Các quốc gia chƣa hợp pháp hóa mang thai hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

1.5. Pháp luật về kiểm soát mang thai hộ ở một số nƣớc trên thế giới

1.5.1. Các quốc gia chƣa hợp pháp hóa mang thai hộ

Việc hợp pháp hóa mang thai hộ hay không tùy thuộc vào bản chất của nhà nƣớc và các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia. Các quốc gia hiện nay chƣa cho phép mang thai hộ chủ yếu bởi những lý do sau đây: vì vấn đề nhân đạo liên quan đến tình cảm mẹ con giữa ngƣời mang thai và cháu bé, vì sự bóc lột tàn nhẫn sức khỏe của ngƣời mang thai hộ nhất là những phụ nữ nghèo khó ở các quốc gia nghèo, đang phát triển; lo ngại về vấn nạn buôn bán trẻ em; về vấn đề dân số… Đặc biệt các nƣớc này lo ngại cho phép mang thai hộ sẽ dẫn đến việc khuyến khích ngƣời dân thực hiện việc mang thai hộ vì những lý do không tốt nhƣ nghề nghiệp, thẩm mỹ…

Những nƣớc cấm mang thai hộ nhƣ: Đức, Áo, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, Việt Nam trƣớc ngày 19/6/2014, Nauy, Niu Zilan, Italia, Iceland, Serbia. Tại Mỹ, một số bang nhƣ Arizona, Indiana, Michigan, New York nghiêm cấm và phạt hình sự việc sử dụng dịch vụ mang thai hộ.

a. Ở Trung Quốc

Bắc Kinh đang nỗ lực trấn áp tình trạng mang thai hộ, hành vi này đang nổ ra tranh cãi về tính hợp pháp và tính đạo đức trên đất nƣớc Trung Hoa, nơi chính quyền đang tiếp tục thắt chặt sự kiểm soát quyền sinh đẻ. Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc thanh trừng nạn đẻ mƣớn, trong đó nhắm vào giới bác sỹ và những ngƣời môi giới. Ủy ban này cũng đang đẩy mạnh công tác giám sát tình trạng thụ thai từ giới bác sỹ và môi giới. Trung Quốc đã ra lệnh cấm những ngƣời công tác trong ngành y tiếp tay cho tình trạng mang thai mƣớn và lệnh cấm này đã có hiệu lực từ tháng 8/2001.

b. Ở Pháp

Đạo luật số 94-653 năm 1994 (còn gọi là Luật đạo đức sinh học) của nƣớc này cấm việc mang bầu và đẻ thuê. Bất kỳ thoả thuận "mang thai hộ" nào dù mang tính thƣơng mại hay không cũng là bất hợp pháp.

c. Ở Canada

Tại tỉnh Quebec, Canada cấm tất cả các thỏa thuận "mang thai hộ". Bộ luật Dân sự Quebec làm cho tất cả các hợp đồng "mang thai hộ", cho dù thƣơng mại hay nhân đạo, đều không thể thực thi. Điều 541, Bộ luật dân sự của Quebec năm 1991 quy định: "bất kỳ thỏa thuận nào, theo đó một ngƣời phụ nữ cam kết sinh sản hoặc mang theo một đứa trẻ cho một ngƣời khác là hoàn toàn vô giá trị".

d. Ở Hoa Kỳ và một số tiểu bang

Trong nội bộ nƣớc Mỹ quy định về vấn đề “mang thai hộ” giữa các tiểu bang là rất khác nhau, trong khi các bang Kentucky, Washington cho phép thỏa thuận mang

thai hộ không vì mục đích kinh tế, các bang Alaska, Lowa, Nevada cho phép ngay cả khi thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích kinh tế, thì ở các bang Arizona, Indiana, Michigan, Uhtar, North Dakota “mang thai hộ” lại bị cấm tuyệt đối. Pháp luật bang Michigan cấm hoàn toàn tất cả các thỏa thuận "đẻ thuê" hay nói cách khác là "mang thai hộ" có tính chất thƣơng mại. Đó là một trọng tội nếu tham gia vào thỏa thuận nhƣ vậy, và có thể bị phạt phạt tiền lên đến 50.000 USD và tối đa 5 năm tù giam. Pháp luật làm cho họ không thể thực thi việc mang thai hộ ở tiểu bang này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 31 - 33)