Quyền và nghĩa vụ của các bên đƣợc xác định bởi hợp đồng mua, bán nợ giữa các bên và theo quy định của pháp luật. Trong thực tế, không thể tiên liệu đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ hợp đồng mua, bán nợ, vì, sự sáng tạo của các bên trong thỏa thuận hợp đồng là vô cùng phong phú và những nội dung thỏa thuận đó thƣờng cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các bên tham gia.
2.6.1. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ
Sau khi mua khoản nợ, bên mua nợ trở thành chủ nợ đƣợc kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoán nợ đã mua; quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia bảo đảm khoản nợ. Trong quan hệ mua, bán nợ, bên mua nợ thực hiện hai việc chính đó là: thanh toán cho bên bán nợ và thu nợ từ bên nợ. Bên mua nợ thực hiện các công việc này dựa trên quyền và nghĩa vụ theo qui định tại Điều 13 Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN. Theo đó, bên mua nợ, yêu cầu bên bán nợ chuyển giao toàn bộ hồ sơ và hoàn tất các thủ tục chuyển giao quyền chủ nợ đối với bên nợ, các bên bảo đảm cho khoản nợ theo hồ sơ mua, bán nợ và các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ; Bên mua nợ có quyền truy đòi thanh toán đối với bên bán nợ khi bên mua nợ không thu hồi đƣợc khoản nợ đã mua theo thỏa thuận quy định tại hợp đồng mua, bán nợ. Pháp luật cũng cho phép bên mua nợ đƣợc hƣởng các quyền và lợi ích khác mà TCTD đƣợc hƣởng theo quy định tại Hợp đồng tín dụng giữa TCTD và bên nợ.
Pháp luật hiện nay chƣa quy định bên mua nợ đƣợc quyền yêu cầu bên bán nợ TCTD cung cấp các thông tin tài liệu liên quan đến khoản nợ, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của bên nợ, chính điều này đã làm hạn chế một phần thông tin liên quan đến việc đánh giá thực trạng khoản nợ của các nhà đầu tƣ; khi nhà đầu tƣ thiếu thông tin sẽ khó mua và mua không đúng thì không thu hồi đƣợc nợ, thì họ sẽ phải gánh chịu những rủi ro (trƣờng hợp mua nợ không có quyền truy đòi). Vì vậy, khả năng tìm hiểu, thu thập và đánh giá thông tin đúng về khoản nợ cũng nhƣ bên nợ là yêu cầu rất cần thiết đối với bên mua nợ. Thƣờng thì các ngân hàng có sự theo dõi và đánh giá khả năng tài chính, khả năng trả nợ của bên nợ, những tài liệu này sẽ rất cần thiết cho các nhà đầu tƣ khi muốn mua khoản nợ. Nhiều quan điểm cho rằng, đề nghị ngân hàng phải cung cấp những tài liệu ấy cho bên mua nợ. Song thực tế, ngân hàng thƣờng chỉ bán những khoản nợ xấu khi không còn cách nào để thu hồi và xử lý đƣợc khoản nợ xấu này sẽ giúp ngân hàng khơi thông một phần vốn, giảm bớt khó khăn của ngân hàng. Nếu một lịch sử, sử dụng vốn và khả năng trả nợ của bên nợ quá kém thì sẽ không có nhà đầu tƣ nào muốn mua nợ, do vậy, về phía ngân hàng thì họ sẽ không muốn cung cấp những tài liệu ấy; còn để bảo vệ nhà đầu tƣ, thì việc cung cấp những tài liệu này là rất cần thiết. Theo quan điểm ngƣời viết, việc đánh giá đúng các khoản nợ và bên nợ là yêu cầu hết sức quan trọng đối với bên mua nợ khi quyết định đầu tƣ. Vì vậy, bên bán nợ và bên mua nợ sẽ thỏa thuận với nhau về việc có cung cấp tài liệu đó hay không? (Trừ trƣờng hợp cung cấp tài liệu mang tính lừa dối thì phải có những chế tài để xử lý đối với hành vi đó, đảm bảo đƣợc quyền của bên mua nợ). Điều này, có thể đƣợc điều chỉnh theo quy định chung của Bộ Luật Dân sự, cần chi tiết hơn thì có thể bổ sung vào các quy định pháp luật về mua, bán nợ.
Trong quan hệ hợp đồng mua, bán nợ, bên mua nợ có trách nhiệm thanh toán cho TCTD theo giá mua, bán nợ. Khi là chủ nợ, bên mua nợ sẽ thực hiện quyền yêu cầu đối với bên nợ bằng giải pháp mà pháp luật cho phép nhƣ: chủ động phát mại tài sản bảo đảm tiền vay; chuyển khoản nợ thành vốn góp đối với bên nợ là doanh nghiệp; khiếu nại đòi tiền; thƣơng lƣợng, hòa giải hoặc khởi kiện bên nợ trƣớc một
cơ quan tài phán có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết… nhằm tạo điều kiện để bên mua nợ tiến hành các biện pháp quản trị nợ hiệu quả buộc Bên nợ phải chịu sự kiểm tra giám sát từ phía bên mua nợ.
2.6.2. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ
Theo quy định tại Điều 14 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, theo đó, bên bán nợ có quyền nhận tiền thanh toán của bên mua nợ theo giá mua, bán nợ đã đƣợc các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ; TCTD có quyền khởi kiện các bên có liên quan vi phạm các cam kết. Bên bán có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ và đúng hạn toàn bộ hồ sơ khoản nợ và quyền đối với các bảo đảm cho khoản nợ đƣợc mua, bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ; chuyển giao tài sản bảo đảm cho khoản nợ (nếu có) và hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác cho bên mua nợ theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ này nhằm bảo đảm quyền và lợi hợp pháp của bên mua nợ. Bên bán nợ, phải bảo đảm tính hợp pháp về quyền sở hữu đối với khoản nợ của bên mua và bảo đảm không bị tranh chấp bởi bên thứ ba. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều hƣớng đến hoàn thành việc chuyển giao khoản nợ cho bên mua.
TCTD Thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên có liên quan khác (bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh, bên thức ba bảo đảm bằng tài sản) về việc mua, bán đối với khoản nợ; đối với khoản nợ có truy đòi thì bên bán phải thanh toán khoản nợ cho bên mua nợ khi bên mua nợ không thu hồi đƣợc khoản nợ đã mua theo thỏa thuận trong trƣờng hợp bán nợ có truy đòi; thanh toán các chi phí (cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.
2.6.3. Quyền và nghĩa vụ của bên nợ và các bên thực hiện biện pháp bảo đảm cho khoản nợ cho khoản nợ
Theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN thì Bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ có quyền khiếu nại, khởi kiện bên bán nợ nếu hợp đồng mua, bán nợ không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đối với khoản nợ đƣợc mua bán và làm phƣơng hại đến lợi ích của bên nợ và các bên liên
quan (nếu có). Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho bên nợ và các bên thực hiện biện pháp bảo đảm cho khoản nợ trƣớc hành vi, vi phạm hợp đồng của TCTD. Theo đó, các TCTD không đƣợc phép đƣa những khoản nợ đã có thỏa thuận
bằng văn bản về việc không đƣợc mua, bán ra bán cho bên thứ ba.
Trách nhiệm của bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ là chấp thuận vô điều kiện việc chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ; Việc chuyển quyền chủ nợ không làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên nợ và các bên liên quan trong hợp đồng tín dụng đã ký với TCTD. Đồng thời bên nợ phải phối hợp với bên bán nợ, bên mua nợ và các bên liên quan để hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác từ bên bán nợ sang bên mua nợ và thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ đã cam kết với chủ nợ.
Đến nay, hơn 10 năm triển khai thực hiện hoạt động mua, bán nợ của TCTD tại Việt Nam thế nhƣng trên thực tế, việc áp dụng các quy định của pháp luật chƣa có những quy định mang tính tổng quan để hoạt động mua, bán nợ đƣợc diễn ra một cách tốt nhất. Mặt khác, pháp luật điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ của TCTD là văn bản tồn tại dƣới hình thức Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN từ năm 2006 đến nay vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành, vì vậy mà chủ thể chƣa tích cực với hoạt động mua, bán nợ, vì tính rủi ro cao cùng với nhiều bất cập trong quá trình thực thi pháp luật. Vì vậy, để khuyến khích các chủ thể tham gia vào thị trƣờng này việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ là rất cần thiết.