Giải thể công ty hợp danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 79 - 83)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH

2.7. Giải thể công ty hợp danh

Giải thể là một trong những trường hợp chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của công ty. Là một trong những loại hình doanh nghiệp được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp nên công ty hợp danh ở Việt Nam cùng chung một quy chế giải thể với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, việc giải thể của công ty hợp danh cũng có những đặc điểm riêng biệt. Theo quy định tại Điều 157 Luật doanh nghiệp 2005 và Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty hợp danh giải thể trong các trường hợp sau: Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Theo quyết định của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Luật Công ty Nhật Bản quy định các trường hợp giải thể công ty thành viên nói chung và công ty hợp danh nói riêng tại Điều 641, theo đó:

Một công ty thành viên giải thể dựa trên những cơ sở sau: (i) Hết thời hạn quy định trong Điều lệ công ty;

(ii) Xuất hiện các căn cứ để giải thể theo quy định của Điều lệ công ty;

(iii) Sự đồng ý của tất cả các thành viên công ty; (iv) Tất cả các thành viên công ty không còn tồn tại; (v) Sáp nhập

(vi) Phán quyết mở thủ tục phá sản;

(vii) Bản án ra lệnh giải thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 824, Khoản 1 Điều 833 [26, Điều 641].

Pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản đều ghi nhận các trường hợp giải thể công ty hợp danh. Do bản chất đối nhân của công ty hợp danh là

bất định, do vậy, các trường hợp giải thể được xây dựng trong Luật doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam và Luật công ty 2006 của Nhật Bản có một số điểm chung đó là:

Thứ nhất, công ty hợp danh sẽ bị giải thể khi hết thời hạn quy định trong Điều lệ công ty. Điều lệ là những thỏa thuận của các thành viên công ty, nội dung của nó quy định cách ứng xử trong những tình huống phát sinh từ hoạt động thành lập, tồn tại và giải thể công ty hợp danh. Một trong những nội dung quan trọng của điều lệ công ty hợp danh đó là quy định về thời hạn tồn tại của công ty do chính các thành viên hợp danh cùng nhau thỏa thuận và ghi nhận. Vì thế, khi thời hạn hoạt động trong điều lệ công ty đã hết, nghĩa là, các cam kết về sự hợp tác giữa các thành viên hợp danh không còn tồn tại thì công ty hợp danh đương nhiên phải áp dụng thủ tục giải thể để giải tán liên kết và giải quyết quyền lợi cho các bên có liên quan. Pháp luật Việt Nam và Nhật Bản đều không ấn định thời gian tồn tại của công ty hợp danh cũng như các mô hình công ty khác.

Thứ hai, công ty hợp danh cũng có thể giải thể khi chưa hết thời hạn hoạt động trong điều lệ công ty, chỉ cần có quyết định của tất cả các thành viên hợp danh. Đây chính là trường hợp giải thể tự nguyện. Với quy định này, một lần nữa pháp luật lại đề cao thẩm quyền của các thành viên hợp danh, họ có toàn quyền quyết định sự tiếp tục tồn tại hay không tồn tại của công ty hợp danh. Lý do của giải thể xuất phát từ sự tự nguyện trong ý chí của các thành viên hợp danh, họ có thể giải thể công ty hợp danh vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như kinh doanh không đạt được hiệu quả như mong muốn… và sự tồn tại của công ty là bất lợi đối với họ. Pháp luật quy định như vậy là đảm bảo được quyền tự do kinh doanh, tự do tổ chức, quản lý và định đoạt công ty hợp danh của các chủ đầu tư.

cũng có những quy định khác nhau về căn cứ giải thể công ty hợp danh. Những quy định khác nhau này xuất phát từ điều kiện thực tế, cũng như quan niệm lập pháp của các quốc gia.

Điểm khác biệt đầu tiên liên quan đến yếu tố thành viên công ty. Luật doanh nghiệp Việt Nam cho rằng một trong những căn cứ để giải thể công ty là “công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục” [15, Điều 157]. Pháp luật Nhật Bản chỉ thừa nhận công ty hợp danh bị giải thể khi tất cả các thành viên của công ty đều không còn tồn tại. Quy định của pháp luật Nhật Bản là hợp lý hơn, thành viên hợp danh có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động của công ty hợp danh, khi tất cả họ đều không còn tồn tại, mặc dù pháp luật có quy định những người thừa kế có thể tiếp nhận tư cách thành viên, nhưng giữa những người thừa kế rất khó để tìm kiếm được tiếng nói chung, do vậy, trong trường hợp này công ty hợp danh có thể bị giải thể. Đây là một trong những trường hợp giải thể bắt buộc. Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam quy định vấn đề này như sau công ty hợp danh phải giải thế nếu “Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp” [17, Điều 201]. Quy định này của Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ khác quy định tại Khoản 3 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005 ở chỗ nó thêm vào cụm từ “không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”; còn xét về mặt nội dung thì cơ bản là không có sự thay đổi; bởi lẽ, cho dù công ty hợp danh muốn chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân đều không thực hiện được vì Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định về vấn đề chuyển đổi loại hình đối với công ty hợp danh. Chiếu theo pháp luật Việt Nam thì công ty hợp danh vì một lý do nào đó mà không còn đủ hai thành viên hợp danh trong vòng sáu tháng liên tục sẽ bị giải thể. Có lẽ

khi xây dựng điều luật này, các nhà lập pháp cho rằng khi công ty hợp danh chỉ còn một thành viên hợp danh thì nó không còn đúng với bản chất vốn có là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ cùng tiến hành kinh doanh dưới một hãng chung nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, quy định này có hạn chế đó là mặc dù số lượng thành viên trong công ty không còn đủ theo quy định của pháp luật nhưng công ty vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh rất tốt, vẫn đảm bảo được sự tồn tại của mình, do vậy, việc yêu cầu giải thể công ty sẽ trái với sự tự do ý chí của thành viên còn lại trong công ty và không khuyến khích được nền sản xuất phát triển.

Vẫn nằm trong trường hợp giải thể bắt buộc, công ty hợp danh bị giải thể theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quyết định đó là Quyết định về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Phòng đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam và theo Luật công ty Nhật Bản đó là Phán quyết mở thủ tục phá sản và Bản án ra lệnh giải thể công ty. Quy định này xuất phát từ việc đảm bảo tính pháp chế trong việc áp dụng luật. Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam thì giấy chứng nhận doanh nghiệp được coi là “thẻ thông hành” để công ty tiến hành các hoạt động của mình, xác lập các quan hệ với các chủ thể khác. Tuy nhiên, do hoạt động của công ty vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, cần chấm dứt hoạt động của công ty trong nền kinh tế; phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này, công ty hợp danh đã bị tước quyền để thực hiện hoạt động kinh doanh, sự cộng tác làm ăn dưới một hãng chung của các thành viên không còn ý nghĩa. Do vậy, pháp luật buộc công ty hợp danh phải thực hiện thủ tục giải thể để giải quyết quyền lợi của các thành viên công ty cũng như các bên có liên quan. Pháp luật Nhật Bản cho rằng khi “tòa án nhận thấy sự tồn tại của một

công ty là trái phép đối với việc đảm bảo lợi ích công cộng, để đáp lại bản kiến nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp, các cổ đông, thành viên, chủ nợ hoặc bất kỳ các bên liên quan khác, Tòa án sẽ ra quyết định giải thể công ty” [26]. Như vậy, để đảm bảo lợi ích cho cộng đồng, pháp luật Nhật Bản đã trao quyền ra quyết định giải thể công ty hợp danh cho Tòa án, nếu hoạt động của công ty xâm phạm những lợi ích chính đáng đó.

Ngoài các trường hợp giải thể nói trên, Luật công ty Nhật Bản 2006 còn quy định công ty hợp danh bị giải thể trong các trường hợp như: (i) Xuất hiện các căn cứ để giải thể theo quy định của Điều lệ công ty. Công ty là một thực thể tương đối ổn định, tuy nhiên, thị trường lại liên tục biến động và ảnh hưởng không nhỏ đến những hoạt động và sự tồn tại của công ty; do vậy, khi thành lập công ty hợp danh, các thành viên có thể thỏa thuận dự liệu về các tình huống mà khi nó xuất hiện sẽ dẫn đến việc công ty phải giải thể. (ii) Khi công ty hợp danh thực hiện việc sáp nhập vào một công ty khác. Sáp nhập công ty ở Nhật Bản có hai loại đó là hợp nhất công ty và hấp thụ công ty. Khi thực hiện sáp nhập có nghĩa là công ty hợp danh cũ sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình. Pháp luật Nhật Bản yêu cầu trong tình huống này, công ty hợp danh phải giải thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)