3.2. Các giải pháp nâng chất lƣợng giám đốc thẩm, tái thẩm trong
3.2.5. Hoàn thiện quy định về rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm,
định của TAND cấp cao đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; bản án, quyết định của TAND khác khi xét thấy cần thiết.
Để khắc phục tình trạng một vụ án trải qua quá nhiều cấp xét xử cũng như tình trạng những bản án sai sót phần nội dung mà cấp giám đốc thẩm, tái thẩm có thể sửa được cần quy định thêm quyền hạn cho Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm: sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện: các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; không có vi phạm thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, bên thứ ba cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
3.2.5. Hoàn thiện quy định về rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tái thẩm
Hiện nay, BLTTDS chưa có quy định về việc trình tự, thủ tục giải quyết trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Khi người có thẩm quyền kháng nghị rút quyết định kháng nghị thì có phải ra quyết định đình chỉ xét xử hay không? Trong thực tiễn công tác thì thấy rằng khi người có thẩm quyền kháng nghị rút quyết định kháng nghị trước hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thì họ sẽ làm “Quyết định rút kháng nghị” mà hội đồng xét xử không cần phải đưa ra một quyết định nào cả. Thực tế làm như vậy là chưa phù hợp và không thống nhất được trong toàn ngành Tòa án, nên BLTTDS cần có những quy định điều chỉnh nội dung này. Theo đó, nếu người có thẩm quyền kháng nghị rút toàn bộ kháng nghị trước,
trong khi mở tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thì chỉ cần ban hành “Quyết định rút kháng nghị”; Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ra “Quyết định đình chỉ xét xử”; nếu việc rút kháng nghị xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự thì không có quyền rút kháng nghị.