3.2. Các giải pháp nâng chất lƣợng giám đốc thẩm, tái thẩm trong
3.2.3. Hoàn thiện quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 có quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cho Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC; Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện;
Hiện nay, Luật tổ chức TAND mới vừa được thông qua ngày 24/11/2014 có hiệu lực ngày 01/6/2015 có thay đổi lại cơ cấu tổ chức TAND. Theo đó, TAND cấp tỉnh không còn thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm và không còn thẩm quyền kháng nghị của Chánh án TAND cấp tỉnh. Việc xem xét, giải quyết khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp huyện sẽ thuộc thẩm quyền TAND cấp cao và TANDTC.
Do đó thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp huyện sẽ thuộc thẩm quyền của Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSND các cấp. Tuy nhiên, chính các Chánh án TAND cấp cao và Chánh án TANDTC sau đó lại làm chủ toạ phiên họp của Hội đồng xét kháng nghị đó thì không đảm bảo yếu tố khách quan, vậy nên chăng quy định thẩm quyền kháng nghị cho Viện trưởng VKSND mà thôi, còn Chánh án TAND các cấp có quyền yêu cầu Viện trưởng VKSND kháng nghị khi phát hiện có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tác giả xin đề xuất sửa quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm như sau:
Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
1. Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;
3. Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện
Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
1. Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
2. Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;
3. Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện
4. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm