Dư luận xã hội, tính tích cực pháp lý của người dân và các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. (Trang 52 - 54)

1.4. Các tiêu chí ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật về

1.4.4. Dư luận xã hội, tính tích cực pháp lý của người dân và các tổ

chức xã hội về phòng, chống tham nhũng

Công tác đấu tranh PCTN hiện nay là yêu cầu, nhiệm vụ sống còn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là vấn đề liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh PCTN chính là dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một trong những giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đấu tranh PCTN.

Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự, có liên quan đến lợi ích xã hội, góp phần chi phối ý thức cá nhân để điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực mang tính chung nhất. Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý, dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải - trái, đúng - sai, thiện - ác, đẹp - xấu. Thông qua dư luận xã hội, ý thức của mỗi cá nhân về PCTN được nâng cao, tinh thần dũng cảm lên án tố giác hành vi tham nhũng được cổ vũ, phát huy.

Trên thực tế, từ sự bức xúc của dư luận xã hội, có thể hình thành các quan niệm và phong trào xã hội kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, tạo động lực, áp lực để các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc nhanh hơn, quyết liệt hơn trong xem xét, xác minh, xử lý hành vi tham nhũng. Mặt khác, dư luận xã hội còn có khả năng răn đe, cảnh báo, gây áp lực với chính các đối tượng có hành vi tham nhũng. Thực tế cho thấy, dư luận xã hội không chỉ là một trong những kênh thông tin quan trọng mà còn là công cụ hữu hiệu góp phần đánh giá, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động PCTN; chính dư luận xã hội và báo chí là lực lượng giám sát khách quan, hiệu quả, bảo đảm việc thực thi các biện pháp PCTN của cơ quan, tổ chức, cá nhân được vận hành công khai, minh bạch, có kết quả rõ ràng. Thông qua việc cung cấp thông tin trên các phương tiện truyền thông, dư luận xã hội cũng đã góp phần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế quản lý và các chế tài xử phạt, chấn chỉnh sai phạm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCTN.

Việc phát huy vai trò của quần chúng Nhân dân và các tổ chức xã hội đối với công tác PCTN cũng là một yêu cầu cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. Dư luận xã hội có thể tập hợp và đóng góp những khuyến nghị sáng suốt, đưa ra ý kiến phản biện xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan

Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội về các vấn đề liên quan đến PCTN; đồng thời thông qua các phương tiện truyền thông, Nhân dân có thể tham gia nhận xét, thẩm định, đánh giá, góp ý cho các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần hoàn thiện thể chế về PCTN.

Bên cạnh mặt tích cực do tạo ra trong PCTN, dư luận xã hội còn có mặt tiêu cực nếu thông tin bị thổi phồng, đồn đoán, xuyên tạc, nhằm mục đích vụ lợi, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến niềm tin của Nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp.

Ngoài những yếu tố trên thì hoạt động áp dụng pháp luật về PCTN còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác, như: Chất lượng hệ thống pháp luật; tình hình KTXH của địa phương; ý thức pháp luật của chủ thể bị áp dụng pháp luật về PCTN...

1.5. Các điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)