Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị theo pháp luật việt nam (Trang 93 - 100)

bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị

Để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của người nông dân như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong công tác thu hồi đất để xây dựng khu đơ thị. Tun truyền pháp luật chính sách của nhà nước, để người nông dân hiểu và làm theo pháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tăng cường công tác giáo dục và đào tạo tại nơng thơn, để thế hệ trẻ có trình độ tri thức và văn hóa sống lành mạnh.

Thực tiễn trong quá trình xử lý vi phạm về đất đai trong quá trình tổ chức thực thi cho thấy phần lớn các vi phạm có ngun nhân từ sự khơng hiểu biết hoặc kém hiểu biết về pháp luật đất đai. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất, phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục tới người nông dân bị thu hồi đất và cán bộ, công chức quản lý đất đai nhằm hạn chế những hành vi tiêu cực trong xã hội.

Thứ hai, cơng khai, minh bạch trong q trình thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị

Cơng khai, minh bạch là một tiêu chí cơ bản để đánh giá tính hiệu quả trong nền quản trị đất đai hiện nay. Minh bạch không chỉ là việc cơng khai thủ tục, quy trình mà cịn là cho phép người dân được tham gia bàn bạc, trao đổi ngay từ đầu đối với các dự án thu hồi đất. Có cơng khai minh bạch trình tự, thủ tục thì mới được sự đồng thuận của người dân. Thực tế cho thấy, địa phương nào không công khai, minh bạch hoặc tính cơng khai minh bạch thấp thì dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Việc công khai, minh bạch thông tin cần được thực hiện ở hai nội dung sau:

đất địa phương thông qua việc công bố, niêm yết trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể nắm bắt và theo dõi. Trên cơ sở đó, người dân mới có thể theo dõi, giám sát việc quản lý và sử dụng quỹ đất địa phương.

Hai là, cơng khai minh bạch về tài chính và dự án đầu tư. Người nơng

dân bị thu hồi đất ln so sánh giá đất được áp dụng để tính bồi thường, hỗ trợ với giá nhà đất mà nhà đầu tư bán ra trên thị trường; họ cũng không biết giá đất đem đổi lấy hạ tầng để xây dựng khu đơ thị được tính như thế nào, giá trị đầu tư hạ tầng là bao nhiêu, giá bán ra trên thị trường cũng không được biết cụ thể. Người nông dân bị thu hồi đất cũng không biết nhà đầu tư đã bỏ bao nhiêu tiền hàng năm để đầu tư khu đô thị và nộp ngân sách bao nhiêu. Tất cả những điều này chưa được công khai, minh bạch, làm cho người dân càng nghi ngờ, bức xúc nhiều hơn.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất cần đề cao sự công khai, minh bạch trong tổ chức thực thi.

Thứ ba, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, sự hiểu biết pháp luật đất đai, phẩm chất đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong quản lý đất đai; nhằm cải thiện hiệu quả bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất.

Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật đất đai mới, cập nhật những cơ chế và chính sách cho các cán bộ cơng chức địa phương cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng địa phương. Điều này không chỉ giúp đội ngũ cán bộ cơng chức nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức pháp luật, kỹ năng áp dụng pháp luật mà còn tạo điều kiện cho họ tuyên truyền pháp luật đến người dân đầy đủ, chính xác.

Bên cạnh đó, việc trau dồi phẩm chất đạo đức cũng là điểu cần thiết đối với cán bộ, công chức và cần thực hiện thường xuyên. Bởi thực tế ở nhiều địa phương, tình trạng lạm quyền xảy ra nhiều, cán bộ có thái độ hách dịch, coi thường người nơng dân trong q trình thi hành cơng vụ.

Thứ tư, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực thi pháp luật về thu hồi đất và cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.

Việc kiểm tra, giám sát thể hiện qua một số nội dung sau:

Một là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý đất đai nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hành vi sai phạm, yếu kém, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Đồng thời, tìm ra những thiếu sót, bất cập giữa các quy định pháp luật và thực tiễn trong quá trình thực thi để kịp thời sửa chữa, bổ sung hoặc thay thế các quy định chưa phù hợp với thực tiễn.

Hai là, việc thanh tra giám sát thông qua Hội đồng nhân dân các cấp,

Mặt trận Tổ quốc tại địa phương và người dân trong toàn xã hội góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong q trình thi hành cơng vụ; giúp cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng nắm bắt thơng tin, đảm bảo tính chính xác và khách quan về các vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý và thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ

quan, tổ chức quản lý và thu hồi đất của người nơng dân. Việc làm này góp phần xử lý kịp thời những khuất tất, những vi phạm pháp luật trong quá trình thu hồi và giải phóng mặt bằng; hạn chế tối đa các khiếu nại, tố cáo của người dân. Đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người nơng dân, giúp họ hưởng đầy đủ các lợi ích trong q trình thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.

Bốn là, xây dựng một hành lang pháp lý chi tiết, cụ thể để việc tham gia của các luật sư vào quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của người nông dân bị thu hồi đất để mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ quyền lợi cho người nông dân. Cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để đảm bảo tính cơng bằng, bình đẳng, bảo vệ cao nhất quyền lợi của người

Kết luận chương 3

Bên cạnh những thành tựu đạt được về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đơ thị; để góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả hơn trong quá trình thực thi; Chương 3 của luận văn đưa ra những định hướng và giải pháp. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị phải phù hợp với Hiến pháp, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước và phù hợp Luật Đất đai trong từng thời kỳ, khơng có sự mâu thuẫn với quy định của các ngành luật liên quan.

Thứ hai, pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị phải đảm bảo hài hịa lợi ích các bên.

Thứ ba, pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị phải được điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế.

Thứ tư, pháp luật đất đai cần chú trọng hơn đến sinh kế và đời sống lâu dài của người nông dân bị thu hồi đất.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

Trên cơ sở đưa ra các định hướng trên, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất và giải pháp nâng cao hiệu quả trong bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị phù hợp hơn với bối cảnh nước ta hiện nay. Cùng với triển khai các giải pháp hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, các quyền của người sử dụng đất phải được thực hiện đồng bộ từ giải pháp sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp đến giải pháp ban hành mới các quy định pháp luật liên quan trong lĩnh vực này. Nội dung hoàn thiện

pháp luật mang tính tổng thể từ việc xác định chủ thể, thẩm quyền, trách nhiệm phối hợp đến các thủ tục hành chính, vi phạm và xử lý vi phạm, tác giả đã đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện. Đây chính là cơ sở để các tổ chức thực hiện pháp luật và bảo đảm cho pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.

KẾT LUẬN

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang phi nông nghiệp để xây dụng khu đô thị là điều cần thiết trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước. Việc thu hồi đất có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền lợi, đời sống của người nông dân bị thu hồi đất. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách, quy định cụ thể để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của người nơng dân; nhưng vì nhiều lý do khác nhau khiến các quyền của họ bị ảnh hưởng đáng kể, ảnh hưởng đến quyền lợi của một cộng đồng dân cư nghèo.

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận và nội dung pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xấy dựng khu đô thị và nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt nam về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị trong chương 1 và chương 2. Tác giả nhận thấy, quyền của người nông dân bị ảnh hưởng chủ yếu bởi lý do như sự bất cập của pháp luật chưa phù hợp thực tế tại địa phương, do sự thiếu trách nhiệm, tham nhũng của đội ngũ thực thi pháp luật; một phần cũng do sự thiếu nỗ lực, thiếu hiểu biết của người nông dân.

Khắc phục những bất cập trên nhằm bảo vệ quyền lợi của người nông dân bị thu đồi đất, Luật Đất đai năm 2013 và những văn bản quy phạm pháp luật đã có những sửa đổi, bổ sung, tăng cường cơ chế giám sát trong thực thi pháp luật… nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Để khắc phục những hạn chế, những điểm còn tồn tại trong việc bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất, tác giả đề xuất một số giải pháp pháp lý, tăng cường đổi mới cơ chế về bảo vệ quyền lợi cho người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ở Chương 3. Với hy vọng, trong thời gian tới pháp luật đất đai sẽ có những cơ chế phù hợp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại đặt ra, góp phần bảo vệ tối đa quyền của người nơng dân bị thu hồi đất.

Tóm lại nghiên cứu về bảo vệ quyền cho người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị với mục đích tìm ra những điểm phù hợp và những điểm hạn chế của bảo vệ quyền ở pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị phù hợp trong bối cảnh sửa đổi Luật đất đai năm 2013 trong thời gian tới. Nghiên cứu cơ sở pháp lý và xây dựng phương thức điều tiết lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người nông dân khi bị Nhà nước thu hồi đất là vấn đề cần được nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị theo pháp luật việt nam (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)