu chuẩn riêng để định giá khoản nợ. Vì vậy, pháp luật cần quy định những tiêu chuẩn chung về định giá khoản nợ và cũng cần có quy định về sự tham gia của bên thứ ba là tổ chức định giá độc lập. Thông qua hoạt động của tổ chức này sẽ giúp cho khoản nợ đƣợc định giá khách quan hơn, sát với thực tế hơn.

3.3.4. Về phương thức mua, bán nợ

- Trƣờng hợp mua, bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ, ngoài việc thực

hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, cần có các quy định hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản về bán đấu giá khoản nợ.

- Trƣờng hợp mua, bán nợ theo thỏa thuận: nên có những tiêu chuẩn chung trong việc xây dựng quy trình mua, bán nợ để các bên dễ dễ dàng tiếp cận và thực hiện mua, bán nợ thuận lợi hơn.

3.3.5. Về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam Việt Nam

Thứ nhất, vấn đề về sở hữu bất động sản, thì cơ quan quản lý nhà nƣớc cần

có cơ chế giải quyết minh bạch về thông tin trên giấy tờ sở hữu tài sản, tránh tình trạng mập mờ về xác định sở hữu riêng, chung đối với tài sản trên giấy tờ sở hữu.

Thứ hai, các ngân hàng cần phải hoàn thiện quy trình, hệ thống cơ chế chính

sách, công cụ quản lý tài sản bảo đảm trong nội bộ ngân hàng hàng. Không nên dựa hoàn toàn vào các văn bản pháp luật quy định vì thực tế diễn giải và quy nạp các vấn đề pháp luật phụ thuộc vào các chính sách, quy trình, mẫu biểu của ngân hàng và cần nhận thức các công cụ pháp luật đôi khi không theo kịp diễn biến thực tế, ngân hàng nên xác định các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm theo rủi ro của ngân hàng tại từng thời điểm.

Về mặt pháp lý, cần thừa nhận quyền xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, tránh mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Nên coi đó là quyền mặc nhiên của ngân hàng và có cơ chế bảo đảm cho quyền này đƣợc thực thi. Tại một số nƣớc khi đã có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 07 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)