Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm tra dự án luật, pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 48)

pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội

Nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh đòi hỏi phải xem xét đến các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lƣợng báo cáo thẩm tra. Những yếu tố tác động tới chất lƣợng báo cáo thẩm tra bao gồm:

Một là, cơ cấu, thành phần của các cơ quan của Quốc hội (Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban). Một tập thể Hội đồng, Ủy ban mạnh gồm những đại biểu Quốc hội có trình độ chuyên môn sâu, tận tụy với công việc, có điều kiện tham dự đầy đủ các phiên họp thẩm tra sẽ là yếu tố quan trọng để Hội đồng, Ủy ban có những Báo cáo thẩm tra có chất lƣợng.

Hai là, phƣơng thức tiến hành hoạt động thẩm tra. Để có đƣợc một báo cáo thẩm tra tốt thì phải có cách làm tốt - cách làm khoa học, hiệu quả. Cơ quan thẩm tra có thể cử thành viên tham gia nghiên cứu dự án; yêu cầu cơ quan soạn thảo trình bày những vấn đề liên quan đến dự án; tổ chức họp lấy ý kiến của chuyên gia và đi khảo sát tình hình thực tế tại địa phƣơng, cơ sở về những nội dung liên quan đến dự án. Việc tổ chức hoặc tham gia vào các hội nghị lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, khảo sát thực tế là những công việc rất quan trọng và cần thiết mà cơ quan thẩm tra phải tiến hành để có thể có đƣợc một Báo cáo thẩm tra có chất lƣợng.

Ba là, việc phân công thẩm tra và phối hợp thẩm tra. Việc phân công hợp lý, đúng chức năng, chuyên môn của cơ quan thẩm tra cũng là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm chất lƣợng Báo cáo thẩm tra. Thẩm quyền thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã đƣợc quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội. Đây là cơ sở pháp lý để Ủy ban thƣờng vụ

Quốc hội phân công thẩm tra dự án luật, pháp lệnh cho Hội đồng Dân tộc, từng Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành đều có sự đan xen giữa các lĩnh vực kinh tế, dân sự, lao động, khoa học kỹ thuật, môi trƣờng, đối ngoại, quốc phòng an ninh. Vì vậy, sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan tham gia thẩm tra là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho dự án đƣợc xem xét toàn diện, dƣới nhiều góc độ. Việc tổ chức tốt hoạt động phối hợp thẩm tra, bảo đảm cho hoạt động này có hiệu quả cũng là điều kiện để nâng cao chất lƣợng các Báo cáo thẩm tra.

Bốn là, thời gian gửi tài liệu để thẩm tra. Cơ quan thẩm tra phải có quỹ thời gian cần thiết phục vụ cho hoạt động thẩm tra. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định cụ thể về thời gian gửi dự thảo, tờ trình, tài liệu phục vụ hoạt động thẩm tra, cụ thể là 20 ngày trƣớc ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và 30 ngày trƣớc ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, các cơ quan trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ đầy đủ đến đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cho ý kiến, thẩm tra dự án. Việc tuân thủ quy định về thời gian gửi tài liệu là điều kiện quan trọng bảo đảm cho hoạt động thẩm tra có chất lƣợng.

Năm là, dự thảo, tờ trình và các tài liệu phục vụ việc thẩm tra. Dự thảo, Tờ trình có chất lƣợng, các thông tin cần thiết về dự án phục vụ hoạt động thẩm tra và đặc biệt là chất lƣợng của Báo cáo đánh giá tác động của dự án luật là những yếu tố quan trọng tác động tới chất lƣợng Báo cáo thẩm tra. Nếu Tờ trình về dự án không đầy đủ, không nêu lên đƣợc những nội dung quan trọng của dự án, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau; không có báo cáo đánh giá tác động và chƣa đủ các thông tin, tƣ liệu cần thiết, nhất là ý kiến của các cơ quan có liên quan tới nội dung quy định của dự án luật, pháp lệnh thì việc thẩm tra gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian, hoạt động thẩm tra

không bảo đảm chất lƣợng và dự án phải trình lại, thẩm tra nhiều lần. Pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc báo cáo, cung cấp thông tin đầy đủ về dự án. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan soạn thảo vẫn còn tình trạng đối phó, dự án luật, pháp lệnh và các tài liệu kèm theo chƣa đầy đủ, chuẩn bị chƣa kỹ. Chính vì vậy, trách nhiệm và tinh thần hợp tác của cơ quan soạn thảo cũng là một yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm chất lƣợng hoạt động thẩm tra.

Sáu là, bộ máy giúp việc. Bộ máy tham mƣu, giúp việc của Quốc hội, xét về bản chất, không phải là cơ cấu tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. Tuy vậy, để có thể vận hành hoạt động của mình với tƣ cách là một cơ quan, trong tổ chức Quốc hội không thể không có bộ máy làm công tác tham mƣu, giúp việc. Trong điều kiện Quốc hội nƣớc ta chƣa hoạt động thƣờng xuyên, việc tổ chức tốt bộ máy này càng giữ vai trò quan trọng. Do đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội đòi hỏi phải củng cố hơn nữa bộ máy tham mƣu, giúp việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Với bộ máy giúp việc gồm các chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc thì các ý kiến tham mƣu, giúp việc cho Hội đồng, Ủy ban sẽ có chất lƣợng.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM TRA CÁC DỰ ÁN LUẬT,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 48)