Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát mang thai hộ ta ̣i Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 69 - 74)

3.1.1. Thực tiễn kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/01/2015) nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/01/2015)

Vấn đề mang thai hộ đã đƣợc đƣa ra bàn thảo nhiều lần vào bao giờ cũng có hai luồng ý kiến trái chiều. Trƣớc đó, vấn đề này đƣợc đƣa vào nội dung của tiến trình lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Theo đó, hầu hết mọi ngƣời đều nhận thấy rằng việc mang thai hộ vừa là một giải pháp nhân đạo đối với những trƣờng hợp hiếm muộn, vừa giải quyết đƣợc những tranh chấp đang diễn ra trong thực tế khi mang thai hộ đang diễn ra rất phổ biến nhƣng lại thiếu sự điều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên mang thai hộ khi đó chƣa đƣợc luật pháp công nhận. Phải đến Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, mang thai hộ mới đƣợc đƣa vào luật để kiểm soát.

Em bé TTTON đầu tiên ra đời tại Việt Nam vào năm 1998. Sau đó, kỹ thuật xin noãn-TTTON đã thành công vào năm 2000. Sau này, một số trƣờng hợp mang thai hộ đặc biệt cũng đã đƣợc thực hiện thành công với sự cho phép đặc biệt của Bộ Y tế. Từ năm 2003, kỹ thuật mang thai hộ bị cấm thực hiện ở Việt Nam theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Từ đó đến nay, các cặp vợ chồng có chỉ định y khoa để thực hiện mang thai hộ phải đi nƣớc ngoài điều trị, nếu có đủ điều kiện, hoặc chấp nhận không thể có con. Việc cho phép trở lại việc thực hiện mang thai hộ ở Việt Nam mở ra nhiều cơ hội và hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng. [20]

Tỉ lệ vô sinh ở nƣớc ta khá cao, theo kết quả điều tra dân số năm 1982, tỉ lệ vô sinh chung là 13%. Nghiên cứu của tác giả Âu Nhật Luân (1995), tỉ lệ vô sinh ở nƣớc ta vào khoảng 7% đến 10% dân số. Gần đây hơn, kết quả điều tra của tác giả Phạm

Văn Quyền (2000) và Trần Thị Phƣơng Mai (1999) cho thấy tỉ lệ vô sinh ở nƣớc ta khoảng từ 10% - 15%. Trong nghiên cứu trên hơn 1.000 bệnh nhân điều trị của tác giả Vũ Văn Chúc (1990), vô sinh nguyên nhân do vợ là 39,1 %, nguyên nhân do chồng là 38,1% do cả hai là 21,5% và không rõ nguyên nhân là 1,3%. Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự trên 1000 bệnh nhân khám và điều trị vô sinh tại bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh từ năm 1993 -1997 có đầy đủ các xét nghiệm thăm dò, tỉ lệ vô sinh nữ chiếm 54,5%, do chồng chiếm 35,6% và vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm 9,9%. [19]

“Theo báo cáo của Ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 1998 tại Hà Nội có tỉ lệ cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn chiếm 13,4% ở độ tuổi sinh đẻ. Một cặp vợ chồng cần phải chi phí ít nhất 5.000 – 7.000 USD cho một lần điều trị các kỹ thuật cao nhƣ IVF nhƣng tỉ lệ thành công chỉ khoảng 20- 30%” [19]. Từ những số liệu trên cho thấy, trong nhiều năm trở lại đây, dù đã ứng dụng các dịch vụ y tế trong chẩn đoán và điều trị vô sinh ngày một tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng nhƣng tỉ lệ vô sinh vẫn rất cao. “Tỉ lệ thành công của những cặp vợ chồng vô sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chiếm rất ít (chỉ khoảng 20- 30%), những cặp vợ chồng còn lại (70 - 80%) dù đã tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản vẫn không thể mang thai và sinh con, chính vì vậy đã dẫn đến hiện tƣợng mang thai hộ diễn ra ngày càng nhiều trong thực tế cuộc sống” [18]. Mặc dù pháp luật Việt Nam cấm mang thai hộ nhƣng trên thực tế “mang thai hộ” vẫn diễn ra. Trên các diễn đàn dành cho chị em phụ nữ, những bài tâm sự, những lời chia sẻ về nỗi đau do không thể mang thai và sinh con đã khiến những phụ nữ kém may mắn trở nên đồng cảm và xích lại gần nhau hơn. Có “cung” ắt sẽ có “cầu”, từ đây hình thành một đƣờng dây “cò mồi” chuyên tiếp cận với những ngƣời phụ nữ bị vô sinh để dẫn mỗi làm dịch vụ “mang thai hộ”. Những ngƣời phụ nữ không thể sinh con luôn có một niềm khao khát mạnh mẽ sẽ có đứa con của mình, họ sẵn sàng thực hiện “chui” để thỏa mãn niềm ƣớc ao đó. Còn bên “cung” thì luôn sẵn sàng có dịch vụ theo yêu cầu, chỉ cần họ trả đủ tiền mặc cho sự vi phạm pháp luật. Theo tìm hiểu, hiện giá cho “thuê tử cung” dao động từ vài chục triệu đến vài

trăm triệu, thậm chí là cả tỷ đồng. Ngoài ra, mỗi tháng ngƣời nhờ mang thai hộ phải chu cấp tiền ăn uống, thuốc men, khám thai…Vì là dịch vụ chui nên không thể chắc chắn 100%, từ khi ký hợp đồng cho đến khi mang thai và sinh em bé luôn chứa đựng nhiều rủi ro, việc đảm bảo an toàn cho sinh linh bé bỏng và tính pháp lý của hợp đồng chỉ đƣợc “bảo chứng” bởi chữ “tín” giữa những ngƣời không quen biết chứ không có bất cứ sự bảo hộ nào từ pháp luật.

Cuối tháng 2/2011, nhà chức trách Thái Lan khám phá một đƣờng dây chuyên tuyển các cô gái trẻ ở một số nƣớc trong khu vực châu Á sang Thái Lan để đẻ thuê cho các ông bà chủ giàu có ngƣời Đài Loan. Cùng với việc bắt giữ một số kẻ tình nghi, cảnh sát nƣớc này đã giải cứu đƣợc 15 cô gái Việt. Đến ngày 13/5, đƣợc sự phối hợp giúp đỡ của nƣớc bạn, cơ quan chức năng của Việt Nam đã đƣa đƣợc 10 cô gái trong đƣờng dây đẻ thuê về nƣớc, trong đó có 4 trƣờng hợp đã sinh con, 5 trƣờng hợp đang mang thai. Vụ việc đã gây xôn xao dƣ luận trong một thời gian dài mà nguyên nhân xuất phát từ sự đói kém và thiếu hiểu biết pháp luật của nạn nhân. Từ vụ việc này, nhiều cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đã tỏ ra lúng túng trong việc giải quyết những hệ quả của dịch vụ mang thai hộ. Qua những trƣờng hợp thực tế diễn ra có thể thấy vấn đề mang thai hộ có thể làm phát sinh những tranh chấp dân sự phức tạp giữa các chủ thể có liên quan. Phần lớn những ngƣời mang thai hộ là những ngƣời đang ở trong độ tuổi thanh niên, có sức khỏe tốt, nhƣng họ chủ yếu là ngƣời nghèo, ngƣời yếu thế, đa số các trƣờng hợp mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại. Tại hội nghị toàn quốc về tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 diễn ra vào ngày 16/4/2013, tham luận của Viện nghiên cứu Thanh niên, Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã nêu rõ, để đảm bảo tính nhân văn, tính nhân đạo cao cả của việc mang thai hộ cũng nhƣ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp đối với các chủ thể trong mối quan hệ này, cần thiết phải xây dựng luật về mang thai hộ. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để ngăn ngừa những hành vi thƣơng mại, lợi dụng nhằm chà đạp danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em trong vấn đề mang thai hộ, tạo nên các điều

kiện đảm bảo về nhân thân, về tài sản cho những chủ thể có liên quan trong quan hệ này, qua đó khắc phục đƣợc những bất cập nảy sinh từ thực tiễn của việc mang thai hộ.

Khi không có sự kiểm soát của pháp luật thì khi đứa trẻ đƣợc sinh ra, có thể sẽ có sự tranh chấp về việc nhận nuôi con. Bởi từ lâu, một trong những yếu tố để xác định cha mẹ con là huyết thống. Thành ngữ “cha sinh, mẹ đẻ” hoặc “mang nặng, đẻ đau”… đã hình thành nên tƣ duy của con ngƣời khi nói đến quan hệ cha – mẹ - con. Ngƣời phụ nữ sinh ra đứa trẻ, nghiễm nhiên là mẹ của đứa trẻ đó. Hiện tƣợng tự nhiên này tồn tại trong ý niệm xã hội – đạo đức cảu con ngƣời và đƣợc khẳng định về mặt luật pháp. Song vấn đề nhờ mang thai hộ là một khái niệm mới mẻ, hoàn toàn không nằm trong khuôn mẫu, tập quán, tình cảm, đạo đức, truyền thống: ngƣời phụ nữ không mang thai, không sinh đẻ vẫn có thể là mẹ do đứa trẻ đƣợc thụ tinh hình thành bằng chính trứng của mình, còn ngƣời phụ nữ mang thai, sinh đẻ thì không phải là mẹ. Ngƣời mang thai chỉ là ngƣời làm công việc trợ giúp theo thỏa thuận, có hoặc không có thù lao bồi hoàn. Nếu không có sự kiểm soát của pháp luật thì sẽ dẫn đến tranh chấp. Thứ nhất, Quan hệ huyết thống mẹ - con trong trƣờng hợp này là quan hệ giữa đứa con sinh ra và ngƣời phụ nữ có trứng thụ tinh. Tức là ngƣời nào là chủ sở hữu trứng thì đó là mẹ của đứa trẻ, ngƣời phụ nữ này đang tồn tại hôn nhân với bố đứa trẻ đƣợc sinh ra. Thứ hai, ngƣời phụ nữ nào trong cơ thể của mình phát triển hài nhi và sinh ra đứa trẻ thì đó là mẹ với tƣ cách là chủ thể pháp luật dƣới ý nghĩa pháp lý cũng nhƣ ý nghĩa sinh học.

Việc không cho phép mang thai hộ sẽ dẫn đến các hệ lụy nhƣ:

Vì pháp luật không cho phép mang thai hộ, trong khi nhu cầu của xã hội là có thật, dẫn đến phát sinh mang thai hộ một cách lén lút, mà trên thực tế khi làm lén lút thì hậu quả khi xảy ra thƣờng nghiêm trọng. Nhƣ vậy, một là tốn kém về tiền bạc, hai là vì lén lút nên ngƣời mang thai hộ thiếu sự chăm sóc, hỗ trợ về y té dẫn đến hậu quả khi đã xảy ra thì rất nghiêm trọng. gƣời nhờ mang thai có thể đối mặt với nhiều nguy cơ, phải gánh chịu những tổn hại trƣớc sự uy hiếp của ngƣời mang thai hộ vì nhiều

mục đích khác nhau. Thậm chí, vì sự an toàn của đứa con tƣơng lai, họ có thể bị phụ thuộc hoàn toàn vào ngƣời mang thai hộ hoặc những ngƣời liên quan.

3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/01/2015) Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/01/2015)

Từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 tính đến nay mới đƣợc hơn 2 năm. Dù với khoảng thời gian chƣa dài so với sức sống của một ngành luật nhƣng Luật HN&GĐ năm 2014 đã đƣợc ngƣời dân mong chờ từ lâu, bởi đây là lần đầu tiên mang thai hộ đƣợc cho phép và có quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam,mở ra những hy vọng mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2015. Nghị định quy định rất rõ, có 3 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm: Bệnh viện Phụ sản trung ƣơng; Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay cả nƣớc đã có 25 cơ sở y tế đƣợc cấp phép đủ tiêu chuẩn thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, tuy nhiên vẫ chỉ có 3 cơ sở trên thực hiện việc này. Mang thai hộ là quá trình diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có các cơ sở có kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm. Với điều kiện nhƣ vậy, không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Hơn nữa, số ngƣời mang thai hộ không phải nhiều. Đây là lần đầu tiên Chính phủ cho phép mang thai hộ, do vậy nếu kiểm soát không tốt, để quá nhiều cơ sở thực hiện sẽ dễ tạo ra lỗ hổng về mặt y tế, pháp lý.

Sau khi quy định về mang thai hộ có hiệu lực, số ngƣời đến hỏi về thủ tục mang thai hộ tại khoa điều trị vô sinh, hiếm muộn tại 3 bệnh viện trên tăng cao. Các bệnh viện này đã mở thêm dịch vụ tƣ vấn tâm lý, sức khỏe cho các cặp vợ chồng có nhu cầu cần ngƣời mang thai hộ. Tính đến nay, cả nƣớc đã có trên 100 ca thực hiện mang thai hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)