thu hồi đất để xây dựng khu đô thị
Cũng như các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, thu hồi đất để xây dựng khu đô thị và quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất cũng không thể thiếu được vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ, hành vi xử sự của các chủ thể tham gia vào mối quan hệ này. Cần thiết phải có pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên. Có thể nói, vai trị của pháp luật trong bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất được thể hiện ở các phương diện sau:
Một là, pháp luật điều chỉnh hài hòa các quan hệ xã hội giữa Nhà nước,
người nông dân và nhà đầu tư
Người nông dân là chủ thể bị thu hồi đất, người nông dân tin tưởng và giao cho Nhà nước trọng trách thay mặt nhân dân trong trường hợp cần thiết thu hồi đất sử dụng cho mục đích chung của xã hội, vì sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, phải tuân thủ theo quy định pháp luật và đảm bảo lợi ích giữa các bên. Người nơng dân luôn là người phải chịu quản lý và chịu sự phán quyết nên họ ln ở vị thế bất lợi. Trong khi đó, người nơng dân khơng có phương tiện bảo vệ nào khác ngoài sử dụng pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Nhà nước lúc này đóng vai trị cầu nối giữa người nơng dân và chủ đầu tư nhằm đảm bảo việc thực hiện lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và không làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất.
Hai là, pháp luật bảo vệ quyền tài sản của người nông dân bị thu hồi đất, đất bị thu hồi được quản lý và kiểm sốt chặt chẽ; hướng đến mục đích bảo đảm việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn có lợi từ đất.
Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giữ quyền định đoạt về đất đai như quyết định mục đích sử dụng đất, quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, cá nhân; thu hồi hoặc cho thuê đất đã giao; hạn chế về thời gian và hạn mức đối với việc giao đất hoặc cho thuê đất; định giá đất. Cịn người nơng dân được được trao quyền sử dụng đất; được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất được coi là quyền tài sản cần phải được Nhà nước bảo hộ bằng pháp luật. Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu đô thị sẽ làm chấm dứt quyền và lợi ích hợp pháp của người nông dân, đã gây ảnh hưởng và làm xáo trộn đời sống của người nông dân. Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề về bồi thường, hỗ trợ cho người nơng dân theo hướng tích cực; điều đó đã mang lại lợi ích vơ cùng to lớn về kinh tế, xã hội, bảo đảm lợi ích và ổn định đời sống sản xuất cho người nông dân bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, việc giải quyết hài hịa các lợi ích cho người nơng dân tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của người nơng dân và tồn xã hội đối với các chính sách thu hồi đất của Nhà nước, làm giảm phát sinh khiếu kiện, tranh chấp đất đai, từ đó góp phần ổn định trật tự xã hội.
Ba là, pháp luật bảo đảm lợi ích của người nơng dân, vấn đề bồi thường
được thỏa đáng và hài hịa lợi ích các bên sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội. Với một đất nước nơng nghiệp có khoảng 70% dân số là nơng dân và là quê hương của nơi trồng lúa nước thì vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi ích của người nông dân. Đất nông nghiệp không chỉ là cơ sở để nền sản xuất nông nghiệp nước ta tồn tại phát triển, mà còn là điều kiện vật chất để tạo ra việc làm, đem lại thu nhập đảm bảo cuộc sống cho người nơng dân. Vì vậy, khi thu hồi đất, điều đầu tiên Nhà nước phải giải
quyết đó là bảo đảm quyền lợi cho người nông dân thông qua cơ chế bồi thường. Bồi thường ra sao, bồi thường như thế nào để tránh gây xung đột xã hội và không gây ra những áp lực vượt quá khả năng tài chính của Nhà nước. Bởi vậy, pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội nhằm bảo đảm hài hịa các lợi ích các bên. Qua việc chấp hành và tuân thủ quy định pháp luật Đất đai, người nông dân cũng tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình; Cơ quan Nhà nước cũng tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình thơng qua quy định pháp luật trong việc bồi thường cho người nông dân bị thu hồi đất. Có như vậy, mới khơng tạo ra những mâu thuẫn, xung đột giữa các bên trong vấn đề bồi thường, đảm bảo sự cân bằng và đáp ứng yêu cầu tiếp cận đất đai trong quá trình phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bốn là, người nơng dân có thể dễ dàng kiểm soát quyền và nghĩa vụ của mình. Thơng qua đó dễ dàng giám sát, theo dõi hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm đảm bảo duy trì kỷ cương, kỷ luật Nhà nước.
Qua những quy định cụ thể, người nơng dân có thể hiểu rõ được cơ sở, thẩm quyền, trình tự thu hồi đất, quyền và nghĩa vụ của họ như thế nào, thu hồi đất vì mục đích gì. Ngồi ra, người nơng dân có thể theo dõi hành vi ứng xử của cán bộ, cơng chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật về thu hồi đất và quyền lợi của người nông dân để có thể đấu tranh, lên án với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm duy trì kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Cuối cùng, pháp luật về bảo vệ quyền của người nơng dân đóng góp vai
trị giáo dục mạnh mẽ, góp phần hình thành văn hóa pháp lý, giúp cho mọi người biết sống và làm việc theo Hiến Pháp và pháp luật, biết cách tự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình và tơn trọng quyền lợi ích của mọi người trong xã hội.