phòng, chống tham nhũng giữa các cơ quan
Tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân, do đó, việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là một trong những yếu tố tác động đến thực trạng tham nhũng. Những quốc gia được tổ chức theo mô hình phân quyền, hay nói cách khác, quyền lực được phân chia theo các nhánh theo hướng “có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau” thì sẽ giảm sự lạm quyền và hạn chế tham nhũng. Đối với các quốc gia được tổ chức theo hình thức tập quyền, hay nói cách khác, quyền lực nhà nước được tập trung vào
một nhánh quyền lực nào đó thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng lạm quyền và tất nhiên, tham nhũng sẽ có cơ hội phát triển hơn. Vì thế, để kiểm soát quyền lực nhằm hạn chế phát sinh tham nhũng, các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan chuyên trách về PCTN, như: Thanh tra, Công an, Viện Kiểm sát, cần được tổ chức một cách khoa học, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công việc. Trong tổ chức và hoạt động phải đảm bảo tính năng động, chủ động, sáng tạo, độc lập, đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật PCTN, cũng như sự phối hợp, hợp tác với các cơ quan với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội trong đấu tranh PCTN.
Bên cạnh các yếu tố trên còn có các điều kiện khác đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật về PCTN, như: Sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia giám sát của HĐND, của MTTQ và Nhân dân trong hoạt động áp dụng pháp luật về PCTN; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức các cơ quan chuyên trách về PCTN...
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2007-2016