2.2. Cơ chế pháp lý
2.2.2 Pháp luật kiểm soát quy định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Sinh con theo phƣơng pháp khoa học là việc sinh con đƣợc thực hiện bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhƣ thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm… Sinh con theo phƣơng pháp khoa học đã thể hiện sự phát triển vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật, chính điều đó đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh có thể có con, niềm mong mỏi tha thiết của họ đã trở thành hiện thực. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể giải quyết đƣợc tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam giới đáp ứng đƣợc nguyện vọng làm cha mẹ của họ, điều đó đã thể hiện những giá trị nhân đạo cao đẹp.
Xét về cách thức thực hiện cũng nhƣ mục đích, mang thai hộ cũng là một trƣờng hợp đặc biệt mới xuất hiện của phƣơng pháp sinh con theo phƣơng pháp khoa học, sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở khu vực ban hành riêng Nghị định của Chính phủ quy định về sinh con theo phƣơng pháp
khoa học (kỹ thuật hỗ trợ sinh sản). Nghị định số 12/2003/NĐ-CP và các văn bản có liên quan đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp cho hoạt động tƣ vấn, khám và điều trị của các cán bộ y tế tƣ vấn đƣợc thuận lợi; các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ đơn thân muốn mang thai có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nghị định cũng đã bao phủ đƣợc hầu hết các vấn đề liên quan đến hỗ trợ sinh sản. Các quy định của Nghị định phù hợp với các bằng chứng khoa học và pháp luật trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Trƣớc đó, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận 3 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng; Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc thì sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì Bộ trƣởng Bộ Y tế quyết định bổ sung cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi có đủ điều kiện. Hiện nay cả nƣớc có 21 cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đƣợc Bộ Y tế ra quyết định công nhận, gồm: Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng; Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; Bệnh viện Phụ sản Hùng Vƣơng; Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn; Bệnh viện Vạn Hạnh; Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng; Bệnh viện Phụ sản bán công Bình Dƣơng; Bệnh viện Quân Y 103; Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá; Bệnh viện Đa khoa tƣ nhân An Sinh; Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Huế; Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ; Bệnh viện Quốc tế Phƣơng Châu - Cần Thơ; Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Hạnh Phúc - Bình Dƣơng; Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội; Bênh viện Bƣu điện; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Phụ sản Đà Nẵng; Bệnh viện Mỹ Đức; Bệnh viện Vinmec.
Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không đƣợc trái với những quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Quan trọng nhất là nguyên tắc cơ bản khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bao gồm:
Thứ nhất, các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con
Thứ hai, việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải theo đúng quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.
Thứ ba, thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng,
cho và nhận phôi, đƣợc thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
Thứ tư, việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi đƣợc thực hiện trên
nguyên tắc vô danh giữa ngƣời cho và ngƣời nhận; tinh trùng, phôi của ngƣời cho phải đƣợc mã hóa để bảo đảm bí mật nhƣng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của ngƣời cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
Thứ năm, việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy
trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của ngƣời đƣợc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành.