Bộ luật Tố tụng Hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam (Trang 101 - 107)

Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua ngày 26/11/2003. Toàn bộ nội dung của Bộ luật Tố Tụng Hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm… Bộ luật Tố tụng Hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Một trong những quy định quan trọng của Bộ luật Tố tụng Hình sự liên quan đến hợp tác quốc tế giữa các cơ quan tố tụng của Việt Nam với các cơ quan tương

ứng của nước ngoài trên cơ sở phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc dựa trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Hoạt động hợp tác quốc tế thường thực hiện chủ yếu ở lĩnh vực tương trợ tư pháp, đó là hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan của Việt Nam hoặc nước ngoài đưa ra yêu cầu hoặc ủy thác cơ quan tương ứng thực hiện một số hành vi tố tụng hình sự như: chuyển giao giấy tờ, lấy lời khai, triệu tập người làm chứng, hoặc giám định viên…

Vấn đề hợp tác quốc tế về dẫn độ được quy định trong chương XXXVII (Dẫn độ và chuyển giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án), nằm trong phần VIII của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Quy định cụ thể nằm trong Điều 343 và 344 của Bộ luật này.

 Về thẩm quyền tiến hành các hoạt động hợp tác dẫn độ

Bộ luật Tố tụng Hình sự căn cứ vào các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập theo nguyên tắc có đi có lại, cho phép các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện việc đưa ra yêu cầu dẫn độ một người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt (Khoản 1, Điều 343).

Căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam về hệ thống các cơ quan tư pháp, Cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam bao gồm: các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp. Các cơ quan có thẩm quyền về tố tụng này sẽ là chủ thể đại diện cho Việt Nam đưa ra các yêu cầu về dẫn độ trên cơ sở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế khi tiến hành các hoạt động hợp tác dẫn độ. Ngoài việc đưa ra các yêu cầu dẫn độ, các cơ quan nói trên còn thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang ở trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho quốc gia yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt. Với tư cách là văn bản pháp lý quốc gia quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bộ luật Tố tụng Hình sự không đưa ra các quy định rõ ràng

về đối tượng dẫn độ, phạm vi dẫn độ và các thủ tục để đáp ứng một yêu cầu dẫn độ. Hợp tác quốc tế về dẫn độ tội phạm cũng là một phần quy định của Bộ luật nhằm đáp ứng yêu cầu xét xử hoặc thi hành bản án đối với những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành dẫn độ cá nhân có hành vi phạm tội hoặc bị kết án cho quốc gia khác.

 Các căn cứ từ chối dẫn độ

Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định các trường hợp từ chối dẫn độ để các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào đó đưa ra những yêu cầu phù hợp với văn bản pháp luật quốc gia về vấn đề này (Điều 344). Theo đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ từ chối dẫn độ nếu thuộc các trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định này, mặc dù Việt Nam là thành viên của các điều ước song phương hay đa phương về dẫn độ, mà cá nhân là đối tượng của yêu cầu dẫn độ thì Việt Nam cũng sẽ không tiến hành dẫn độ. Theo quy định của Công ước Viên 1969 về Luật ký kết điều ước quốc tế giữa các quốc gia thì: Quốc gia không thể viện dẫn những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do để không thì hành một điều ước (Điều 27, Công ước Viên 1969 về Luật ký kết điều ước quốc tế giữa các quốc gia). Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, phần quy định về dẫn độ cũng chính là sự cụ thể hóa các cam kết mà Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực hình sự quốc tế. Xuất phát từ các quy định của Luật quốc tế, cụ thể là quy định liên quan đến các trường hợp không dẫn độ cá nhân là công dân nước mình, thì quy định trong Điểm a, Khoản 1, Điều 344 rất phù hợp với các quy định của Luật Quốc tế. Theo đó, những cá nhân là công dân mang quốc tịch Việt Nam thì sẽ đương nhiên được hưởng sự bảo hộ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất phát từ biểu hiện của mối liên hệ pháp lý hai chiều giữa một nhà nước và một công dân.

Trường hợp thứ hai: Theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ

sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác (Điểm b, Khoản 1, Điều 344). Việc đưa ra quy định về thời hiệu của truy cứu trách nhiệm hình sự của tội phạm nhằm đảm bảo cho sự hợp tác trong các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm giữa quốc gia này với quốc gia khác vẫn phải tuân thủ các quy định chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định trong các văn bản pháp luật hình sự của các quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chính là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 23 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009). Về quy định này, những cá nhân thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật quốc gia sau một thời gian nhất định (tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội). Nhà nước thấy việc xử lý bằng biện pháp hình sự đối với cá nhân đó là không cần thiết nữa, cho nên việc xét xử sẽ không được tiến hành với cá nhân đó. Trong trường hợp này thì cá nhân cũng sẽ không bị dẫn độ (ta có thể coi cá nhân đó không còn là người phạm tội theo quy định của pháp luật quốc gia được yêu cầu khi đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự).

Trường hợp thứ ba: Dẫn độ có thể bị từ chối nếu người bị yêu cầu dẫn độ để

truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của Bộ luật này. Quy định này nhằm tránh tình trạng một cá nhân có thể bị xét xử hai lần về cùng một tội, khi quốc gia được yêu cầu đã xét xử tội phạm này và lại nhận được yêu cầu dẫn độ về đúng tội danh đó của quốc gia khác. Điều này sẽ đảm bảo cho cá nhân có hành vi phạm tội sẽ chỉ bị xét xử một lần về đúng tội danh mà mình đã gây ra trên lãnh thổ của một quốc gia.

Trường hợp thứ tư: Nếu người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt

Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở quốc gia yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị. Đây là một trong những quy định ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong quan điểm của nhà nước về vấn đề nhân quyền quốc tế. Cộng đồng quốc tế ngày càng lưu

tâm hơn nữa tới vấn đề phát triển nhân quyền, những cá nhân có hành vi phạm tội và có thể bị truy tố, xét xử cũng là một trong những đối tượng cần được cộng đồng quốc tế nhắc đến để đảm bảo những sự xét xử công bằng cho họ. Quy định về căn cứ từ chối dẫn độ trong trường hợp cá nhân bị dẫn độ có thể nhằm phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch… hầu như xuất hiện trong các điều ước quốc tế và quy định của luật quốc gia về dẫn độ (Hiệp định mẫu năm 1990 của Liên hợp quốc, Công ước châu Âu về dẫn độ năm 1957, Luật dẫn độ năm 2000 của Trung Quốc, Luật Hợp tác tư pháp quốc tế trong các vấn đề hình sự năm 1999 của Bồ Đào Nha..). Theo quy định của Luật dẫn độ năm 2000 của Trung Quốc thì dẫn độ sẽ bị cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa từ chối nếu cá nhân bị dẫn độ là cá nhân mà thủ tục tố tụng hình sự nhằm khởi tố hoặc trừng phạt cá nhân đó có thể được thực hiện vì lý do phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính, quan điểm chính trị hoặc nhân thân, hoặc cá nhân đó có thể bị đối xử không công bằng trong thủ tục tố tụng tư pháp (Khoản 4, Điều 8); Hay trong Luật Hợp tác tư pháp quốc tế về các vấn đề hình sự năm 1999 của Bồ Đào Nha quy định: yêu cầu hợp tác sẽ bị từ chối nếu quốc gia, nơi mà các thủ tục tố tụng không thực hiện teo các yêu cầu quy định trong Công ước châu Âu về bảo vệ Nhân quyền và tự do cơ bản (ngày 04/05/1950) hay các công cụ quốc tế mà Bồ Đào Nha đã phê chuẩn (Điểm a, Khoản 1, Điều 6), và nếu Bồ Đào Nha có cơ sở để tin rằng hoạt động hợp tác là tìm cách để đàn áp hay trừng phạt một cá nhân vì lý do chủng tộc của cá nhân đó, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, ngôn ngữ, quan điểm chính trị hoặc nhân quyền.. (Điểm b, Khoản 1, Điều 6).

Trường hợp thứ năm: Dẫn độ có thể bị từ chối nếu theo pháp luật hình sự của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ thực hiện không phải là tội phạm. Quy định này của pháp luật Việt Nam đưa ra nhằm tránh trường hợp các quốc gia đưa ra yêu cầu dẫn độ về một tội phạm mà pháp luật của Việt Nam không có những quy định về tội phạm đó. Đây đồng thời cũng thể hiện sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế, trong đó có quy định về nguyên tắc định danh kép. Một hành vi phạm tội sẽ là đối tượng của dẫn độ nếu trong pháp luật của cả hai quốc gia quy định đó là tội phạm.

Trong pháp luật của một số quốc gia cũng có quy định về cá nhân tiến hành một hành vi vi phạm được quy định trong Luật Hình sự của quốc gia này mới bị coi là tội phạm (Điều 5, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga 1996); Trung Quốc lại đưa ra quan điểm rằng tất cả các hành vi gây nguy hiểm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của quốc gia, chia rẽ quốc gia, phá hoại quyền lực chính trị của chuyên chính dân chủ nhân dân và lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa, phá hoại trật tự kinh tế và xã hội; xâm phạm tài sản sở hữu của Nhà nước hoặc của tập thể quần chúng lao động, xâm phạm tài sản của công dân, xâm phạm quyền cá nhân, quyền dân chủ và các quyền khác của công dân; và các hành vi khác gây nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm và nếu theo luật, những hành vi này cần phải xử lý bằng hình sự. Tuy nhiên, nếu trong những hoàn cảnh rõ ràng là nhỏ và thiệt hại của các hành vi gây ra là không lớn, thì những hành vi này không bị coi là tội phạm (Điều 14, Bộ luật Hình sự Trung Quốc năm 1997). Nếu như một số các quốc gia quy định cụ thể các tội danh được coi là tội phạm hình sự thì có những quốc gia lại xem xét đánh giá về lợi ích bị xâm lại của các hành vi này. Việc đưa ra các quy định khác nhau về các tội phạm và các tội danh khác nhau sẽ tạo ra những khó khăn rất lớn cho quốc gia khi muốn hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt liên quan đến vấn đề hợp tác dẫn độ.

Ví dụ: Điều 178 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga năm 1996 quy định tội danh “Hoạt động độc quyền và hạn chế cạnh tranh” là hành vi độc quyền thực hiện bằng cách thiết lập giá độc quyền cao hay thấp, và cũng hạn chế cạnh tranh bằng phương tiện chia sẻ thị trường, hạn chế quyền xâm nhập vào một thị trường nhằm loại trừ các chủ thể khác khỏi hoạt động kinh tế… nhưng pháp luật Việt Nam không quy định tội danh này trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009). Quy định này cũng tương tự như tội Hối lộ người tham gia vào tổ chức thể thao chuyên nghiệp và giải trí vì lợi nhuận (Điều 184).

Những quy định khác biệt về tội danh trong pháp luật hình sự của các quốc gia sẽ tạo ra rào cản giữa các quốc gia này trong hoạt động hợp tác dẫn độ, nhất là trong tình hình thực tế khi các loại tội phạm đang phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức. Và các quốc gia phải nỗ lực trong việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp

luật hình sự quốc gia nhằm ghi nhận những tội phạm phi truyền thống (như các tội phạm khủng bố, an ninh năng lượng, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao…).

Trường hợp thứ sáu: Dẫn độ có thể bị từ chối nếu người bị yêu cầu dẫn độ

đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi được nêu trong yêu cầu dẫn độ. Quy định này thể hiện sự tương thích trong pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế cũng như quan điểm của các quốc gia khi tiến hành hợp tác dẫn độ, đó là trường hợp cá nhân sẽ không bị xét xử hai lần về cùng một tội. Mục đích của hoạt động xét xử các hành vi phạm tội là nhằm lập lại trật tự xã hội bị xâm hại, hướng tới việc răn đe và ngăn ngừa tình trạng phạm tội xảy ra. Chính vì thế, để đảm bảo cho tính nghiêm minh của pháp luật hình sự đối với hành vi vi phạm xảy ra, đồng thời đảm bảo cho cá nhân được xét xử công bằng, đúng tội. Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân có thể không bị dẫn độ khi quốc gia sở tại đang tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ về cùng một tội danh được nêu trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)