Không dẫn độ trong trường hợp cá nhân sẽ bị kết án tử hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam (Trang 36 - 37)

Những quan điểm về nhân quyền ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đời sống quốc tế. Một trong những quan điểm về nhân quyền có tác động lớn lao đến hệ thống pháp luật của một số quốc gia đó là việc loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi khung hình phạt của quốc gia khi xét xử các tội phạm. Số lượng các quốc gia không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử tội phạm được ghi nhận rộng rãi ở phương Tây như: Ustralia, Canada, Đức, NaUy,… Trong khi một số các quốc gia vẫn duy trì án tử hình như: Nhật Bản, Việt Nam, Hoa Kỳ…

Việc các quốc gia có nên loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi khung hình phạt cũng nhận được những luồng ý kiến trái chiều. Với những quốc gia có tỷ lệ tội phạm cao và ngày càng gia tăng thì hình phạt tử hình được coi là biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với một cá nhân có hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng pháp luật quốc gia đó, nếu không áp dụng hình phạt tử hình, kẻ phạm tội có nhiều cơ hội hơn để lẩn tránh sự trừng phạt nghiêm khắc của công lý, đồng thời gia tăng mức độ cũng như thủ đoạn phạm tội. Quan điểm trái ngược được đưa ra nhằm thúc đẩy nhân quyền tiến bộ trên thế giới phát triển, việc một cá nhân sinh ra bởi tạo hoá thì cũng chỉ tạo hoá mới có quyền tước đoạt cuộc sống của họ. Những khác biệt về quan điểm pháp lý cũng như hệ thống pháp luật của các quốc gia đã tạo thành những cản trở không nhỏ đối với hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia. Bởi việc xem xét hình phạt được áp dụng đối với cá nhân có thể bị dẫn độ được coi là một trong những biểu hiện đáp ứng nguyên tắc định danh kép. Chính vì thế, trong quan hệ hợp tác dẫn độ tội phạm, các quốc gia cũng đưa ra thoả thuận về trường hợp quốc gia được yêu cầu sẽ từ chối dẫn độ nếu như cá nhân được dẫn độ sẽ bị kết án tử hình đối với hành vi vi phạm của mình tại quốc gia yêu cầu hoặc quốc gia đó sẽ chấp nhận dẫn độ nếu nhận được sự cam kết của quốc

gia yêu cầu rằng cá nhân đó sẽ không bị lĩnh án tử hình. Đây được coi là một phương thức hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm song và đa phương.

Ví dụ: Điểm d, Điều 4, Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về dẫn độ năm 1970 có quy định các trường hợp từ chối dẫn độ, trong đó: Nếu hành vi vi phạm của cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án tử hình theo quy định của quốc gia yêu cầu dẫn độ thì quốc gia được yêu cầu có thể từ chối yêu cầu đó.

Trong đạo luật về bắt giữ của Châu Âu năm 2003 có quy định rằng một người sẽ chỉ bị dẫn độ khi đảm bảo một số điều kiện nhất định, một trong những yêu cầu đó là án tử hình sẽ không được áp dụng đối với hành vi phạm tội của cá nhân bị dẫn độ.

Một trong những vụ việc đáng chú ý của dư luận quốc tế khi Thái Lan từ chối yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ liên quan đến người sáng lập ra trang web Wikileaks - Assange (ông này bị Hoa Kỳ cáo buộc đã đưa ra những thông tin tối mật của Hoa Kỳ trên trang web của mình). Lý do từ chối dẫn độ được Thái Lan đưa ra là nếu bị dẫn độ về Hoa Kỳ, Assange có thể bị xét xử và định tội với khung hình phạt cao nhất đó là tử hình. Vụ việc điển hình nói trên cũng đủ để cho thấy sự nhạy cảm trong quan hệ dẫn độ giữa các quốc gia, điều này càng chứng tỏ việc các quốc gia cần đưa ra những thoả thuận ghi nhận trong điều ước về các trường hợp từ chối dẫn độ để vừa nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực thi hiệu quả, đồng thời quan hệ với các quốc gia khác được duy trì và ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)