Giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

3.2. Một số giải pháp đổi mới hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp

3.2.3. Giải pháp về tổ chức

Cần kiện toàn cơ cấu tổ chức của các cơ quan Quốc hội có chức năng thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, cụ thể:

Để hoạt động lập pháp nói chung và hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh nói riêng đạt chất lƣợng tốt, cần tăng cƣờng vai trò của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong quy trình lập pháp. Đồng thời, cần

tiếp tục đổi mới về tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo hƣớng nâng cao chất lƣợng đại biểu, tăng cƣờng hơn các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại các cơ quan này nhằm bảo đảm cho Hội đồng, các Ủy ban có thể hoạt động thƣờng xuyên hơn. Cần giao cho Hội đồng, Ủy ban chủ trì thẩm tra là các cơ quan có trách nhiệm xem xét, thảo luận chi tiết từng điều của dự thảo luật, pháp lệnh cả về mặt nội dung cũng nhƣ kỹ thuật soạn thảo văn bản và báo cáo với Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội trƣớc khi Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội xem xét thông qua dự án pháp lệnh hoặc trình Quốc hội thông qua dự án luật, tránh tình trạng tại phiên họp xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh vẫn còn có quá nhiều ý kiến, nhất là về cách thể hiện. Hoạt động của các cơ quan của Quốc hội phải bảo đảm nguyên tắc hoạt động tập thể và quyết định theo đa số chứ không phải cách làm việc chủ yếu dựa trên bộ phận Thƣờng trực hoặc do cá nhân đại biểu trong Thƣờng trực Hội đồng, Ủy ban đƣợc phân công phụ trách dự án thực hiện nhƣ hiện nay. Các đại biểu Quốc hội không phải là thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra có thể tham gia một cách linh hoạt, luân phiên vào quá trình xem xét đối với dự án luật mà đại biểu Quốc hội đó quan tâm tại phiên họp của Hội đồng, Ủy ban.

Kinh nghiệm lập pháp của Quốc hội nhiều nƣớc cho thấy hoạt động của các Ủy ban thƣờng trực có ý nghĩa quyết định đối với dự án luật vì Quốc hội chỉ tiến hành thảo luận tại phiên họp toàn thể khi có ý kiến thẩm tra của Ủy ban của Quốc hội. Ý kiến nhận xét của cơ quan thẩm tra đề cập rất nhiều vấn đề, từ phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh đến các quan điểm và nội dung chính của dự án luật. Ngoài ra, trong báo cáo của mình, Ủy ban thẩm tra còn đề xuất ý kiến vào những điều khoản cụ thể của dự án luật. Trong nhiều trƣờng hợp, báo cáo thẩm tra gần nhƣ thể hiện quan điểm chung trong việc đánh giá, nhận xét về mức độ hoàn thiện của dự án và các đại biểu Quốc hội thƣờng căn cứ vào ý kiến của cơ quan thẩm tra mà tỏ thái độ của mình. Do đó, đẩy mạnh

công tác lập pháp của Quốc hội nói chung và hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội nói riêng phải đƣợc tiến hành trên cơ sở phát huy đầy đủ vai trò của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Cần đề cao trách nhiệm của các cơ quan này đối với việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.

Các cơ quan của Quốc hội có vai trò rất quan trọng trong hoạt động lập pháp nhất là trong điều kiện Quốc hội nƣớc ta hoạt động không thƣờng xuyên. Với nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao là thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh trƣớc khi trình ra Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội là chỗ dựa cho thành viên Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận và thông qua dự án luật, pháp lệnh. Chỗ dựa đó vững chắc thì thành viên Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội có định hƣớng đúng đắn để bày tỏ quan điểm của mình khi thảo luận, xem xét, thông qua hay không thông qua dự án luật, pháp lệnh. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo hƣớng tăng cƣờng năng lực thực sự của các cơ quan này. Hiệu quả hoạt động thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các thành viên của cơ quan. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động này phải quan tâm số lƣợng và chất lƣợng của các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, bảo đảm tất cả các thành viên của Ủy ban đều hoạt động chuyên trách thì mới có điều kiện tham gia có chất lƣợng vào hoạt động của Hội đồng, Ủy ban.

Theo xu hƣớng tập trung quyền lực cho Quốc hội cả về lĩnh vực lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc, cần phải tiếp tục kiện toàn Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội theo hƣớng tách bạch giữa địa vị pháp lý của Chủ nhiệm Ủy ban và thành viên của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội để phân định rõ trách nhiệm giữa hai tƣ cách này. Uỷ ban Thƣờng vụ

Quốc hội không phải là một cấp của Quốc hội mà là cơ quan thƣờng trực của Quốc hội, nên cần tập trung vào việc xem xét khía cạnh chính trị của vấn đề và tăng cƣờng sự điều hành và phối hợp công việc giữa Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đồng thời, cần tiếp tục kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng, các Ủy ban của Quốc hội theo hƣớng tăng cƣờng năng lực hoạt động lập pháp và giám sát của các cơ quan của Quốc hội. Phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan mà bố trí nhân sự, nhất là cần cân đối giữa tỷ lệ thành viên đƣợc đào tạo và có trình độ về pháp luật và các chuyên ngành khác; khắc phục tình trạng chồng chéo công việc giữa các cơ quan chuyên môn và đồng thời, tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan này đối với những “mảng giao thoa” trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để tiếp tục đẩy mạnh việc thành lập thêm một số Ủy ban của Quốc hội để tạo điều kiện cho các Ủy ban chuyên môn hóa hoạt động của mình theo hƣớng chuyên sâu về các lĩnh vực cụ thể nhƣ dân nguyện, giáo dục, khoa học - công nghệ,… Việc thành lập thêm các Ủy ban còn tạo điều kiện bố trí đại biểu hoạt động chuyên trách, tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh và nâng cao tính chất hoạt động thƣờng xuyên của Quốc hội và tổ chức các tiểu ban thuộc Ủy ban. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc tăng cƣờng nhân lực và bộ máy cho công tác thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)