Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN, nội dung hợp đồng mua, bán nợ bao gồm các nội dung chính sau:
Tên, địa chỉ của các bên tham gia có liên quan đến hợp đồng mua, bán nợ;
Các chủ thể liên quan đến hợp đồng mua, bán nợ gồm: Tên, địa chỉ của bên bán nợ và bên mua nợ; tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan tới khoản nợ đƣợc mua, bán. Các chủ thể này phải đƣợc xác định rõ danh tính, tƣ cách pháp nhân, địa chỉ và số tài khoản (nếu có) mục đích nhằm phòng ngừa và hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mua, bán nợ.
Về giá trị khoản nợ được mua, bán tại thời điểm giao dịch;
Theo điều khoản này quy định, các bên phải thỏa thuận về tổng giá trị nợ gốc, nợ lãi (kể cả lãi phạt) và các chi phí khác (nếu có) mà bên nợ phải trả tại thời điểm khoản nợ đƣợc TCTD bán cho nhà đầu tƣ.
Điều khoản về giá mua, bán nợ và phương thức thanh toán;
Giá mua, bán nợ do các bên tự thỏa thuận với nhau trên cơ sở các thông tin về khoản nợ, tình trạng thực tế của doanh nghiệp khách nợ và các tài sản bảo đảm có liên quan. Nhƣ đã phân tích ở phần trên, ngân hàng khi có nhu cầu bán nợ có thể tiến hành phân tích, xem xét và định giá khoản nợ hoặc thông qua một tổ chức định giá chuyên nghiệp để đƣa ra đƣợc giá trị khoản nợ. Khi ngân hàng đƣa ra một mức
giá sơ bộ về khản nợ thì đó sẽ là căn cứ để khi mua, bán nợ; theo phƣơng thức thỏa thuận bên mua nợ xem xét có thể mua hay không mua hoặc nếu mua, bán thông qua phƣơng thức đấu giá, thì đó sẽ là mức giá sàn.
Đồng tiền đƣợc sử dụng trong mua, bán nợ là đồng tiền của khoản nợ đƣợc mua, bán, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác và cũng là đồng tiền đƣợc bên mua nợ dùng để thanh toán cho TCTD. Số tiền trong hợp đồng mua, bán nợ là khoản tiền đƣợc ghi cụ thể bằng chữ và ghi bằng số, thể hiện giá trị nghĩa vụ tài sản của bên nợ đối với bên bán nợ. Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo quy định chung đã đƣợc thừa nhận trong giao dịch thanh toán tránh sự hiểu nhầm hay giải thích không có lợi cho các bên. Trị giá đƣợc ghi bằng chữ và đƣợc ghi bằng số trong hợp đồng mua, bán phải thống nhất với nhau, nếu trƣờng hợp không có sự thống nhất thì có thể coi số tiền ghi bằng chữ là có giá trị. Phƣơng thức thanh toán, do các bên tự thỏa thuận với nhau có thể thanh toán hết một lần hoặc thanh toán thành nhiều đợt và phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nƣớc Việt Nam.
Điều khoản về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN thì: “Toàn
bộ quyền và lợi ích gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ được mua, bán như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh được giữ nguyên hiện trạng và được bên bán nợ chuyển
giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ.” Nhƣ vậy, việc chuyển giao
khoản nợ đƣợc tiến hành song hành với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan đến khoản nợ (kể cả các quyền gắn liền với các biện pháp bảo đảm cho khoản nợ).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN thì:
“Trường hợp hai bên mua, bán nợ có sự thỏa thuận về việc điều chỉnh các bảo đảm cho khoản nợ thì phải được sự chấp thuận của bên nợ và các bên liên
quan”. Theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN về quyền
và nghĩa vụ của bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ, thì bên nợ và bên bảo
sang bên mua nợ”. Trong trƣờng hợp, bên nợ không đồng ý với việc điều chỉnh các biện pháp bảo đảm cho khoản nợ thì đƣợc giải quyết nhƣ thế nào? hiện nay pháp luật chƣa có quy định; trong quan hệ cho vay các TCTD có rất nhiều lợi thế so với khách hàng đi vay. Vì vậy, tác giả cho rằng cần có những quy định để bảo vệ cho bên yếu thế hơn khi bên cho vay chuyển nhƣợng khoản nợ cho bên thứ ba.
Điều khoản về các điều kiện và giá mua lại khoản nợ trong trường hợp bán nợ có truy đòi, trường hợp bán một phần khoản nợ và trường hợp bán khoản nợ cho vay hợp vốn qui định tại Điều 9 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN:
Theo quy định tại Điều 9 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN thì: “Trường
hợp bán nợ có truy đòi, thì bên bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận với nhau về điều kiện thực hiện quyền truy đòi của bên mua nợ đối với bên bán nợ, quyền và nghĩa
vụ cúa các bên trong hợp đồng mua, bán nợ”. Thông thƣờng, các khoản nợ đƣợc
TCTD chào bán thƣờng có giá trị lớn, vì vậy để tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tƣ khi tham gia vào giao dịch này thì một khoản nợ có thể đƣợc bán một phần hoặc toàn bộ tùy thuộc vài khả năng và tài chính của bên mua nợ. TCTD và nhà đầu tƣ tự thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia mua, phƣơng thức mua, bán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ, đây là quy định mở của pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên khi tham gia giao dịch mua, bán nợ. Đối với những khoản nợ cho vay hợp vốn, giá trị khoản vay rất lớn, chủ thể trong quan hệ cho vay này phức tạp hơn, vì vậy, khi bán khoản cho vay hợp vốn thì sẽ có nhiều chủ thể tham gia, do đó, các bên nên thận trọng trong việc thoả thuận với nhau về phƣơng thức mua, bán nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ để tránh những tranh chấp có thể xảy ra.
Điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp:
Tại Điều 17 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, quy định “Trong hoạt động
mua, bán nợ, nếu xảy ra tranh chấp, thì trước hết giải quyết thông qua đàm phán của các bên liên quan. Trường hợp không giải quyết được thông qua đàm phán, thì các bên khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật.”
trò rất quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho các bên khi tham gia vào thị trƣờng mua, bán nợ; là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động này. Tuy nhiên, do hoạt động mua, bán nợ tiềm ẩn rủi ro rất lớn nên pháp luật cần có những quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia vào giao dịch này. Các quy định pháp luật phải cụ thể rõ ràng, tránh sự giải thích pháp luật khác nhau, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể gặp phải trong quá trình giao dịch và tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng và các nhà đầu tƣ trong quá trình tham gia mua, bán nợ.