1.2. Khái niệm, nội dung cơ bản và vai trò của pháp luật phòng,
1.2.2. Các văn bản về phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng và PCTN là vấn đề nóng bỏng, phức tạp, nan giải và bức xúc nhất hiện nay ở nước ta. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định:
Xác định đấu tranh PCTN, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và của toàn bộ hệ thống chính trị. Kiên quyết PCTN, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí [12, tr.211].
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác PCTN, như:
- Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 21/8/2006 của Hội nghị Trung ương Ba (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;
- Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;
- Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;
- Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản;
- Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;
- Luật PCTN, số 55/2005/QH11,ngày 19/11/2005;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN, số 27/2012/QH13, ngày 23/11/2012.