Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 102)

3.2. Một số giải pháp đổi mới hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp

3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác

3.2.4.1. Đảm bảo hoạt động bộ máy giúp việc, các điều kiện vật chất cho hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội

Để giúp việc cho các cơ quan của Quốc hội, cần chú trọng việc đảm bảo bộ máy tham mƣu, giúp việc cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đủ về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng, trong đó có các cán

bộ có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, các Ủy ban.

Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng điều kiện trang thiết bị, hạ tầng cơ sở để góp phần tích cực vào hiệu quả hoạt động chung của đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Từ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII, Văn phòng Quốc hội cũng đã trang bị thiết bị máy tính xách tay, tích hợp các dữ liệu điện tử để đại biểu Quốc hội có thể lƣu trữ hoặc khai thác sử dụng, tham khảo phục vụ các hoạt động của mình. Trong thời gian tới, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ vẫn là một nội dung cần đƣợc xem xét khi cân nhắc về nguồn lực hỗ trợ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Trong đó, cần có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất để tạo nên hiệu quả tổng thể hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong điều kiện ứng dụng rộng rãi cho 63 Đoàn đại biểu Quốc hội, cũng nhƣ các vụ, đơn vị trong Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động phục vụ nói chung và trong hoạt động thẩm tra các dự án luật nói riêng.

3.2.4.2. Tăng cường mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ trong hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội

Chất lƣợng của công tác thẩm tra dự án luật, pháp lệnh còn phụ thuộc vào sự tham gia của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban không phải là cơ quan chủ trì thẩm tra. Vì vậy, cần phải nâng cao trách nhiệm phối hợp của các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc không phải là cơ quan chủ trì thẩm tra với cơ quan chủ trì thẩm tra.

Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động phối hợp thẩm tra dự án luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần quy định cơ quan phối hợp thẩm tra cũng có trách nhiệm đầy đủ nhƣ cơ quan chủ trì thẩm tra đối với những vấn đề thuộc dự án luật, pháp lệnh liên quan đến lĩnh vực mà cơ quan phối hợp thẩm tra phụ trách. Các cơ quan của Quốc hội làm việc theo

chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Do đó, khi phối hợp thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, các cơ quan của Quốc hội phải tham gia với tƣ cách là một chỉnh thể - một cơ quan của Quốc hội, không thể cử đại diện tham gia phát biểu với tƣ cách cá nhân. Các cơ quan phối hợp thẩm tra phải tiến hành phiên họp thẩm tra theo luật định, sau đó mới cử ngƣời tham gia phiên họp của cơ quan chủ trì thẩm tra để phát biểu ý kiến của tập thể cơ quan mình.

Đề cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan tham gia thẩm tra, theo đó, trƣớc khi tham dự phiên họp của cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra cần tổ chức họp toàn thể riêng để thẩm tra dự án hoặc cũng có thể tham gia cuộc họp liên tịch với cơ quan chủ trì thẩm tra và có báo cáo ý kiến tham gia thẩm tra riêng bằng văn bản. Đại diện cơ quan tham gia thẩm tra tham dự phiên họp của cơ quan chủ trì thẩm tra để báo cáo ý kiến tham gia thẩm tra. Ủy ban chủ trì thẩm tra có trách nhiệm đƣa các ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra vào báo cáo thẩm tra của mình hoặc cơ quan tham gia thẩm tra có báo cáo tham gia thẩm tra riêng gửi tới các vị đại biểu Quốc hội.

3.2.4.3. Gắn kết chặt chẽ việc thực hiện chức năng lập pháp với việc thực hiện chức năng giám sát trong hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh

Để nâng cao chất lƣợng hoạt động lập pháp nói chung và nâng cao chất lƣợng của hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh nói riêng, các cơ quan Quốc hội nên kết hợp chặt chẽ hoạt động giám sát với hoạt động lập pháp, coi hoạt động giám sát là một bộ phận quan trọng hữu cơ của hoạt động lập pháp. Bởi vì lâu nay, hai chức năng này vẫn đƣợc thực hiện khá độc lập với nhau. Nếu kết hợp đƣợc hoạt động giám sát với hoạt động thẩm tra và phục vụ cho hoạt động thẩm tra các dự án luật thì việc thẩm tra dự án luật, pháp lệnh chắc chắn sẽ có cơ sở thực tiễn thuyết phục hơn.

KẾT LUẬN

Quốc hội nƣớc ta có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong bộ máy Nhà nƣớc. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nƣớc. Lập pháp là một trong ba chức năng quan trọng của Quốc hội. Hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và những thành tựu quan trọng về nhiều mặt của công cuộc đổi mới đất nƣớc.

Để hoạt động lập pháp đƣợc thực hiện một cách có chất lƣợng, bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch, đòi hỏi phải đổi mới quy trình lập pháp, bảo đảm để hoạt động lập pháp ngày càng đƣợc nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng. Một loạt các nhiệm vụ đặt ra cho Quốc hội trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi và vị trí trọng tâm của các đạo luật trong hệ thống pháp luật. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đổi mới về cơ bản quy trình xây dựng luật, pháp lệnh trong đó tập trung vào hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh để có đƣợc sản phẩm đầu ra là các luật, pháp lệnh có chất lƣợng.

Tăng cƣờng năng lực lập pháp theo các phƣơng hƣớng nói trên, cần tiếp tục đổi mới quy trình lập pháp nhằm nâng cao chất lƣợng văn bản, đẩy nhanh quá trình soạn thảo ban hành văn bản; nâng cao năng lực và trình độ làm luật của Quốc hội nói chung, đại biểu Quốc hội nói riêng; tăng cƣờng trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ trong hoạt động xây dựng pháp luật; có cơ chế chính sách thu hút các hiệp hội, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu

phản biện xã hội đối với các dự án luật, pháp lệnh. Tất cả các giải pháp trên nhằm đảm bảo để các văn bản luật, pháp lệnh đƣợc ban hành sớm đi vào cuộc sống, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng và Nhà nƣớc ta tiến hành xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi nhu cầu ban hành khối lƣợng lớn văn bản luật có chất lƣợng, có tính thống nhất cao thì vai trò của Quốc hội càng quan trọng. Muốn đảm đƣơng đƣợc tốt chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định cho Quốc hội, phát huy vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo chất lƣợng của các dự án luật, pháp lệnh cần có những biện pháp mang tính đồng bộ, tổng thể. Những giải pháp này bao gồm từ những vấn đề từ nhận thức về vai trò của Quốc hội trong hoạt động lập pháp; quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội; năng lực hoạt động của cá nhân đại biểu Quốc hội;... cho đến các điều kiện vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Trƣớc hết đó là việc đổi mới nhận thức về vai trò của Quốc hội trong hoạt động lập pháp với việc khẳng định: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Trong quá trình đó, sự tham gia của Quốc hội giữ vai trò thẩm định, phản biện chính sách pháp luật, đặc biệt là quyết định có ban hành hay không một đạo luật hoặc một quy phạm pháp luật nào đó. Tiếp đó là những hoàn thiện về khuôn khổ pháp luật về sự tham gia của Quốc hội trong các hoạt động theo hƣớng tăng cƣờng vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đó là việc cải tiến việc lập Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh; đề cao vai trò của Quốc hội trong hoạt động xây dựng chính sách pháp luật thống nhất; tăng cƣờng hiệu quả công tác thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trong đó đặc biệt là

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan này trong việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của các dự án luật, pháp lệnh; cải tiến thủ tục, quy trình hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội; tăng cƣờng sự tham gia và nâng cao hiệu quả thu thập ý kiến của công chúng vào các dự án luật, pháp lệnh, mà trƣớc hết là huy động sự tham gia của các nhà khoa học, những chuyên gia am hiểu về các vấn đề có liên quan đến nội dung mà các đạo luật dự kiến điều chỉnh, từ đó, nâng cao chất lƣợng, tính thống nhất, đồng bộ của mỗi văn bản luật đƣợc ban hành trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật.

Vấn đề tiếp theo là, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội. Muốn làm đƣợc điều này, ngoài việc nâng cao tính hiệu quả, chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội qua việc tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đội ngũ tƣ vấn, tham mƣu, giúp việc, đặc biệt là nguồn nhân lực hỗ trợ thông tin nghiên cứu giúp đại biểu Quốc hội có thêm thông tin từ đó định hình chính kiến và lựa chọn các quyết định phù hợp. Đây là một nội dung quan trọng ngoài việc giúp cho đại biểu Quốc hội nâng cao năng lực hoạt động còn góp phần đảm bảo yếu tố phù hợp, khách quan và có luận cứ xác đáng trong các quyết sách của Quốc hội cũng nhƣ của cá nhân mỗi đại biểu Quốc hội khi xem xét quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc.

Với những nỗ lực và những đổi mới thời gian vừa qua của Đảng và Nhà nƣớc ta, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội đã không ngừng đƣợc nâng cao, nhất là trong một số nhiệm kỳ Quốc hội gần đây. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn đã phần nào cho thấy vai trò và những đóng góp quan trọng của Quốc hội vào việc thúc đẩy và bảo đảm chất lƣợng dự án luật, pháp lệnh Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành. Những giải pháp về đổi mới, kiện toàn về tổ chức hoạt động, những cải tiến trong quy trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại

biểu Quốc hội và những giải pháp khác mà Luận văn đƣa, không nhằm mục đích gì khác, ngoài việc cung cấp thêm thông tin tham khảo cho các vị đại biểu Quốc hội, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn xem xét, nghiên cứu trong quá trình hoạt động của mình để từ đó góp phần khẳng định và ngày càng nâng cao vai trò của Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn An (2003), “Đổi mới các công đoạn làm luật và đƣa luật vào cuộc sống”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6)/2003.

2. Ban Công tác lập pháp (2004), Kỷ yếu Hội thảo đổi mới quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, Hà Nội.

3. Ban Công tác lập pháp (2006), Quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, tr. 360.

4. Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

5. Nguyễn Sĩ Dũng (2008), Chất lượng dự án luật không đạt là do vừa thiết kế, vừa thi công (Bài trả lời phỏng vấn), Đại biểu nhân dân, số ra ngày 09/01/2008.

6. Nguyễn Sĩ Dũng (2008), “Quy trình lập pháp Việt Nam: Từ soạn thảo và xin ý kiến đến quyết định chính sách, dịch chính sách và thẩm định chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (131), tháng 9/2008.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Đoan (2006), “Chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng hoạt động xây dựng pháp luật ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số (13).

10. Trần Ngọc Đƣờng (2011), “Hoạt động lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (1)/2011.

11. Hoàng Minh Hiếu (2003), “Vai trò của Ủy ban trong quy trình lập pháp ở Nghị viện một số nƣớc”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7)/2003.

12. Phạm Văn Hùng (2007), Vai trò của các Ủy ban trong hoạt động lập pháp, số 101, tháng 7/2007.

13. Phạm Tuấn Khải (2001), Thực trạng công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, bài viết trình bày tại Hội thảo về đổi mới quy trình lập pháp đƣợc tổ chức tại Văn phòng Quốc hội, tháng 8/2001.

14. Leston-Bandeiras, C và Norton, P (2005), Thiết chế nghị viện: Những khái niệm cơ bản, Tài liệu Chƣơng trình dự án VIE/02/07 VPQH, UNDP, Hà Nội, tr.37

15. Phan Trung Lý (2009), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Sách: Quốc hội và các thiết chế trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

16. Phan Trung Lý (2009), Văn bản quy phạm pháp luật và quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Thời đại, Hà Nội.

17. Phan Trung Lý (2010), Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Mark J.Green - James M.Fallow - David R.Zwick (2001), Ai chỉ huy Quốc hội? (Sách dịch), Nxb Công an nhân dân, Tr.85-86.

19. Ngô Đức Mạnh (2000), “Suy nghĩ về đổi mới quy trình lập pháp của Quốc hội”,Tạp chí Cộng sản, (604), tháng 11/2000.

20. Trần Hồng Nguyên (2006), Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội .

21. Quốc hội (1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001)), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội (2001), Luật tổ chức Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Mai Hồng Quỳ (2001), “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (11)/2001.

24. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Đình Quyền (2006), Quốc hội Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

26. Richard W.Stevenson (1996), Một chiến dịch thiết lập ảnh hưởng, New

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 102)