Hiệp ước dẫn độ giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam (Trang 59 - 62)

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa sắc tộc với tỷ lệ người nhập cư hàng năm rất cao. Sự đa dạng về chủng tộc cũng như sự phát triển về tất cả mọi mặt của quốc gia này là điểm thuận lợi tuy nhiên cũng dẫn đến sự gia tăng về tỷ lệ phạm tội. Sự kiện ngày 11/09/2001 đã đặt quốc gia này trước thách thức về sự tấn công mạnh mẽ của lực lượng khủng bố cũng như các hình thức phạm tội khác đe doạ đến an ninh của quốc gia. Nền an ninh quốc gia vốn đã được đảm bảo chặt chẽ ở Liên bang cũng như các Bang của Hoa Kỳ, nay lại càng được thắt chặt hơn cùng với sự ra đời của các đạo luật mới về chống khủng bố và các chính sách tăng cường an ninh quốc gia của Hoa Kỳ (Đạo luật chống khủng bố năm 2002. Đạo luật Sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học và An ninh y tế cộng đồng năm 2002..).

Bên cạnh việc tiến hành các hoạt động tăng cường an ninh quốc gia, Hoa Kỳ còn tiến hành các hoạt động hợp tác với các quốc gia khác để xây dựng các điều

ước quốc tế nhằm ngăn chặn và trừng phạt các hành vi phạm tội gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, khu vực và an ninh quốc tế. Trong hợp tác về dẫn độ tội phạm, Hoa Kỳ đã có hơn 100 điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm với các quốc gia khác như: Canada, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Venezuela, Việt Nam, Thái Lan, Irac, Ireland…). Một trong những hoạt động hợp tác song phương của Hoa Kỳ, đó là Hiệp ước dẫn độ giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hoa kỳ, ký ngày 25/06/2003 và Hiệp ước này đã phát sinh hiệu lực vào ngày 01/02/2010. Với 22 điều khoản quy định về phạm vi áp dụng của Hiệp định với các điều ước song phương giữa các quốc gia thành viên với Hoa Kỳ, việc chuyển giao và chứng thực tài liệu, quy định về yêu cầu bắt giữ tạm thời, thông tin bổ sung, đơn giản hoá thủ tục dẫn độ… Hiệp ước dẫn độ giữa EU và Hoa Kỳ đóng vai trò như một công cụ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương về dẫn độ giữa các quốc gia thành viên EU với Hoa Kỳ.

Về phạm vi áp dụng của Hiệp ước: Liên minh châu Âu có nghĩa vụ đảm bảo

rằng các quy định trong Hiệp ước này được áp dụng liên quan đến các điều ước song phương về dẫn độ giữa các nước thành viên và Hoa Kỳ. Hiệp ước này cũng có hiệu lực đối với tất cả các hành vi phạm tội có trước cũng như sau khi Hiệp ước có hiệu lực. Tuy nhiên, Hiệp ước cũng đưa ra phạm vi rõ ràng nhằm tôn trọng những cam kết song phương giữa Hoa Kỳ với các quốc gia thành viên Liên minh, những vấn đề nào sẽ áp dụng điều ước song phương giữa Hoa Kỳ và quốc gia thành viên, những vấn đề nào sẽ áp dụng các quy định trong Hiệp ước về dẫn độ giữa Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đều được quy định rất rõ ràng trong các điều khoản của Hiệp ước, cụ thể là tại Điều 3 của Hiệp ước như: Điều 6 (Quy định chuyển các yêu cầu bắt giữ tạm thời) sẽ được áp dụng trong trường hợp không có các quy định trong điều ước song phương về việc chuyển trực tiếp các yêu cầu bắt giữ tạm thời giữa Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và các Bộ Tư pháp của các quốc gia thành viên liên quan; Điều 8 (quy định vấn đề bổ sung thông tin) sẽ được áp dụng trong trường hợp không có các quy định của điều ước song phương về bổ sung thông tin trong yêu cầu dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia thành viên EU với Hoa Kỳ; …).

Về đối tượng dẫn độ: Một hành vi phạm tội là đối tượng của hoạt động dẫn

độ nếu hình phạt đối với tội này được quy định trong pháp luật của cả hai quốc gia (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu) tối thiểu là 1 năm hoặc một hình phạt nặng hơn, đối với trường hợp dẫn độ để thi hành bản án thì thời gian thi hành bản án còn lại tối thiểu phải là 4 tháng. Hiệp ước quy định hành vi phạm tội có thể là đối tượng dẫn độ dù pháp luật hai quốc gia có thể không sử dụng cùng một thuật ngữ để định danh. Đối với các hành vi phạm tội liên quan đến thuế, hải quan, kiểm soát tiền tệ, xuất nhập khẩu, dẫn độ có thể được cung cấp trong trường hợp các quốc gia này có quy định về cùng loại thuế và cùng loại hàng hoá.

Ngoài ra, Điều 13 Hiệp ước cũng quy định: trường hợp mà cá nhân bị dẫn độ có thể bị áp dụng hình phạt tử hình theo quy định của pháp luật quốc gia yêu cầu thì quốc gia được yêu cầu có thể cho phép dẫn độ với điều kiện họ nhận được cam kết rằng hình phạt tử hình sẽ không được áp dụng đối với cá nhân đó. Nếu quốc gia yêu cầu không chấp thuận điều kiện này thì quốc gia được yêu cầu có thể từ chối dẫn độ mà không bị coi là vi phạm các cam kết đã thông qua giữa hai quốc gia.

Về thủ tục yêu cầu dẫn độ: Thủ tục yêu cầu và đáp ứng dẫn độ sẽ được thực

hiện trên cơ sở các điều ước song phương giữa các quốc gia EU với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hiệp ước có quy định thêm rằng các yêu cầu và các tài liệu hỗ trợ sẽ có thể được truyền qua các kênh ngoại giao như Đại sứ quán của quốc gia được yêu cầu đang nằm trong lãnh thổ quốc gia yêu cầu, ngày nhận được yêu cầu của Đại sứ quán sẽ được coi là ngày nhận lời của quốc gia được yêu cầu để tính thời hạn đáp ứng yêu cầu dẫn độ của hai quốc gia này (Điều 7);

Hiệp ước về dẫn độ giữa Liên minh châu Âu và Hoa kỳ cũng đưa ra các quy định về việc đơn giản hoá thủ tục dẫn độ: Nếu cá nhân có thể bị dẫn độ tỏ rõ sự đồng ý đối với việc bị dẫn độ cho quốc gia yêu cầu, thì quốc gia được yêu cầu căn cứ vào các nguyên tắc và thủ tục được quy định trong pháp luật quốc gia mình, tiến hành trao trả người đó trong thời gian sớm nhất có thể (Điều 11 Hiệp ước).

Chúng ta thường thấy điều ước quốc tế được ký kết song phương giữa hai quốc gia độc lập có chủ quyền chứ chưa thấy nhiều sự xuất hiện các điều ước quốc tế song phương giữa một quốc gia và một tổ chức quốc tế liên chính phủ, việc EU đại

diện cho các quốc gia thành viên ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm thể hiện sự thống nhất một cách toàn diện của tổ chức này với một quốc gia châu Mỹ như Hoa Kỳ, có sự phát triển mạnh mẽ và giao lưu mạnh mẽ với châu Âu trong các lĩnh vực nhưng cũng có tỷ lệ phạm tội ở mức độ rất cao trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)