Hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)

3.2. Một số giải pháp đổi mới hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp

3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của

lệnh của các cơ quan của Quốc hội

Trên cơ sở các vấn đề đã trình bày ở các phần trên, trƣớc hết cần tiếp tục nghiên cứu, quy định rõ hơn khái niệm Báo cáo thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nhất là yêu cầu về nội dung, kết cấu cụ thể của Báo cáo thẩm tra.

Thứ hai, về các loại Báo cáo thẩm tra, đề nghị không chỉ cơ quan chủ trì thẩm tra mà các cơ quan tham gia thẩm tra cũng cần có báo cáo thẩm tra bằng văn bản về những nội dung của dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các báo cáo này không nhất thiết phải đọc tại phiên họp, kỳ họp mà chỉ nên gửi cho Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội nghiên cứu để giảm bớt thời gian kỳ họp, phiên họp.

Thứ ba, về phƣơng thức thẩm tra, đối với việc thẩm tra các dự án luật chỉ nên có một phƣơng thức thẩm tra là thẩm tra chính thức thông qua phiên họp toàn thể của các cơ quan chủ trì thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra. Việc thẩm tra có thể tiến hành một hoặc nhiều lần, tuỳ theo kết quả và tiến độ xây dựng văn bản. Phạm vi, nội dung thẩm tra giữa các lần không đƣợc trùng lặp. Thẩm tra lần đầu tập trung ở những vấn đề có tính nguyên tắc, những nội dung cơ bản, có tính chất định hƣớng, nền tảng. Những lần thẩm tra sau cần đi vào những vấn đề cụ thể, nhƣng không nên đi vào những vấn đề quá chi tiết và phải quan tâm đến tính khả thi, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Nếu dự án đƣợc thẩm tra nhiều lần, thì báo cáo thẩm tra lần sau của cơ quan trình không nhất thiết phải nêu lại những vấn đề mà cơ quan đƣợc trình (Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội) đã xem xét, quyết định, trừ trƣờng hợp do điều

Thứ tư, về trách nhiệm của cơ quan thẩm tra, đề nghị nghiên cứu, quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn trách nhiệm của cơ quan thẩm tra đối với báo cáo thẩm tra, hạn chế tình trạng “để lọt” những dự án chƣa đạt chất lƣợng qua khâu thẩm tra.

Song song với việc quy định trách nhiệm của cơ quan thẩm tra đối với báo cáo thẩm tra nhƣ nêu trên, đề nghị về lâu dài cần có nghiên cứu, quy định cho cơ quan thẩm tra thẩm quyền đƣợc bác đề nghị trình dự án luật, pháp lệnh của cơ quan trình dự án, nếu thấy chất lƣợng dự án còn chƣa đạt hoặc có nhiều vấn đề quan trọng cần phải tiếp tục nghiên cứu. Việc này sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thẩm tra trong việc thẩm tra dự án, giảm thiểu những dự án chƣa đạt chất lƣợng trình ra Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội. Trƣớc mắt, trong báo cáo thẩm tra cần phải nêu rõ chính kiến của cơ quan thẩm tra về chất lƣợng dự án có bảo đảm chất lƣợng để trình hay không trình ra Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Quốc hội, để Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội quyết định.

Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về quy trình thẩm tra, tạo điều kiện để Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm tra. Cần quy định cụ thể, chi tiết về hệ tiêu chí thẩm tra dùng để đánh giá chất lƣợng dự án; có cơ chế phối hợp giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan soạn thảo ngay từ đầu để xử lý các vấn đề liên quan đến việc xây dựng dự án. Đồng thời, cần xác định những yêu cầu cơ bản của một báo cáo thẩm tra, nhất là việc phân tích, đánh giá các chính sách cơ bản đƣợc đề xuất trong dự án. Theo đó, cần tập trung vào việc phân tích, phản biện và đƣa ra các kiến nghị thể hiện rõ chính kiến của cơ quan thẩm tra về các chính sách đó, làm cơ sở cho Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định; kiến nghị cụ thể những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau để trình Quốc hội biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh.

Hoàn thiện các quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hƣớng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, tham gia thẩm tra. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp thẩm tra. Cơ quan tham gia thẩm tra không chỉ dừng ở việc tham gia cuộc họp mà cần có báo cáo bằng văn bản tham gia thẩm tra để gửi cơ quan chủ trì thẩm tra.

Xác định rõ giá trị pháp lý của báo cáo thẩm tra, đặc biệt là trong việc phân tích, đánh giá các chính sách đƣợc đề xuất trong dự án. Báo cáo thẩm tra phải phản ánh toàn diện dự án, nhất là về chính sách, những vấn đề quan trọng, nội dung có ý kiến khác nhau, đặc biệt là thẩm tra nguồn lực tài chính để thực hiện các chính sách đó.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp, các chuyên gia, nhà khoa học và lấy ý kiến đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của dự án luật. Trong việc lấy ý kiến về dự án luật, cần có cơ chế thu hút, khuyến khích các hiệp hội, cơ sở nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học vào việc đánh giá, phân tích, hoạch định chính sách pháp luật từ khâu đề xuất xây dựng văn bản, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra đến chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật. Cần tạo “diễn đàn” để đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của dự án, cơ quan, tổ chức và công dân trực tiếp tham gia thảo luận, tranh luận về các vấn đề liên quan đến nội dung của dự án luật thông qua website của Ủy ban. Có biện pháp nghiên cứu, tiếp thu có hiệu quả các ý kiến góp ý về dự án luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)