Áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng phải bảo đảm sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. (Trang 93 - 128)

3.1. Quan điểm áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng

3.1.1. Áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng phải bảo đảm sự

lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng là do sự yếu kém trong năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, không ai khác, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đứng ở vị trí tiên phong trong cuộc chiến chống tham nhũng, phải dựa vào Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực sự tin dân, gần dần, hiểu dân, tạo điều kiện tốt nhất cho Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Trong cuộc đấu tranh này, phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các phương tiện thông tin đại chúng và toàn thể Nhân dân trên cơ sở bảo đảm tính kiên trì, kiên quyết, thận trọng, khách quan và thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.

PCTN phải bắt đầu từ trên xuống dưới, từ trong nội bộ tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ra ngoài Nhân dân. Cuộc đấu tranh này, khi tiến hành, phải củng cố vững chắc được niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; phải lấy mục tiêu chống tham nhũng làm nội dung chính trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phải động viên được quần chúng tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng.

Đảng lãnh đạo toàn diện nhưng không áp đặt, không bao biện, làm thay chức năng của các cơ quan nhà nước; đồng thời không coi nhẹ, buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng với tất cả các cơ quan nhà nước ở các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, mang tính định hướng bằng việc đề ra đường

lối, chủ trương cụ thể trên tất cả các lĩnh vực trong đó có công tác PCTN làm cơ sở cho Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và các cơ quan nhà nước có thể hoạt động độc lập. Đảng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và khuyến khích những mặt tốt, tích cực; xử lý, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, vi phạm. Ngoài ra, Đảng còn lãnh đạo bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của các đảng viên trong việc chấp hành pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua cá nhân đảng viên do Đảng giới thiệu, được Nhân dân bầu hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ trong cơ quan hành chính nhà nước...

Cùng với đó, phải không ngừng cải cách nền hành chính nhà nước để có được một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, hiểu dân và luôn gắn bó với dân đúng với bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân; phát huy vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị trong PCTN; hết sức chú trọng đến vai trò của báo chí, coi đây là diễn đàn có hiệu quả nhất để Nhân dân tham gia đấu tranh PCTN.

3.1.2. Áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng phải góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh

Mục tiêu của chế độ mà Đảng và Nhân dân ta đang hướng tới là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu này, không có con đường nào khác là phải giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Do vậy, trong PCTN luôn phải gắn chặt với công cuộc đổi mới đất nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Có như vậy mới nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần, nhận thức cho Nhân dân và góp phần làm hạn chế, đẩy lùi tham nhũng ở đơn vị, địa phương.

Áp dụng pháp luật PCTN hướng tới xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân. Hoạt động này phải dựa vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Cần xác định rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị theo cơ chế: cấp ủy Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật làm nòng cốt. Điều này chỉ đạt được kết quả mong muốn khi Đảng, chính quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, toàn dân là một khối đoàn kết thống nhất.

3.1.3. Áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng trên cơ sở vừa tích cực, chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh, trong đó phòng ngừa là chính

Trong áp dụng pháp luật PCTN phải kết hợp các biện pháp tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; quản lý chặt chẽ, kỷ luật hành chính và xử lý nghiêm minh theo pháp luật; trong đó phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, thận trọng, không được đơn giản, nóng vội nhưng phải khẩn trương, tích cực, phải chú trọng hiệu quả, có kế hoạch cụ thể, bước đi thích hợp và tiến hành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung và cụ thể; không gây căng thẳng mà phải tạo động lực cho các hoạt động đúng luật pháp, tạo môi trường trong sạch, ổn định cho các hoạt động kinh doanh cũng như thu hút đầu tư từ bên ngoài, góp phần thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ KTXH.

Để chủ động phòng ngừa cần phải xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà cơ bản là tăng cường hệ thống pháp chế XHCN. Các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật. Kết hợp công tác giám

sát, thanh tra, kiểm tra với giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hành tiết kiệm. Mặt khác, phải xử lý thật nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, bất kể đó là ai, giữ cương vị gì - đó là biện pháp phòng ngừa và đấu tranh tốt nhất để hạn chế và đẩy lùi tham nhũng; kiên quyết chống bao che, ô dù, thực hiện đúng nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

PCTN phải gắn với đấu tranh chống lãng phí, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính. Muốn vậy, phải đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách TTHC; xóa bỏ các TTHC phiền hà để sách nhiễu dân; sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại cán bộ của hệ thống cơ quan chính quyền các cấp, các ngành sao cho không cồng kềnh, không chồng chéo. Thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát đảm bảo tính minh bạch trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, các quỹ do Nhân dân đóng góp và do nước ngoài tài trợ. Một mặt phải tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và Nhân dân, tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức, xử lý nghiêm minh theo kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm bịt những kẽ hở dễ bị lợi dụng. Những nội dung này là kết quả không thể tách rời của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; phát huy quyền làm chủ thực sự của Nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ PCTN, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật công khai minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quản lý, sử

dụng đất đai, tài sản công; thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tịch thu sung công tài sản tham nhũng và có nguồn gốc từ tham nhũng; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

3.1.4. Áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải đáp ứng yêu cầu của việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Tham nhũng thường có mục đích, động cơ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Những người có chức vụ, quyền hạn sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để tham nhũng, che dấu hành vi vi phạm, tránh sự kiểm soát phát hiện của cơ quan chức năng và trốn tránh trách nhiệm… Vì vậy, áp dụng pháp luật về PCTN phải bảo đảm quản lý chặt chẽ, ngăn chặn không để những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đồng thời có đủ các cơ chế tích cực nhất để phát hiện và xử lý tham nhũng kịp thời và hiệu quả.

Trong những năm qua, công tác PCTN đã phát huy tác dụng, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do pháp luật còn có những hạn chế, bất cập, chưa đủ nghiêm minh, nên tham nhũng vẫn còn xảy ra khá phổ biến gây thiệt hại rất lớn về vật chất, quan trọng hơn làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào chế độ. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật PCTN phải hướng tới việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3.1.5. Áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng phải kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương Thanh Hóa; chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài

Đến nay, cuộc chiến chống tham nhũng ở nước ta đã có đủ yếu tố thuận lợi. Toàn thế giới chống tham nhũng, từ các nước riêng rẽ, các liên minh khu vực cho đến Công ước của Liên hợp quốc. Vì vậy, nước ta đang đứng trong một mặt trận toàn thế giới chống tham nhũng.

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, được diễn ra trên một mảnh đất giàu truyền thống liêm chính "đói cho sạch, rách cho thơm"; giàu truyền thống công bằng, tình nghĩa "Đánh nhau chia gạo, mời nhau ăn cơm"; lại trải qua hàng nghìn năm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, coi trọng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ... Những truyền thống đó với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là môi trường thuận lợi cho chống tham nhũng.

Dư luận Nhân dân rất đồng tình và ủng hộ Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp chống tham nhũng. Vấn đề là Đảng phải tạo được niềm tin, cơ chế, phát huy tính tích cực của họ, bảo vệ họ trước sự phản công của các thế lực thù địch... thì chắc chắn, Nhân dân là những người tích cực nhất tham gia vào công cuộc chống tham nhũng.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, cùng với phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phải tiếp tục phát huy cao độ bản sắc văn hóa của quê hương, của người dân xứ Thanh trong việc áp dụng pháp luật PCTN. Đó là tính cố kết cộng đồng cao của vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, có hào khí cách mạng kiên cường, với nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Và ngày nay, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh phải tích cực tham gia đấu tranh với “giặc nội xâm”, xem đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của đối với vận mệnh của đất nước, qua đó góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020.

3.2. Các giải pháp cơ bản áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng thời gian tới

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Để nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật PCTN, cần phải đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, khắc phục những sơ hở trong quản lý KTXH, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, làm sao cho những người có chức vụ, quyền hạn, có lòng tham cũng không thể tham nhũng. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đang được thực hiện nhưng hiệu quả thấp. Chú trọng các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người ở những vị trí và lĩnh vực công tác có nguy cơ tham nhũng cao. Quy định các giao dịch có giá trị lớn của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn phải được thực hiện qua ngân hàng để kiểm soát, ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền, tham nhũng. Hoàn thiện quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung về công khai, quản lý, kiểm tra, giám sát, xác minh bản kê khai; trách nhiệm giải trình, chế tài xử lý vi phạm trong kê khai và xử lý tài sản tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý.

Thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về PCTN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện động bộ các quy định về quản lý KTXH theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng để phòng ngừa tham nhũng. Kiểm soát chặt chẽ hơn việc xây dựng cơ chế, chính sách và pháp luật về quản lý KTXH để hạn chế sự tác động của nhóm lợi ích, ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng từ xây dựng

và thực hiện chính sách. Cùng với đó, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Với việc công khai minh bạch trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng nhận biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật cũng như đòi hỏi cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các quy định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định, bởi mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý. "Công khai và minh bạch là những chìa khoá then chốt nhằm bảo đảm đấu tranh chống tham nhũng thành công".

Hoàn thiện pháp luật về phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng sát với thực tiễn và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các hành vi tham nhũng phải được quy định thống nhất trong BLHS,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. (Trang 93 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)