Quan điểm đổi mới hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 82)

3.1. Quan điểm đổi mới hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội của các cơ quan của Quốc hội

3.1.1. Bảo đảm chất lượng hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc pháp quyền

Để thực hiện yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Nhà nƣớc pháp quyền, theo kinh nghiệm của nhân loại, trƣớc hết là một nhà nƣớc có hệ thống pháp luật tốt cả về nội dung lẫn hình thức và đƣợc mọi ngƣời tôn trọng. Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc thực hiện chủ trƣơng chủ động hội nhập quốc tế đòi hỏi phải ƣu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Đảng đã đề ra phƣơng hƣớng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực chất là thực hiện một cuộc cải cách pháp luật sâu rộng, nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng pháp luật, trong đó có chất lƣợng công tác lập pháp nói chung và chất lƣợng thẩm tra dự án luật, pháp lệnh nói riêng. Cụ thể:

- Xác định các lĩnh vực trọng điểm cần ƣu tiên đầu tƣ để xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trong chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội từng năm, cả nhiệm kỳ và chƣơng trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Chính phủ, cần xác định một số lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, tạo sức bứt phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong

từng giai đoạn, để ƣu tiên tập trung nguồn nhân lực nhằm xây dựng và ban hành kịp thời các luật, bộ luật, pháp lệnh có tính khả thi cao;

- Đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật, pháp lệnh từ sáng kiến pháp luật đến thông qua luật, pháp lệnh nhằm đẩy nhanh quá trình soạn thảo, ban hành luật, pháp lệnh. Nâng cao chất lƣợng văn bản quy phạm pháp luật. Các dự án luật, pháp lệnh chỉ đƣợc xem xét thông qua khi có giải trình rõ ràng về cơ chế, biện pháp, các nguồn lực bảo đảm tổ chức thực hiện. Xác định rõ quy trình, cơ chế “nội luật hóa” các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật. Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

3.1.2. Bảo đảm chất lượng hoạt động thẩm tra dự án luật của các cơ quan của Quốc hội đặt trong yêu cầu tổng thể về cải cách, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội

Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính vì vậy, việc kiện toàn tổ chức, đổi mới phƣơng thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội là chủ trƣơng lớn của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động

của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội để cử tri lực chọn và bầu những người thực sự tiêu biểu vào Quốc hội. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách; có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri. Cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng luật, pháp lệnh; luật, pháp lệnh cần quy định cụ thể, tăng tính khả thi để đưa nhanh vào cuộc sống” [8, tr.67].

Do tính chất và tầm quan trọng trong hoạt động của một cơ quan quyền lực nhà nƣớc trƣớc các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền phải giải quyết và các đòi hỏi của quá trình phát triển đất nƣớc, hội nhập quốc tế hiện nay, một yêu cầu khách quan đặt ra là cần từng bước chuyển đổi từ một Quốc hội hoạt động không thường xuyên sang một Quốc hội hoạt động thường xuyên [7, tr.27]. Tính chất thƣờng xuyên trong hoạt động của Quốc hội thật sự cần thiết đối với nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong bối cảnh các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của sự phát triển đất nƣớc ngày càng trở nên phong phú, phức tạp và biến đổi nhanh chóng.

Tổ chức và hoạt động của Quốc hội là yếu tố quyết định chất lƣợng lập pháp của Quốc hội và chất lƣợng thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh. Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với một số lƣợng hết sức lớn các dự án luật về các lĩnh vực, nhiều vấn đề cần pháp luật điều chỉnh mà Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 đã xác định: “Các đạo luật phải giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội” thì

với tổ chức và hoạt động của Quốc hội nhƣ hiện nay là rất khó thực hiện. Vì vậy, giải pháp có tính quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh là phải gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo hƣớng lấy lập pháp là chức năng chủ yếu. Chuyển phƣơng thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội từ một Quốc hội hoạt động không thƣờng xuyên sang Quốc hội hoạt động thƣờng xuyên; đại biểu Quốc hội hoạt động theo chế độ chuyên trách; tổ chức lại các Ủy ban theo cơ chế Ủy ban, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tăng tính độc lập, thay đổi phƣơng thức thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. Với định hƣớng đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội đặt ra các vấn đề:

- Cải cách chế độ bầu cử: Bảo đảm một cơ cấu đại biểu đƣợc bầu từ các giai cấp, tầng lớp xã hội và các dân tộc. Lựa chọn những đại biểu xuất sắc thông qua cơ chế tranh cử. Tăng cƣờng mối quan hệ trách nhiệm của đại biểu với cử tri bằng việc đổi mới và bảo đảm thực hiện trên thực tế chế độ giám sát của cử tri với những đại biểu do chính họ bầu ra. Tăng cƣờng vai trò giám sát của Quốc hội đối với đại biểu thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm. Nâng cao ý thức chính trị và trách nhiệm công dân của cử tri trong bầu cử. Xác định lại chức năng, thẩm quyền của các Ủy ban theo hƣớng tăng thẩm quyền và bảo đảm tính độc lập nhằm tạo ra cơ chế phản biện nội tại trong thẩm tra dự án luật, pháp lệnh giữa các Ủy ban. Cùng với điều đó, nâng cao chất lƣợng đại biểu, thay đổi tính chất hoạt động từ kiêm nhiệm sang chuyên trách, tăng tính chuyên nghiệp, tính kế thừa của đại biểu Quốc hội.

- Tăng cƣờng tổ chức và hoạt động của các Ủy ban: Duy trì chặt chẽ chế độ làm việc tập thể và quyết định theo đa số trong các phiên họp thẩm tra dự án luật, pháp lệnh; tăng cƣờng trách nhiệm của Thƣờng trực Hội đồng, Thƣờng trực Ủy ban, tăng cƣờng công tác chỉ đạo điều hòa, phối hợp các cơ quan này của Lãnh đạo Quốc hội trong thẩm tra các dự án luật, pháp

lệnh mà nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, vấn đề thuộc Hội đồng, các Ủy ban phụ trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 82)