Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 74 - 80)

3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả việc pháp luật kiểm soát mang thai hộ

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Để mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thật sự là giải pháp tốt, hạn chế thấp nhất những tranh chấp có thể xảy ra, nhằm giúp cho các cặp vợ chồng vô sinh đáp ứng nhu cầu có một đứa con theo nguyện vọng chính đáng thì thời gian tới các nhà làm luật cần nghiên cứu và hoàn thiện thêm một số quy định pháp luật. Có nhƣ vậy, pháp luật điều chỉnh về quan hệ mang thai hộ mới có sức sống lâu dài và ổn định, đồng thời nâng cao niềm tin của ngƣời dân vào pháp luật.

Mang thai hộ là một vấn đề rất nhạy cảm, còn nhiều ý kiến xung quanh việc quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong Luật HN&GĐ năm 2014. Dù với bất kỳ quy định nào trong pháp luật đều đòi hỏi yêu cầu cần đƣợc kiện toàn và đầy đủ trên mọi khía cạnh, đặc biệt đối với vấn đề nhạy cảm nhƣ mang thai hộ càng cần có sự toàn diện, cụ thể trong những quy định của pháp luật để mọi ngƣời không còn cảm thấy lúng túng, hoang mang trƣớc vấn đề mới, cái nhìn mới. Qua thời gian nghiên cứu về quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về mang thai hộ, tác giả xin đƣợc đƣa ra một số những kiến nghị pháp luật sau.

Thứ nhất, phải quy định rõ trách nhiệm kiểm soát của các cơ quan hành pháp

trong việc xác nhận những văn bản liên quan để thỏa mãn điều kiện về mang thai hộ. Đối với các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực y tế cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ từng khâu, gắn với trách nhiệm của từng cá nhân.

Chế tài dân sự hiện nay trên thực tế chƣa đủ sức để kiểm soát mang thai hộ, vì vậy cần có các chế tài liên quan về hành chính và dân sự để đảm bảo việc kiểm soát mang thai hộ chặt chẽ và hiệu quả

Thứ hai, phải chăng nên thêm phần quy định trong quá trình thực hiện mang

thai hộ hai vợ chồng không đƣợc phép ly hôn. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại khoản 3 Điều 51: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trƣờng hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dƣới 12 tháng tuổi”. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngƣời phụ nữ mang thai và quyền lợi của đứa trẻ. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp mang thai hộ có đƣợc tính giống nhƣ trƣờng hợp đã quy định tại Điều 51 hay không thì luật lại không nêu rõ. Trong trƣờng hợp mang thai hộ, ngƣời vợ không mang thai mà chỉ có thể trong trƣờng hợp đang nuôi con dƣới 12 tháng tuổi. Theo tác giả, pháp luật cần đƣa trƣờng hợp mang thai hộ vào quy định quyền yêu cầu ly hôn đó là “Trong thời gian thực hiện thỏa thuận mang thai hộ cho đến khi đứa trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ đƣợc 12 tháng tuổi, vợ chồng bên nhờ mang thai hộ không đƣợc quyền yêu cầu ly hôn”. Bởi lẽ, mang thai hộ cần có sự tự nguyện cao giữa vợ chồng bên nhờ

mang thai hộ và ngƣời mang thai hộ. Nếu trong thời gian mang thai hộ mà vợ chồng bên nhờ mang thai hộ có ly hôn sẽ khiến ngƣời mang thai hộ cảm thấy hoang mang, lo lắng có thể ảnh hƣởng tới thai nhi, quyền lợi của đứa trẻ khi sinh ra sẽ không đƣợc đảm bảo, hơn nữa có khả năng việc ly hôn sẽ làm ảnh hƣởng tới các thỏa thuận đã có trong thỏa thuận mang thai hộ biết đâu sẽ ảnh hƣởng tới quyền lợi của ngƣời mang thai hộ.

Thứ ba, Cho phép mang thai hộ là một vấn đề hết sức nhân văn, nhân đạo,

mang lại ý nghĩa rất lớn cho gia đình và xã hội, mặt khác, nó còn liên quan đến vấn đề giống nòi của dân tộc. Pháp luật mới chỉ dừng lại ở những đối tƣợng là những cặp vợ chồng vô sinh mới đƣợc phép nhờ mang thai hộ có lẽ vẫn còn “bỏ quên” hoặc “bỏ sót” một số đối tƣợng nữa. Qua đó cho thấy những đối tƣợng sau đây cần thiết phải đƣợc pháp luật quy định về mang thai hộ điều chỉnh, họ cũng đƣợc phép nhờ ngƣời mang thai hộ khi có nhu cầu:

Đối với những ngƣời độc thân. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều những ngƣời sống mà họ không có nhu cầu hoặc không quan tâm đến đời sống gia đình, không thích sự ràng buộc, sự lệ thuộc bởi hôn nhân, bởi những chuẩn mực của đời sống gia đình, thích cuộc sống tự do, họ đƣợc xã hội gọi là những ngƣời độc thân. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, nhƣng tập trung chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, của tri thức và đâu đó những quan niệm cổ hủ, lạc hậu về gia đình vẫn còn ngự trị dẫn đến nhiều ngƣời không muốn lập gia đình; đặc biệt là quan niệm sống của giới trẻ hiện nay về tự do về sự hƣởng thụ, về cái tôi cá nhân. Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ, thống kê cho thấy số ngƣời độc thân ngày càng gia tăng, tập trung chủ yếu rất nhiều ở tầng lớp lao động trí thức, những ngƣời có điều kiện kinh tế, có địa vị xã hội, một số ít tập trung ở những ngƣời không có điều kiện kinh tế, kém hiểu biết, sống ở những vùng nông thôn. Chƣa có một con số thống kê cụ thể về những đối tƣợng này, nhƣng thực tế cho thấy, phần lớn trong số họ đều mong muốn có con, thể hiện ở việc nhiều ngƣời đã xin con về nuôi, thậm chí là sinh con một mình.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã cho phép phụ nữ độc thân đƣợc phép sinh con bằng phƣơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Họ đƣợc phép xin tinh trùng, sau đó lấy trứng của bản thân minh thụ tinh thành phôi và cấy trở ;ại dạ con của mình. Họ đƣợc phép có con, có quyền có con nhƣ mình mong muốn. Tuy nhiên, nếu bản thân những ngƣời phụ nữ độc thân này có noãn nhƣng noãn của họ không thể phát triển thành phôi hoặc họ mắc một số bệnh bẩm sinh, bệnh di truyền, dị tật, bản thân họ không thể mang thai bình thƣờng đƣợc thì họ vẫn không đƣợc phép nhờ mang thai hộ vì pháp luật hiện hành không cho phép họ mang thai hộ.

Một đối tƣợng nữa là nam giới độc thân, chúng ta có những quy định pháp lý liên quan đến vấn đề có con cho những đối tƣợng là phụ nữ độc thân, nhƣng hiện chƣa có điều luật nào cho phép nam giới độc thân cũng đƣợc phép có con. Điều này là không công bằng, thậm chí có ý kiến cho rằng đó là phân biệt đối xử. Xét ở góc độ sinh học, ở giống nòi, nam giới độc thân cần phải đƣợc bảo vệ nhiều hơn, vì vậy cần phải có cơ chế, có những quy định pháp luật để bản thân họ cũng có quyền có con nhƣ những phụ nữ độc thân.

Do vậy, xét ở khía cạnh xã hội, những vấn đề nhân văn và nhân đạo, những ngƣời độc thân phải đƣợc quan tâm hơn hết. Cho phép đối tƣợng này đƣợc phép có con bằng phƣơng pháp mang thai hộ sẽ góp phần giảm bớt những gánh nặng cho xã hội, đặc biệt khi họ ốm đau, bệnh tật hay khi về già có ngƣời chăm sóc.

Đối với những ngƣời đồng tính, song tính và hoán tính (LGBT). Ở Việt Nam hiện nay chƣa có một con số thực chính xác về số lƣợng ngƣời đồng tính vì chƣa có một sự thống kê chính thức mang tính quy mô và toàn diện. Một nghiên cứu do tổ chức CARE thực hiện ƣớc tính Việt Nam có khoảng 50.000-125.000 ngƣời đồng tính. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trƣờng (ISEE), Việt Nam đang có khoảng 1,6 triệu ngƣời đồng tính, song tính và chuyển đổi giới tính ở độ tuổi từ 15-59. Có thể thấy xu hƣớng đồng tính, song tính và hoán tính ngày càng gia tăng xu hƣớng này ngày càng nhận thấy rõ rệt một phần là do sự đánh giá, nhìn nhận

từ xã hội đã cởi mở và thống thoáng hơn, bản thân những ngƣời thuộc thế giới LGBT cũng tự tin hơn, sống thật hơn, dám khẳng định bản thân hơn, bản thân họ cũng đã thành công trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, công việc, nghề nghiệp và cả những cống hiến của họ cũng đƣợc xã hội thừa nhận và trân trọng. Nhìn nhận về LGBT một cách toàn diện, đặt nó trong các mối quan hệ xã hội khác sẽ thấy nếu pháp luật Việt Nam cũng cho phép những ngƣời thuộc thế giới LGBT có quyền có con theo phƣơng pháp mang thai hộ, điều này cũng phù hợp với mục tiêu của nhà làm luật và cũng phù hợp với chính bản chất của pháp luật là nhân đạo, vì mục đích nhân đạo.

Chúng ta cho phép những ngƣời độc thân, những ngƣời thuộc thế giới LGBT đƣợc quyền có con bằng phƣơng pháp mang thai hộ cũng là thừa nhận và phù hợp với pháp luật của các nƣớc trên thế giới, cũng chính là chúng ta đang tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền cơ bản của con ngƣời trong đời sống thực tiễn. Trong một thế giới xu thế hòa nhập trên nhiều lĩnh vực thì pháp luật cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Thứ tư, cần có những quy định cụ thể hơn để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời

mang thai hộ. Mang thai là cả một quá trình dài, khó khăn, có ảnh hƣởng lớn tới tâm lý, sức khỏe, đời sống của ngƣời phụ nữ. Vì tính nhân đạo cao cả, tính đồng loại mà họ sẵn sàng không vì lợi ích nào giúp đỡ cho ngƣời phụ nữ kém may mắn hơn mình. Vì vậy, những quyền lợi của họ đặc biệt về sức khỏe cần đƣợc đảm bảo. Pháp luật đã quy định những quyền lợi họ cần đƣợc hƣởng trong vấn đề mang thai hộ, tuy nhiên việc giải quyết những điều phát sinh pháp luật lại bỏ ngỏ cho hai bên tự thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận mà không quy định. Những phát sinh có thể xảy ra ảnh hƣởng tới ngƣời mang thai hộ ví dụ nhƣ những biến chứng, sự cố có thể gặp trong thai kỳ hay hậu sinh. Pháp luật cần quy định những quyền lợi cơ bản nhất cho ngƣời phụ nữ mang thai hộ nếu nhƣ gặp phải những sự cố này.

Thứ năm, những quy định cụ thể hơn để đảm bảo việc chăm sóc cho đứa trẻ sau

khi sinh. Pháp luật để lại vấn đề chăm sóc đứa trẻ sau khi đƣợc sinh ra cho hai bên tự thỏa thuận. Có thể có những trƣờng hợp nhƣ bên nhờ mang thai hộ mong muốn con

sinh ra đƣợc dùng sữa mẹ, nhƣng ngƣời phụ nữ mang thai hộ lại không đồng ý. Về những vấn đề liên quan thiết nghĩ, pháp luật không ép buộc nhƣng có thể định hƣớng một số thỏa thuận để hai bên lựa chọn sẽ tránh đƣợc thấp nhất những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa hai bên.

Thứ sáu, Luật HN&GĐ chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, mới

chỉ có những quy định xung quanh vấn đề này mà chƣa có những quy định nếu vi phạm thì sẽ giải quyết nhƣ thế nào. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại, hay những trƣờng hợp mang thai hộ nhƣng vi phạm các quy định về điều kiện mang thai hộ nhƣ ngƣời nhận mang thai hộ không phải là ngƣời thân thích cùng hàng, hoặc không có sự đồng ý của ngƣời chồng bên mang thai hộ, … pháp luật cần bổ sung những quy định để giải quyết những trƣờng hợp này.

Thứ bảy, về việc giao và nhận con giữa các bên trong việc mang thai hộ

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 97 và Khoản 5 Điều 98 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì luật mới chỉ dự liệu đƣợc hai trƣờng hợp giao và nhận con. Thứ nhất, bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con và bên nhờ mang thai hộ cũng không muốn nuôi con. Nếu trƣờng hợp này xảy ra thì bên đƣợc nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con theo quy định tại Khoản 5 Điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Thứ hai, bên đƣợc nhờ mang thai hộ từ chối giao con và bên nhờ mang thai hộ cũng muốn nhận con. Nếu phát sinh trƣờng hợp này thì bên nhờ mang thai hộ sẽ áp dụng Khoản 5 Điều 97 yêu cầu toàn án buộc bên đƣợc nhờ mang thai hộ giao con. Tuy nhiên luật lại chƣa dự liệu trƣờng hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con và bên đƣợc nhờ mang thai hộ đồng ý nhận nuôi con. Theo tác giả cần phải có quy định ghi nhận quyền đƣợc nhận nuôi con của bên đƣợc nhờ mang thai hộ nếu bên nhờ mang thai hộ đã từ chối nhận con và bên đƣợc nhờ mang thai hộ đủ điều kiện nhận nuối con theo quy định tại Luật nuôi con nuôi.

Thứ tám, về mục đích của việc mang thai hộ

Luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và cấm mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại. Tuy nhiên, trên thực tế việc phân biệt hai khái niệm này cũng chỉ

dựa vào một tiêu chí là có hay không việc “hƣởng lợi ích kinh tế và lợi ích khác”. Vì vậy, cần sớm ban hành hƣớng dẫn chi tiết và rõ ràng về nội dung này để hạn chế việc mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại. xảy ra.

Thứ chín, về điều kiện của vợ chồng nhờ mang thai hộ và ngƣời nhận mang thai hộ

Những quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 theo cá nhân tác giả còn ẩn chứa nhiều điểm cần tiếp tục hoàn thiện, nhƣ: các thức thực hiện việc xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc ngƣời vợ không thể mang thai; vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc xác nhận vợ chồng đang không có con chung hoặc xác nhận mối quan hệ thân thích giữa ngƣời nhận mang thai hộ và cặp vợ chồng vô sinh. Để giải quyết các vấn đề này, cần thực hiện cơ sở dữa liệu về hộ tích để kiểm tra thông tin về hộ tịch của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng nhƣ của ngƣời mang thai hộ đƣợc thực hiện chính xác và hiệu quả. Đồng thời cũng phải quy định chế tài để xử lý các trƣờng hợp cố tình vi phạm pháp luật.

Thứ mười, về chế tài xử lý hành vi vi phạm liên quan đến mang thai hộ

Theo quy định tại Điều 100 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về việc xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ thì những hành vi vi phạm có thể xử lý hành chính hoặc hình sự. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện nay vẫn chƣa có nhiều quy định quy định về xử lý hành chính, hình sự đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)