3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD ở Việt Nam Việt Nam
Thứ nhất là, phải hoàn thiện pháp luật về phát triển hệ thống ngân hàng phù hợp với quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc; pháp luật về mua, bán nợ xấu của các TCTD ở Việt Nam phải đƣợc xây dựng đảm bảo sự phù hợp với quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Trong những năm qua Nhà nƣớc đã linh hoạt ban hành nhiều văn bản có tác động tích cực đến sự phát triển của hệ thống NH: Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 của Thống đốc NHNN chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013, đề án tái cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015… thành lập Công ty quản lý tài sản VAMC và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho công ty này hoạt động và bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nhằm phát huy những kết quả đạt đƣợc, Nhà nƣớc cần tiếp tục kiện toàn hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán, nợ xấu của NHTM, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động mua, bán nợ xấu trong thực tiễn.
Thứ hai là, phải hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu phù hợp với thông lệ quốc tế: Bên cạnh, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, cần thiết phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về mua, bán nợ xấu của TCTD ở Việt Nam phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là chuẩn mực về nợ xấu, các yêu cầu về bảo an toàn trong hoạt động NH… Để đạt đƣợc mục tiêu đó, cần phải nghiên cứu, nắm vững các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này, bên cạnh đó cần vận dụng linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, từng bƣớc tiếp cận với
3.1.1. Căn cứ vào tình hình nợ xấu ngân hàng
Ngày 15/2/2014, Chánh Thanh tra NHNN, Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết con số nợ xấu cập nhật tính đến hết năm 2013 là 5,56%. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau đó, NHNN thông báo, báo cáo của các NHTM cho biết, tỷ lệ nợ đến hết năm 2013 xuống chỉ còn 3,63%. Cũng theo số liệu của NHNN, tính tới hết tháng 2/2014, nợ xấu trong toàn hệ thống là 308.000 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 9,71%. Vậy nhƣng, tại buổi họp báo thƣờng kỳ tháng 4/2014, NHNN đã chính thức công bố con số nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD tính đến cuối tháng 2/2014 là 3,86% tổng dƣ nợ, tƣơng đƣơng 122.000 tỷ đồng.
Trƣớc đó, hồi tháng 2/2014, khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s công bố báo cáo triển vọng về hệ thống ngân hàng 2014, trong đó đánh giá tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ít nhất phải chiếm 15%. Ngay sau báo cáo của Moody’s, NHNN đã có ý kiến cho rằng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu khả quan. Đến cuối tháng 12/2013, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm mạnh về mức 3,63% tổng dƣ nợ. Còn nếu tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu đƣợc cơ cấu lại theo Quyết định 780/2012/ QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9%. [41]
Nợ xấu giảm chủ yếu do các TCTD đã tích cực tự xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro tín dụng và thực hiện Thông tƣ 02/2013/QĐ – NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN ban hành ngày 25/4/2007 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân lợi nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
Năm 2013, nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận thuần ở mức khá cao, vƣợt kế hoạch đề ra, nhƣng do yêu cầu của NHNN buộc các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ để xử lý nợ xấu, nên lợi nhuận trƣớc thuế sau dự phòng nằm ở mức thấp. Ở nhóm các NHTM nhà nƣớc, theo báo cáo tài chính BIDV đạt lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc dự phòng rủi ro 11.846 tỷ đồng, nhƣng sau khi
trích lập dự phòng đến 6.536 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế chỉ còn 5.311 tỷ đồng. Theo đó, Vietcombank đã phải trích lập dự phòng rủi ro đến 3.544 tỷ đồng, kéo giảm lợi nhuận trƣớc thuế chỉ còn 5.744 tỷ đồng. VietinBank cũng thông báo trích lập dự phòng khoảng 4.123 tỷ đồng, nên lợi nhuận trƣớc thuế cả năm chỉ đạt 7.753 tỷ đồng [33]
Năm 2013, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý 30% tổng nợ xấu, tƣơng đƣơng 100.000 tỷ đồng và năm 2014 dự kiến sẽ xử lý phần lớn số còn lại. Nhƣ vậy, cuối 2014 nợ xấu toàn hệ thống có thể ở mức 3-3,5%.
Trƣớc đó, tại buổi họp báo “Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2014” Vụ Trƣởng Vụ chính sách Tiền tệ Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến hết tháng 10/2013 các TCTD trên toàn quốc đã trích lập dự phòng rủi ro và đã chủ động xử lý
nguồn này đƣợc 105,9 tỷ đồng nợ xấu. Có thể thấy rằng, việc các ngân hàng trích
lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu không phải là một biện pháp tối ƣu, giúp giải quyết đƣợc tận gốc nợ xấu. Nhƣ lời Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Quyền Chánh thanh
tra giám sát NHNN thì: “ Dự phòng rủi ro và tài sản bảo đảm sẽ giúp cho nợ xấu
không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các TCTD. Thế nhưng, việc một khoản tiền lớn lên tới trên 200 nghìn tỷ đồng không thể đưa vào lưu thông, bị chôn ở các tài sản bảo đảm sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn
như hiện nay”. Vì vậy, cần có những biện pháp khác để giải quyết đƣợc triệt để vấn
đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
3.1.2. Giải quyết bất cập của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các TCTD hiện nay hiện nay
Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN của NHNN đã ban hành kèm Quy chế mua, bán nợ của các TCTD là cơ sở pháp lý để các bên tham gia vào hoạt động mua, bán nợ; và là công cụ để Nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua, bán nợ, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, nội dung các quy định tại Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hƣởng tới hoạt động mua, bán nợ của các TCTD và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động này với một số nội dung sau:
Thứ nhất, chƣa có các quy định hƣớng dẫn thi hành Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN và các quy định của văn bản này chủ yếu mang tính quy trình chứ không mang tính bắt buộc. Vì các TCTD không bắt buộc phải bán nợ, do đó mà tỷ lệ nợ xấu vẫn tồn tại ở mức cao, bên mua nợ khó tiếp cận đƣợc những khoản nợ này.
Thứ hai, các quy định về chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ có những
điểm chƣa phù hợp nhƣ: (i) quy định về đối tƣợng áp dụng thì theo Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN chƣa có quy định về đối tƣợng là các Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, điều này, đã làm hạn chế sự tham gia của chủ thể này trong hoạt động mua, bán nợ. (ii) đối với đối tƣợng là nhà đầu tƣ cá nhân cần phải thay đổi, vì thực tế hầu nhƣ không phát sinh hoạt động mua, bán nợ giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, đồng thời để góp phần đảm bảo khả năng, trách nhiệm quản lý khoản vay khi bên mua thực hiện mua khoản nợ về. Vì vậy, trong Thông tƣ mới sửa đổi, bổ sung Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN đề nghị không nên quy định bên mua nợ là cá nhân, nhằm tăng trách nhiệm của các bên tham gia mua, bán khoản nợ.
Thứ ba, về phạm vi mua bán, bán nợ. Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN
chƣa quy định “trường hợp không được mua, bán khoản nợ khi khoản nợ hoặc các
biện pháp bảo đảm cho khoản nợ đang có tranh chấp, khiếu kiện,” để đảm bảo
trách nhiệm của bên bán đối với khoản nợ khi thực hiện bán nợ phải bổ sung quy định nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho bên mua nợ trong trƣờng hợp mua khoản nợ không có quyền truy đòi.
Thứ tư, về nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ, để đảm bảo tăng trách nhiệm
của các bên tham gia mua, bán khoản nợ. Dự thảo thông tƣ thay thế Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN về Quy chế mua bán nợ của tổ chức tín dụng đang đƣợc lấy ý kiến bổ sung nguyên tắc “Các bên liên quan đến giao dịch mua, bán nợ phải đảm bảo nhận thức đầy đủ các rủi ro khi tham gia giao dịch mua, bán nợ và tự chịu trách nhiệm trong các quyết định liên
quan đến giao dịch mua, bán nợ”.
Thứ năm, các quy định về khung giá bán nợ, thời hạn bán nợ cũng còn nhiều
khiến cho cung – cầu không thể gặp nhau dẫn đến tình trạng các khoản nợ tồn đọng và không đƣợc đƣa vào thị trƣờng; việc qui định về thời gian bán nợ chƣa đƣợc siết chặt do đó, mà có những khoản nợ đƣợc ngân hàng treo hàng “chục năm” không bán khiến tỷ lệ nợ xấu càng cao, ngoài việc qui định ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% phải bán nợ cho VAMC thì nên qui định về thời gian bắt buộc phải bán nợ.
Thứ sáu, các ngân hàng hiện nay vẫn đang đƣợc trao quyền chủ động khi
tham gia hoạt động mua, bán nợ, khiến cho sự kiểm soát của nhà nƣớc sẽ khó khăn, do đó, cần có những quy định về báo cáo thông tin hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài với NHNN, để đảm bảo việc theo dõi, quản lý và hạn chế những hành vi mua, bán nợ vì lợi ích nhóm, trục lợi khác.
Thứ bảy, về quy trình mua, bán nợ. Theo Quyết định số 59/2006/QĐ –
NHNN thì các ngân hàng đƣợc quyền căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế của mình để xây dựng quy trình mua, bán nợ cho phù hợp với Quy chế mua, bán nợ. Với quy định mang tính tùy nghi này nên trên thực tế mỗi ngân hàng có một quy trình mua, bán nợ khác nhau, khiến các nhà đầu tƣ khó tiếp cận với khoản nợ, cần xây dựng một quy trình mua, bán nợ chuẩn để các ngân hàng tham khảo.
Thứ tám, quy định về giá mua, bán nợ là do các bên thỏa thuận, hoặc thông
qua môi giới. Nhƣng trên thực tế thì chủ yếu các ngân hàng thƣờng định giá khoản nợ và đƣa ra mức giá bán; vƣớng hiện nay là giá cả, vì vậy, cần có những quy định về sự tham gia của các tổ chức trung gian thẩm định giá khoản nợ và có thể bắt buộc một khoản nợ thuộc nhóm nợ 3,4,5 phải nhờ tổ chức trung gian định giá.