Pháp luật kiểm soát việc xác định quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp mang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 54 - 56)

2.2. Cơ chế pháp lý

2.2.3. Pháp luật kiểm soát việc xác định quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp mang

hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Trong cuộc sống xã hội, việc ngƣời phụ nữ sinh con làm cơ sở phát sinh mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Quan hệ cha mẹ và con không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không. Nhà nƣớc và pháp luật quy định quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con; vì đó là cơ sở nhằm xác thực mối quan hệ cha mẹ và con từ đó mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong mối quan hệ cha, mẹ và con theo quy định của pháp luật. Theo pháp luật HN&GĐ trƣớc đây căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con dựa trên sự kiện sinh đẻ và sự kiện nhận nuôi con nuôi.

Thứ nhất, đối với việc xác định mối quan hệ cha mẹ con dựa trên sự kiện sinh

đẻ có hai trƣờng hợp. Trƣờng hợp thứ nhất, xác định cha mẹ cho con trong giá thú là trƣờng hợp con sinh ra trong thời kì hôn nhân đƣợc mặc nhiên xác định là con chung của hai vợ chồng nếu ngƣời chồng không thừa nhận con thì phải có chứng cứ xác minh. Trƣờng hợp thứ hai xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú là con sinh ra mà

cha mẹ không phải là vợ chồng trƣớc pháp luật, đây là một trƣờng hợp phổ biến trong thực tiễn và rất phức tạp khi có yêu cầu.

Thứ hai, đối với việc xác định mối quan hệ cha mẹ con dựa trên sự kiện nhận

nuôi con nuôi, đây là trƣờng hợp đƣợc pháp luật quy định chặt chẽ về các điều kiện và thủ tục để mối quan hệ giữa cha mẹ và con đƣợc phát sinh, xác định trên quan hệ nuôi dƣỡng đƣợc pháp luật công nhận mà không dựa trên yếu tố huyết thống.

Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp mang thai hộ con sinh ra sẽ đƣợc xác định cha mẹ con nhƣ thế nào? Đứa trẻ đƣợc sinh ra qua sự kiện mang thai hộ sẽ là con của ai? Mang thai hộ là một trƣờng hợp có “sự kiện sinh đẻ”, tuy nhiên ngƣời phụ nữ mong muốn có con và mong muốn đƣợc làm mẹ lại không thể sinh đẻ, không thực hiện việc mang thai ở đây tác giả gọi là “ngƣời mẹ nhờ mang thai hộ”. Còn ngƣời phụ nữ thực hiện việc mang thai và sinh đẻ gọi là “ngƣời mẹ mang thai hộ” thì sinh đẻ không xuất phát từ mong muốn làm mẹ của mình, ngƣời phụ nữ này có phải là mẹ đứa trẻ hay không? Thông thƣờng, ngƣời đã “mang nặng đẻ đau” mặc nhiên đƣợc xác định là mẹ đẻ, hay chính là ngƣời mẹ đƣợc xác định có mối quan hệ mẹ - con với đứa trẻ theo pháp luật, phát sinh quyền và nghĩa vụ với đứa trẻ. Việc xác định mối quan hệ cha mẹ con trong mang thai hộ có ý nghĩa rất quan trọng, từ đó xác định phát sinh quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật giữa các chủ thể.

Xét về mặt y học, mang thai hộ đƣợc hiểu là dùng biện pháp kỹ thuật lấy trứng của vợ và tinh trùng của chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của một ngƣời phụ nữ khác để nhờ ngƣời này mang thai hộ do tử cung của ngƣời vợ không thể mang thai. Với các tiến bộ trong lĩnh vực sinh sản, chức năng làm mẹ sinh học hoàn toàn có thể đƣợc phối hợp giữa ngƣời mẹ chính thức - là ngƣời cung cấp trứng và ngƣời mẹ mang thai hộ - là ngƣời phụ nữ mang phôi thai từ trứng của ngƣời vợ đã đƣợc thụ tinh với tinh trùng của ngƣời chồng. Vì thế, xét về mặt sinh học thì ngƣời mang thai hộ hoàn toàn không phải là mẹ của đứa bé, mà chỉ là ngƣời giúp cho phôi thai phát triển rồi khi đủ ngày đủ tháng, đứa trẻ đó ra đời mà thôi.

Hiện nay, để xác định đƣợc mối quan hệ cha, mẹ và con, ngƣời ta thƣờng sử dụng kỹ thuật khoa học mới nhất là xét nghiệm ADN xem có sự trung khớp hay không, đây là biện pháp xét nghiệm trên bộ gen di truyền cho kết quả chính xác đến 99,9% và biện pháp này cũng đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Trong trƣờng hợp mang thai hộ, nếu nhƣ áp dụng kỹ thuật xét nghiệm ADN để xác định mẹ đứa trẻ đƣợc sinh ra thì kết quả ADN của đứa trẻ sẽ trùng khớp với kết quả ADN của ngƣời mẹ nhờ mang thai hộ, do đứa trẻ đƣợc hình thành từ trứng đã chứa bộ gen của ngƣời mẹ này và từ cơ sở đó bộ gen di truyền của đứa bé đƣợc hình thành ngay lúc tạo phôi.

Xét về góc độ pháp lý, Luật HN&GĐ năm 2014 đã khẳng định: “Con sinh ra trong trƣờng hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con đƣợc sinh ra” tại Điều 94. Pháp luật quy định nhƣ vậy là hoàn toàn hợp lý, do:

Một là, dù theo nguyên tắc suy đoán ngƣời mẹ “mang nặng đẻ đau” sinh ra đứa

trẻ là mẹ đẻ của đứa trẻ đó vẫn đƣợc áp dụng nhƣng khi có yêu cầu Tòa án xác minh quan hệ mẹ - con thì kết quả xét nghiệm ADN là một trong những chứng cứ quan trọng đƣợc Tòa án chấp nhận, tin tƣởng sử dụng. Theo nhƣ phân tích ở trên thì ngƣời mẹ có ADN trùng khớp với ADN của đứa trẻ là ngƣời mẹ nhờ mang thai hộ. Nhƣ vậy, pháp luật quy định phù hợp với mặt lý thuyết sinh học tự nhiên.

Hai là, xuất phát từ ý nghĩa nhân đạo giúp những ngƣời phụ nữ có thể làm mẹ

khi kém may mắn mà không thể mang thai nên pháp luật mới cho phép việc mang thai hộ đƣợc thực hiện với mục đích nhân đạo. Ngƣời nhờ mang thai hộ xuất phát từ mong muốn làm mẹ mà tìm ngƣời mang thai hộ mình, ngƣời đƣợc nhờ mang thai hộ cũng vì mục đích đó mà nhận giúp đỡ. Vậy nên, đứa trẻ sinh ra đƣợc xác định là con của bên nhờ mang thai hộ theo đúng mong muốn của cả bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ khi tham gia vào mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 54 - 56)