Áp dụng pháp luật về phòng ngừa tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. (Trang 62 - 77)

2.2. Tình hình áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng tạ

2.2.1. Áp dụng pháp luật về phòng ngừa tham nhũng

2.2.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN. Toàn tỉnh đã tổ chức 1.634 lớp tập huấn, tuyên truyền pháp luật về PCTN cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh với 218.843 lượt người tham gia học tập. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Tư pháp đã biên soạn, in và cấp cho các địa phương, đơn vị 12.000 cuốn sách "Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về tham nhũng"; 17.000 cuốn Hỏi - Đáp pháp luật về PCTN, văn bản công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, các văn bản, tài liệu về PCTN, lãng phí cho cán bộ, công chức và Nhân dân; in sao 1.500 đĩa DVD có nội dung về PCTN cấp cho cơ sở.

Ban Nội chính Tỉnh ủy ký Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền PCTN giai đoạn 2016-2020 với Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Sở Thông tin Truyền thông, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn nội dung và hướng dẫn đưa chuyên đề PCTN, lãng phí vào chương trình bồi dưỡng của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Trường Chính trị tỉnh biên soạn nội dung công tác PCTN vào giảng dạy tại các lớp trung cấp pháp lý, lý luận chính trị với thời lượng 5- 8 tiết/lớp; triển khai đề án đưa nội dung PCTN vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống đã mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền pháp luật về PCTN, lãng phí. Các cơ quan báo chí, hệ thống đài truyền thanh các huyện có nhiều bài viết, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN: văn bản luật, ý kiến - sự việc, người tốt - việc tốt, ống kính truyền hình... đã chủ động giới thiệu Luật PCTN, Luật thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí và vai trò của nhân dân trong đấu tranh, giám sát xử lý

các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; lên án các hành vi tham nhũng, tiêu cực; cổ vũ những cá nhân tích cực đấu tranh PCTN; công bố những thông tin do Nhân dân cung cấp về những sự việc, hiện tượng có biểu hiện tham nhũng; thông tin kịp thời, chính xác những vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, lãng phí đang được điều tra, xử lý... tạo dư luận xã hội trong đấu tranh PCTN. Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về PCTN, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong xã hội về đấu tranh PCTN.

2.2.1.2. Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện công khai các quy định về quản lý KTXH để phòng, chống tham nhũng

- Về phân bổ vốn đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý, phê duyệt, triển khai dự án đầu tư thực hiện đúng các quy trình, quy chế quản lý đầu tư hiện hành của nhà nước, thực hiện đầu tư tập trung, không dàn trải; tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư. Chỉ đạo các đơn vị chấp hành đúng quy định trong công tác lập và phân bổ kế hoạch vốn. Việc phân bổ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu theo danh mục chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hình thức công khai được đăng tải trên trang website của tỉnh, gửi đến các đơn vị có liên quan. Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo kế hoạch vốn đến các chủ đầu tư. Thời điểm công khai thực hiện ngay sau khi có quyết định giao kế hoạch vốn được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Công tác lập dự án, kế hoạch đấu thầu, thông báo mời sơ tuyển, kết quả mời sơ tuyển, mời thầu, công khai danh mục nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, công khai danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện công khai. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được công khai tại cổng thông tin điện tử của tỉnh, của huyện, tại các xã có công trình đầu tư xây dựng, Công khai trên báo đấu thầu đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi. Công khai bằng các biển báo tại nơi xây dựng công trình...

- Việc quản lý tài chính và sử dụng ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân được thực hiện theo quy định. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu kế hoạch KTXH và dự toán ngân sách năm cho các đơn vị trực thuộc; ban hành Quy chế quản lý, điều hành ngân sách các cấp; chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện công khai định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi thường xuyên, mua sắm thiết bị; thực hiện chi tiêu ngân sách hợp lý, cắt giảm những khoản chưa cần thiết.

Thực hiện Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg, ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và Thông tư số 03/2005/TT-BTC, ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính, hằng năm tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai dự toán và quyết toán theo quy định. Các quyết định công khai dự toán, quyết toán được công bố trên website của tỉnh Thanh Hóa.

Đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách công bố công khai trong nội bộ đơn vị về dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao, quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hình thức công khai bằng văn bản, niêm yết tại cơ quan, đơn vị, công bố trong hội nghị cán bộ công chức của đơn vị.

- Trong lĩnh vực quản lý đất đai, UBND tỉnh đã công bố Bộ TTHC trong lĩnh vực đất đai; theo đó, TTHC thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đã giảm từ 29 thủ tục năm 2010 xuống còn 06 thủ tục; thời gian giải quyết thủ tục giảm từ 20 ngày làm việc (theo quy định của pháp luật đất đai) xuống còn 14 ngày làm việc.

thực hiện công khai, minh bạch; từ việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết được thực hiện đúng quy định. Việc lập quy hoạch là căn cứ để các cấp, các ngành nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục tình trạng tùy tiện trong giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu phát triển KTXH, QPAN trên địa bàn; đồng thời là cơ sở để giám sát việc thực hiện quy hoạch, góp phần ngăn chặn có hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng quy hoạch được duyệt.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo chính xác, đúng trình tự, thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đã gắn với việc đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính; việc công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện đúng quy định. Các tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay sau khi được giao đất, cho thuê đất, không phải tách thành các thủ tục riêng biệt; thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được giảm từ 50 ngày làm việc (quy định của pháp luật đất đai) xuống còn 23 ngày làm việc.

Sở Tài nguyên và Môi trường công bố công khai toàn bộ tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa tại trụ sở làm việc và trên website của Sở; đồng thời thông báo công bố quy hoạch sử dụng đất đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân; quy hoạch sử dụng đất tại cấp huyện, cấp xã cũng được niêm yết, công bố công khai theo quy định.

- Trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, để tăng cường hiệu quả trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi

trường phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tuyên truyền Nghị định số 203/2013/NĐ-CP, ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Nghị định số 142/2013/NĐ-CP, ngày 24/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên nước. UBND tỉnh đã xem xét thu hồi 26 giấy phép khai thác và đóng cửa 7 mỏ khoáng sản rắn; tạm dừng hoạt động đối với 58 đơn vị chưa hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định; phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò 28 mỏ và cấp 33 giấy phép khai thác khoáng sản

Nhằm giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất và đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Thông báo số 49/TB-UBND, ngày 26/4/2013 yêu cầu các ngành, các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện việc đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất và đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đặc biệt là quyết liệt thu hồi tiền nợ đọng các dự án liên quan đến khoáng sản. Đã thực hiện thu 38.290 triệu đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Đã thực hiện 26 lượt kiểm tra đột xuất về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn các huyện: Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Hà Trung, Ngọc Lặc, Thiệu Hóa, Bá Thước, Quan Hóa, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, thành phố Thanh Hóa. Kết quả kiểm tra có văn bản chỉ đạo kịp thời đến các huyện, xã liên quan để có biện pháp xử lý, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo UBND huyện tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan đối với trường hợp chính quyền địa phương vi phạm nghiêm trọng.

Qua đó cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường, tập trung chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời các hoạt động kinh doanh, lập bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông trái quy định.

2.2.1.3. Về xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công

UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt việc rà soát, ban hành các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên tất cả các lĩnh vực. Từ năm 2006 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 562 văn bản quy định về định mức, tiêu chuẩn; sửa đổi, bổ sung 218 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên các lĩnh vực như: quản lý đầu tư xây dựng, quản lý ngân sách, chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại, giáo dục đào tạo, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật...

Các cấp, các ngành, đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, khoán định mức ngân sách, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp. Nhiều đơn vị đã chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành nhiều quy chế, quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng trong cơ quan, đơn vị; điều chỉnh, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tăng cường chất lượng hoạt động, sử dụng tiết kiệm nguồn vốn nhà nước, hiệu quả tài sản công, nhằm ngăn ngừa tham nhũng.

Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được thực hiện thường xuyên. Đã tiến hành 129 cuộc kiểm tra, phát hiện 81 trường hợp vi phạm về định mức, tiêu chuẩn. Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc rà soát, xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, qua đó đã nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản của Nhà nước, góp phần phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.

2.2.1.4. Việc minh bạch về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; chủ động ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc việc kê khai, tài sản, thu nhập. Kết quả thực hiện kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức viên chức tỉnh Thanh Hoá như sau:

Đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 72 đơn vị phải kê khai tài sản, thu nhập. Tổng số người phải thực hiện kê khai là 14.145 người (gồm 4.492 người kê khai lần đầu và 9.653 người kê khai bổ sung). Có 72/72 đơn vị thực hiện báo cáo; 13.680/14.145 người đã thực hiện kê khai (đạt 96,7%).

Năm 2013, toàn tỉnh có 86/86 cơ quan, đơn vị nhà nước của tỉnh đã thực hiện kê khai tài sản. Có 23.411 người phải kê khai tài sản, thu nhập trong năm (tăng 8.614 người so với năm 2012, do bổ sung đối tượng phải kê khai); số người đã kê khai tài sản, thu nhập 23.073/23.411 người thuộc diện phải kê khai (đạt 98,56%), gồm: 15.673 người có bản kê khai tài sản, thu nhập lưu giữ tại cơ quan, đơn vị và 7.400 người có bản kê khai thuộc diện cấp ủy các cấp và cấp trên quản lý. Đã công khai 22.010/23.073 bản kê khai (đạt 95,4%), gồm: Công khai theo hình thức niêm yết là 4.447 bản (chiếm 20,2%) và công khai theo hình công bố trực tiếp tại cuộc họp là 17.563 bản (chiếm 79,8%).

Năm 2014, toàn tỉnh có 81/86 cơ quan, tổ chức, đơn vị hoàn thành, báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập về Thanh tra tỉnh. Có 22.715 người phải kê khai tài sản, thu nhập năm 2014 (giảm so với năm trước là 696 người). Nguyên nhân giảm là do đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định tại một số doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý và một số đơn vị giảm. Số người đã kê khai tài sản, thu nhập là 22.480/22.715 người (đạt 98,96%) số người phải kê khai. Đã thực hiện công khai là 21.805/22.480 bản (đạt 97%); số người đã có kết luận về minh bạch tài sản, thu nhập 1 người; số người đã có kết luận không trung thực trong minh bạch tài sản, thu nhập 1 người; số người đã bị xử lý kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực 1 người.

Năm 2015, toàn tỉnh có 79/85 cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước của tỉnh đã tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập (đạt 93%). Có 24.280 người phải kê khai tài sản, thu nhập (tăng so với năm trước là 1.565 người). Nguyên nhân

tăng là do đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định được mở rộng. Số người đã kê khai tài sản, thu nhập 24.048 người (đạt 99 %) số người phải kê khai. Trong đó số lượng bản kê khai tài sản, thu nhập lưu giữ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là 22.858 bản; số lượng và danh sách bản kê khai thuộc diện cấp ủy quản lý, cấp trên quản lý 1.422 bản. Đã công khai 23.014 bản; đạt tỷ lệ 97% (công khai theo hình thức niêm yết 5.285 bản; đạt tỷ lệ 22,3%; theo hình công bố tại cuộc họp 17.792 bản; đạt tỷ lệ 77,7%).

Năm 2016, toàn tỉnh có 85/85 cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước của tỉnh đã tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập (đạt 100%). Có 24.576 người phải kê khai tài sản, thu nhập (tăng so với năm trước là 280 người). Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)