Các quốc gia đã hợp pháp hóa mang thai hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 33 - 39)

1.5. Pháp luật về kiểm soát mang thai hộ ở một số nƣớc trên thế giới

1.5.2. Các quốc gia đã hợp pháp hóa mang thai hộ

Trên thế giới hiện nay nhiều nƣớc, vùng lãnh thổ cho phép mang thai hộ đã quy định cụ thể trong luật nhƣ: Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Hunggari, Canada, Australia, Nam Phi, Brazin, Hy Lạp, Estonie, Equateur, Hong Kong, Ấn Độ, Iran, Nga, Salvador, Ukraine, Pháp và tại Mỹ, một thiểu số bang cho phép mang thai hộ nhƣ bang Arkansas, Californie, Illinois, Nevada, New-Hampshire, Texas, Utah và Virginie.

a. Ở Thái Lan

Ở Thái Lan , mang thai hô ̣ vì mu ̣c đích thƣơng ma ̣i bi ̣ cấm . Ngày 28/11/2014, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu lần một thông qua dự luật cấm dịch vụ mang thai hộ. Dự luật này có hiệu lực từ tháng 6 năm 2015. Trƣớc đó, vụ một cặp vợ chồng ngƣời Australia bỏ mặc con trai bị bệnh Down bẩm sinh cho ngƣời phụ nữ Thái mang thai hộ đã khiến giới truyền thông quốc tế xôn xao và dƣ luận Thái Lan bức xúc . Theo dƣ̣ luâ ̣t này, ngƣời thuê sẽ bi ̣ pha ̣t đến 10 năm tù và /hoă ̣c pha ̣t tiền 200.000 baht, còn ngƣời môi giới sẽ bị pha ̣t đến 05 năm tù và/hoă ̣c bị pha ̣t 100.000 baht. Dự luật là một danh sách các thủ tục để bảo vệ các em bé đƣợc hình thành qua việc mang thai hộ, ngƣời mang thai hộ và kiểm soát mối quan hệ pháp lý giữa ngƣời mang thai hộ, ngƣời mẹ và ngƣời cha của bé.

Dự thảo đã ghi nhận các điều kiện của mang thai hộ, cụ thể:

- Cha và mẹ thật của đứa bé không thể có con đƣợc và muốn có một đứa con bằng cách nhờ một ngƣời phụ nữ khác mang thai hộ. Cặp vợ chồng này phải sẵn sàng

cả tâm lý, tinh thần, và vật chất để trở thành cha mẹ khi em bé ra đời; ngƣời mang thai hộ không phải là mẹ của đứa trẻ đƣợc sinh ra;

- Ngƣời mang thai hộ phải có một đứa con trƣớc khi thực hiện mang thai hộ và nếu đã kết hôn, phải đƣợc sự đồng ý của chồng mình. Ðiều này rõ ràng là rất cần thiết để phòng việc cô và gia đình tuyên bố bất kỳ quyền lợi gì khi em bé ra đời. Mặc dù vậy, cơ quan y tế của Thái Lan vẫn có thể tuyên bố thêm điều kiện và điều khoản theo sự thích hợp và chứng thực của Hội đồng bảo vệ trẻ em.

Theo Dự thảo, hai quá trình mang thai hộ đƣợc cho phép tiến hành là:

(1) Phôi đã đƣợc thụ tinh bằng trứng và tinh trùng của cha mẹ và họ có ý định nhờ ngƣời mang thai hộ; (2) Phôi đã đƣợc thụ tinh bằng tinh trùng và trứng của ngƣời cha và ngƣời mẹ hoặc ngƣời hiến và cặp vợ chồng này có ý định nhờ ngƣời mang thai hộ. Tuy nhiên, ngƣời mang thai hộ không thể sử dụng trứng của chính mình nhƣ trứng của ngƣời hiến. Các điều kiện, điều khoản, và phƣơng thức thanh toán giao dịch để hỗ trợ những ngƣời mang thai hộ trong và ngay sau khi mang thai đều phải đƣợc sự chấp nhận của Hội Ðồng Y tế và Bảo vệ trẻ em.

b. Ở Ukraine

Từ năm 2002, mang thai hộ đã đƣợc công nhận và hoàn toàn hợp pháp tại Ukraine. Ở Ukraine, các phƣơng pháp hỗ trợ sức khỏe sinh sản đã đƣợc đƣa ra trong thập niên tám mƣơi của thế kỷ trƣớc, việc ban hành và thực thi pháp luật quy định về mang thai hộ có ý nghĩa rất lớn nó góp phần hỗ trợ đầy đủ quyền sinh sản của cá nhân. Mang thai hộ đƣợc chính thức quy định bởi Bộ luật Gia đình Ukraine và Lệnh 771 của Bộ Y tế Ukraine. Theo đó, vợ chồng hiếm muộn có thể lựa chọn giữa thai mang thai hộ, hiến trứng hoặc tinh trùng, phôi thai thông qua các chƣơng trình đặc biệt và sự kết hợp của chúng mà không cần có sự cho phép từ bất kỳ cơ quan quản lý. Sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các bên tham gia (ngƣời nhờ mang thai hộ và ngƣời mang thai hộ) trong thỏa thuận mang thai hộ là bắt buộc. Theo luật của Ukraine, ngƣời mang thai hộ không có quyền đối với trẻ em sinh ra và đứa trẻ sinh ra

về mặt pháp lý là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Tên của ngƣời mang thai hộ là không bao giờ đƣợc liệt kê trong giấy khai sinh. Ngƣời mang thai hộ cũng không thể giữ đứa trẻ sau khi sinh. Ngay cả khi một chƣơng trình quyên góp đã diễn ra và không có mối quan hệ sinh học giữa đứa trẻ và cha mẹ nhờ mang thai hộ thì tên của họ vẫn đƣợc ghi trong giấy khai sinh (khoản 3 trong tổng số 123 điều của Bộ Luật Gia Đình của Ukraine. Phƣơng pháp mang thai hộ cũng có thể đƣợc áp dụng với những ngƣời phụ nữ độc thân bằng việc áp dụng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của những ngƣời hiến tặng đã biết hoặc vô danh.

c. Ở Hà Lan, Đan Mạch, Hy Lạp

Tại Hà Lan, quy định cho phép mang thai hộ bằng phƣơng pháp hỗ trợ sinh sản đƣợc quy định tại Luật Y tế năm 1977.

Tại Đan Mạch, mang thai hộ đƣợc đƣa vào trong Luật về con nuôi: ngƣời mẹ đẻ thuê không có nghĩa vụ phải giao đứa trẻ cho cha mẹ thuê đẻ - những ngƣời này cũng không bắt buộc phải nhận đứa trẻ.

Tại Hy Lạp, năm 2005 luật về mang thai hộ quy định ngƣời mẹ mong muốn có con qua phƣơng pháp mang thai hộ phải nộp đơn lên Tòa án, kèm theo giấy chứng nhận vô sinh và điều kiện sức khỏe đảm bảo của ngƣời mang thai hộ.

d. Ở Anh

Tại Anh, việc mang thai hộ bằng phƣơng pháp hỗ trợ sinh sản và cả việc quảng cáo để tìm ngƣời mang thai hộ đều đƣợc cho phép, cụ thể là quy định tại Luật về thụ tinh nhân tạo năm 1994: thừa nhận tính hợp pháp của việc chuyển quyền làm cha mẹ từ ngƣời đẻ thuê sang ngƣời thuê đẻ; quan hệ cha mẹ đƣợc thiết lập bằng quyết định của tòa án sau khi đứa trẻ ra đời, từ yêu cầu của cha mẹ thuê đẻ. Ngƣời mẹ đẻ thuê có 6 tuần để phản đối việc xác định quan hệ cha mẹ này. Bộ Luật Hình sự của Anh nghiêm cấm việc trả tiền cho ngƣời môi giới cha mẹ thuê đẻ và ngƣời mang thai hộ.

Tại Australia, về cơ bản các nội dung về mang thai hộ đã đƣợc pháp điển hóa thành Luật và có sự khác biệt giữa các tiểu bang trong lãnh thổ. Tại một số tiểu bang và thủ đô của Úc, nếu thoả thuận mang thai hộ có tính chất thƣơng mại sẽ bị kết tội hình sự trong khi đó, ở các tiểu bang phía Bắc của Australia không có pháp luật điều chỉnh vấn đề này và không có kế hoạch để giới thiệu pháp luật về mang thai hộ vào Viện Lập pháp trong tƣơng lai gần. Kể từ ngày 01/6/2010 tại Queensland, mang thai hộ nhân đạo là hợp pháp theo Luật Mang thai hộ 2010 No 2. Tuy nhiên, mang thai hộ có tính thƣơng mại vẫn là bất hợp pháp.

Tƣơng tự nhƣ vậy, ở cả hai bang New South Wales và Australian Capital Territory, những trƣờng hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hợp pháp theo Luật Mang thai hộ năm 2010 No 102 và Luật huyết thống năm 2004. Trong năm 2012, Tasmania đã thông qua hai văn bản pháp lý về mặt pháp lý cho phép "mang thai hộ". Hai luật đƣợc gọi là Đạo luật Mang thai hộ số 34 và Mang thai hộ (hậu quả) Sửa đổi Luật số 31, đề xuất mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã đƣợc soạn thảo và thông qua bởi cả hai viện của quốc hội Tasmania - chỉ sau khi xem xét lại các hợp đồng đẻ mƣớn - Đạo luật 1993 số 4 và sau một quá trình tham vấn cộng đồng. Theo đó, ngƣời mang thai hộ phải đáp ứng các điều kiện nhƣ: phải có độ tuổi thích hợp, ít nhất 25 tuổi và đã từng mang thai, sinh đẻ.

Đạo luật mang thai hộ năm 2010 của Australia quy định, việc mang thai hộ đƣợc công nhận nếu giữa ngƣời mang thai hộ và ngƣời nhờ mang thai hộ có thỏa thuận đứa trẻ sau khi sinh ra là con của ngƣời nhờ mang thai hộ, chuyển giao quyền nuôi dƣỡng và giám hộ đứa trẻ cho ngƣời nhờ mang thai hộ; ngƣời nhờ mang thai hộ đồng ý nhận trách nhiệm lâu dài trong việc nuôi dƣỡng và giám hộ cho đứa trẻ. Luật này cũng quy định hậu quả của việc mang thai hộ theo một số nguyên tắc: một là, ngƣời phụ nữ mang thai hộ và chồng của ngƣời phụ nữ này sẽ là bố mẹ hợp pháp của đửa trẻ từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi chuyển giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Do đó, trong quá trình mang thai, tính mạng của đứa trẻ hoàn toàn do ngƣời phụ nữ mang thai hộ quyết định. Nếu ngƣời này muốn từ bỏ đứa trẻ thì việc đó là hợp

pháp. Hai là, theo thỏa thuận giữa hai bên, sau khi đứa trẻ sinh ra mà có bất kỳ sự tranh chấp nào về quyền nuôi dƣỡng hoặc giám hộ cho đứa trẻ thì quyền giám hộ hợp pháp thuộc thẩm quyền của Tòa vị thành niên. Nguyên tắc giải quyết của Tòa vị thành niên là vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ [3]

f. Ở Ấn Độ

Mặc dù vấn đề mang thai hộ vẫn còn gây tranh cãi và bị cấm ở nhiều quốc gia nhƣng ở Ấn Độ mang thai hộ lại phát triển mạnh kể từ khi Tòa án tối cao hợp pháp hóa vấn đề này. Nhằm đẩy mạnh du lịch y tế, từ năm 2002 Ấn Độ đã hợp pháp hóa việc đẻ thuê với kỳ vọng thu đƣợc 2,3 tỉ USD/năm vào năm 2012. Tuy nhiên, chính điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều công ty môi giới hay những cá nhân trung gian đã lừa đảo, đẩy nhiều phụ nữ nghèo vào “nghề” mang thai hộ mà không đƣợc sự bảo vệ cần thiết.

Để ngăn chặn những tệ nạn kể trên, năm 2010, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua dự luật điều chỉnh công nghệ sinh sản có hỗ trợ. Theo luật mới này, tuổi ngƣời mang thai hộ không đƣợc dƣới 21 hoặc hơn 35 nhằm hạn chế tình trạng trƣớc đây, có nhiều ngƣời mang thai hộ ở tuổi vị thành niên hoặc trên 40 tuổi. Nếu đƣơng sự có chồng, họ phải đƣợc sự đồng ý của chồng. Ngƣời mang thai hộ cũng không đƣợc sinh nở quá năm lần, tính cả lần sinh con ruột. Điều khoản này nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh. Riêng mang thai hộ, luật không cho phép thực hiện quá 03 lần cho cùng một cặp vợ chồng. Trong luật cũng quy định rõ chỉ có công dân Ấn Độ mới đƣợc ký hợp đồng mang thai hộ. Không bệnh viện nào đƣợc phép đƣa ngƣời ra nƣớc ngoài để mang thai hộ. Tên tuổi ngƣời mang thai hộ phải đƣợc giữ bí mật tối đa. Đạo luật cũng có một điều khoản quan trọng quy định rằng giấy khai sinh em bé phải ghi tên cha mẹ là ngƣời nhờ mang thai hộ và những ngƣời này phải chấp nhận nuôi dƣỡng đứa bé cho dù gặp phải trƣờng hợp mắc bệnh bẩm sinh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Ở chƣơng 1, tác giả đã nêu ra những vấn đề lý luận chung về mang thai hộ và việc cần thiết kiểm soát bằng pháp luật đối với mang thai hộ bao gồm các nô ̣i dung sau:

Thứ nhất, tác giả đƣa ra cách hiểu mang thai hô ̣ tƣ̀ đó đƣa ra khái niê ̣m mang

thai hô ̣ cũng nhƣ việc kiểm soát mang thai hộ bằng phát luật . Tiếp đó tác giả đánh giá các khái niệm pháp luật quy định nhƣ khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo , khái niệm mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại.

Thứ hai, tác giả nêu ý nghĩa của việc pháp luật kiểm soát mang thai hộ dƣới các

góc độ và cơ sở lý luận cùng cơ sở thực tiễn của việc quy định mang thai hộ.

Thứ ba, tác giả nêu quy đi ̣nh về mang thai hô ̣ trong pháp luâ ̣t mô ̣t số nƣớc trên thế

giới. Qua quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t mô ̣t số quốc gia trên thế giới Viê ̣t Nam có thể ho ̣c tâ ̣p kinh nghiê ̣m để phát triển đƣợc quy đi ̣nh về mang thai hô ̣ trong pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam.

Tƣ̀ nhƣ̃ng lý luâ ̣n chung này có thể hiểu rõ về mang thai hô ̣ và sự cần thiết phải kiểm soát bằng pháp luật đối với mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

CHƢƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT MANG THAI HỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 33 - 39)