Huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 71 - 73)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH

2.5. Vốn góp trong công ty hợp danh

2.5.2. Huy động vốn

Vấn đề huy động vốn trong công ty hợp danh ở Việt Nam rất hạn chế. Pháp luật Việt Nam quy định “Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào” [15, Điều 130]. Chứng khoán theo quy định tại Điều 6 Luật Chứng khoán 2006 bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Như vậy, công ty hợp danh không được pháp luật trao quyền phát hành tất cả các loại chứng khoán nêu trên. Theo ý kiến của nhiều học giả thì đây là một quy định hoàn toàn hợp lý bởi những loại hình công ty mang bản chất đối nhân nếu được phép phát hành chứng khoán và chào bán ra công chúng để huy động vốn

đồng nghĩa với việc kết nạp thêm thành viên mới mà không cần các yếu tố nhân thân của họ. Việc tham gia của người lạ vào công ty sẽ khiến cho sự liên kết giữa các thành viên hợp danh bị phá vỡ, do đó bản chất đối nhân không còn tồn tại. Nói như vậy không phải là công ty hợp danh không có khả năng huy động vốn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng cách tăng vốn góp của các thành viên trong công ty, tiếp nhận thành viên mới hoặc kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn và trở thành thành viên góp vốn trong công ty. Tuy nhiên, việc quy định công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào là một thiệt thòi của công ty hợp danh; điều này tạo ra cơ chế cứng nhắc thiếu linh hoạt trong công ty và cũng là rào cản kìm hãm sự phát triển của loại hình công ty đối nhân này.

Pháp luật Nhật Bản quy định tại Điều 676 Luật Công ty 2005 thì “bất cứ công ty nào có ý định thu hút các nhà đầu tư đặt mua trái phiếu mà công ty phát hành, công ty phải đáp ứng các vấn đề sau với trái phiếu đăng ký mua…” [24]. Như vậy, bên cạnh các công ty cổ phần thì công ty hợp danh cũng được pháp luật trao cho quyền được phát hành trái phiếu để huy động vốn. Đây là một trong những kênh huy động vốn quan trọng để công ty hợp danh có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nếu như cổ phiếu của công ty cổ phần ghi nhận tư cách chủ sở hữu công ty của các cổ đông thì trái phiếu được coi là chứng chỉ ghi nợ, người mua trái phiếu được coi là chủ nợ của công ty chứ không phải thành viên của công ty, điều này không làm mất đi tính đối nhân của công ty hợp danh. Vì vậy, pháp luật Nhật Bản cho phép công ty hợp danh được quyền phát hành trái phiếu. Điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty hợp danh, trước hết nó giúp cho công ty huy động được nhiều vốn trong công chúng, tạo điều kiện cho việc thực hiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; đồng thời nó cũng là tạo sự bình đẳng giữa công ty

hợp danh và các công ty khác. Quy định này của Nhật Bản là tương đồng với pháp luật nhiều nước trên thế giới. Thiết nghĩ, pháp luật Việt Nam nên học hỏi quy định này nới lỏng hơn về vấn đề huy động vốn nhằm tăng sức hấp dẫn cho loại hình công ty hợp danh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)