Cơ sở của việc kiểm soát mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 26 - 30)

1.4.1. Cơ sở lý luận

Thứ nhất, về mặt y học kỹ thuật, mang thai hộ đƣợc thực hiện trên cơ sở nền

tảng là kỹ thuật TTTON thông thƣờng, nên không phức tạp về mặt kỹ thuật. Ngƣời vợ trong cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ mang thai hộ sẽ đƣợc kích thích buồng trứng, theo dõi và chọc hút noãn. Noãn sẽ đƣợc thụ tinh với tinh trùng của ngƣời chồng để tạo phôi. Phôi có thể đƣợc chuyển ngay vào tử cung ngƣời mang thai hộ đã đƣợc chuẩn bị bằng nội tiết hoặc phôi sẽ đƣợc đông lạnh sau đó đƣợc rã đông rồi cấy vào tử cung ngƣời nhận mang thai hộ vào thời điểm thích hợp. Ngƣời chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải đảm bảo có đủ tinh trùng để TTTON và ngƣời vợ phải có dự trữ buồng trứng đủ để cho việc thực hiện TTTON. [20]

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trong khu vực ban hành riêng Nghị định của Chính phủ quy định về sinh con theo phƣơng pháp khoa học (kỹ thuật hỗ trợ sinh sản). Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản có liên quan đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp cho hoạt động tƣ vấn, khám và điều trị của các cán bộ y tế tƣ vấn đƣợc thuận lợi; các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ đơn thân muốn mang thai có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nghị định cũng đã bao phủ đƣợc hầu hết các vấn đề liên quan đến hỗ trợ sinh sản. Các quy định của Nghị định phù hợp với các bằng chứng khoa học và pháp luật trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Việt Nam có các trung tâm hỗ trợ sinh sản hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai hộ với chi phí hợp lý.

Các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm đầu ngành ở Việt Nam đã thực hiện đƣợc tất cả các kỹ thuật hiện đại trên thế giới. Thậm chí thực hiện một số kỹ thuật mà rất ít trung tâm trong khu vực và thế giới làm đƣợc, nhƣng Việt Nam lại thành công nhƣ kỹ thuật nuôi noãn non trƣởng thành trong ống nghiệm (IVM). Việt Nam là một trong những nƣớc đi đầu về IVM trên thế giới. Bên cạnh đó, các bác sĩ Việt Nam đƣợc đánh giá là có kinh nghiệm chuyên môn cao về thụ tinh trong ống nghiệm. Số ca thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam là nhiều nhất trong khu vực Châu Á

(khoảng 7.000 ca mỗi năm), do đó bác sĩ trong nƣớc có nhiều kinh nghiệm hơn. Hiện nay nhiều bác sĩ và chuyên gia nƣớc ngoài đến Việt Nam để học tập và trao đổi kinh nghiệm về thụ tinh trong ống nghiệm.

Việt Nam có các trung tâm hỗ trợ sinh sản hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai hộ với chi phí hợp lý. Nếu pháp luật Việt Nam kiểm soát tốt việc mang thai hộ thì chắc chắn sẽ hạn chế đƣợc số cặp vợ chồng đi ra nƣớc ngoài để thực hiện các kỹ thuật này. [29]

Thứ hai, về cơ sở pháp lý, pháp luật Việt Nam trƣớc nay chƣa đề cập đến vấn

đề mang thai hộ cho đến khi Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phƣơng pháp khoa học quy định nghiêm cấm mang thai hộ tại Khoản 1 Điều 6. Vì thế mà chƣa có văn bản nào quy định hậu quả pháp lý cũng nhƣ xác định cha, mẹ đứa trẻ đƣợc sinh ra, các quyền nhân thân và quyền tài sản của đứa trẻ với những ngƣời có liên quan (ngƣời mang thai, ngƣời nhờ mang thai hộ). Qua 12 năm thực hiện Luật HN&GĐ 2000 đã cho thấy chế định về mang thai hộ cần phải đƣợc điều chỉnh và quy định rõ ràng nên Quốc hội đã đƣa ra dự thảo Luật HN&GĐ năm 2014 trong đó có các quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ra thảo luận . Luật HN&GĐ Việt Nam (sửa đổi) năm 2014 đã đƣợc thông qua tại Kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội Khoá XIII và có hiê ̣u lƣ̣c thi hành kể tƣ̀ ngày 1/1/2015, chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng đã đƣợc thông qua bắt đầu bƣớc tiến mới về mang thai hộ trong lịch sử pháp luật Việt Nam.

1.4.2. Cơ sở thực tiễn

Mặc dù pháp luật Việt Nam cấm mang thai hộ nhƣng nhu cầu mang thai hộ luôn tồn tại, thậm chí khá phổ biến. Dù chƣa có tổ chức nào tiến hành điều tra và cũng chƣa có số liệu chính thức về số cặp vợ chồng có nguyện vọng nhờ mang thai hộ nhƣng trên các trang mạng xã hội đã có rất nhiều thông tin về sự xuất hiện của các “dịch vụ đẻ thuê” hay “dịch vụ mang thai hộ” nhƣ: Đƣờng dây mang thai hộ, đẻ thuê (tuoitre.vn ngày 12/8/2013) với nội dung: “Có cả một đƣờng dây mang thai hộ và đẻ

thuê do một ngƣời đứng ra tổ chức thực hiện với giá cả mỗi ca lên đến hàng trăm triệu đồng”, Dịch vụ đẻ thuê: 50 triệu đồng/ca (VietBao.vn thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2007) với nội dung là “cò” đẻ và đƣờng dây “thuê bụng” “hợp đồng” thuê đẻ; Bác sĩ tiếp tay đƣờng dây đẻ thuê giá trăm triệu ở Sài Gòn (Xzing.vn) với nội dung: quảng bá đẻ thuê, mức giá trọn gói 400 triệu đồng, thực hiện ở Hà Nội hoặc Thái Lan; Cô gái trẻ tìm ngƣời đẻ thuê giá 300 triệu đồng (soha.vn ngày 11/6/2014); Âm thầm “đẻ thuê chui” giữa lòng Hà Nội (VietNam.net ngày 01/6/2012) viết về cò đẻ thuê ở cổng bệnh viện, dịch vụ tìm ngƣời đẻ thuê trên mạng; Đƣờng dây đẻ thuê “khủng” ở Hà Nội (ngôi sao.net ngày 01/5/2013); đẻ thuê và những bí mật dịch vụ đẻ thuê (chat247.vn)… hay có những tâm sự “Thành tâm nhờ anh chị tìm ngƣời mang thai hộ” (sotaychame.com), “Hội những ngƣời cần mang thai hộ” (webtretho.vn ngày 29/6/2013) , … những tâm sự khẩn thiết mong tìm đƣợc ngƣời và dịch vụ mang thai hô, đẻ thuê xuất hiện không ít trên các forum, trang diễn đàn mạng internet.

Theo báo cáo của Bộ Y tế thì Việt Nam có tỷ lệ vô sinh trong cả nƣớc khá cao, 7,7%, tƣơng đƣơng khoảng 700.000 – 1.000.000 cặp vợ chồng hiếm muộn trong cả nƣớc.

- Trong các nguyên nhân gây vô sinh có nguyên nhân do tử cung ngƣời vợ bị tật bẩm sinh hoặc do các bệnh lý khác khiến cho ngƣời phụ nữ không thể mang thai đƣợc. Mặc dù áp dụng phƣơng pháp sinh con theo phƣơng pháp khoa học, ngƣời chồng có tinh trùng, ngƣời vợ có noãn nhƣng họ cũng không thể có con đƣợc. Họ rất cần ngƣời mang thai hộ để có đƣợc đứa trẻ do chính tinh trùng và noãn của họ tạo nên, đây là nhu cầu chính đáng và cần thiết.

- Việc cho phép mang thai hộ là một giải pháp mang tính nhân văn nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng mà ngƣời vợ không thể mang thai và sinh con để thực hiện đƣợc quyền làm cha, mẹ.

- Nếu không đƣợc quy định trong luật, tức không có sự kiểm soát của pháp luật thì do nhu cầu có con nên họ vẫn thực hiện mang thai hộ và họ làm tại nƣớc ngoài hoặc tại Việt Nam (làm chui) dẫn tới các hậu quả cso thể xảy ra nhƣ:

· Không đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho đứa trẻ và ngƣời mang thai hộ; · Quyền lợi của ngƣời mang thai hộ và quyền lợi của đứa trẻ sẽ không đƣợc đảm bảo;

· Phát sinh tranh chấp vì không có quy định chặt chẽ của pháp luật. [30]

Đến nay có thể khẳng định nhu cầu mang thai hộ là khá phổ biến, việc pháp luật không cho phép mang thai hộ dẫn đến tình trạng bác sỹ tại Việt Nam không dám thực hiện vì sợ vi phạm pháp luật. Trong khi những ngƣời có nhu cầu thì đi tìm dịch vụ chui hoặc ra nƣớc ngoài để thực hiện mang thai hộ. Việc sử dụng dịch vụ chui vừa tốn kém, vừa trái pháp luật mà quyền và lợi ích của ngƣời mang thai hộ, ngƣời nhờ mang thai hộ hay đứa trẻ khi sinh ra cũng không đƣợc bảo đảm. Khi có tranh chấp giữa các bên phát sinh trong dịch vụ chui, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ lúng túng do không biết xử lý tranh chấp nhƣ thế nào và dựa vào đâu để xử lý. Vì vậy mang thai hộ cần đƣợc pháp luật quy định chặt chẽ để kiểm soát, tránh mục đích thƣơng mại đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)