Quy định về thành viên công ty hợp danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 56 - 66)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH

2.4. Quy định về thành viên công ty hợp danh

Thành viên công ty là những người đã góp vốn vào công ty và trở thành đồng sở hữu chủ của công ty. Cả Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam đều quy định công ty hợp danh có thể bao gồm hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vì vậy, pháp luật cũng xây dựng quy chế pháp lý khác nhau tương ứng với mỗi loại thành viên trong công ty hợp danh. Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản chỉ thừa nhận loại hình công ty hợp danh thông thường nên họ xây dựng quy chế pháp lý dành cho thành viên hợp danh – loại thành viên duy nhất tồn tại trong công ty.

Thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bản của công ty hợp danh, là điều kiện cần thiết và tiên quyết cho sự ra đời của công ty hợp danh. Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam đã đưa ra quy định muốn thành lập công ty hợp danh đòi hỏi phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, đồng thời “thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty” [15, Điều 130]. Như vậy, pháp luật chỉ ghi nhận tư cách cá nhân của thành viên hợp danh; không cho phép một pháp nhân, một tổ chức, hộ gia đình hay các hội khác trở thành thành viên hợp danh. Nếu các pháp nhân, tổ chức nói trên muốn đầu tư vốn vào công ty hợp danh thì họ chỉ có thể là thành viên góp vốn. Sự có mặt của thành viên góp vốn không làm ảnh hưởng đến việc ra đời của công ty hợp danh nhưng nó sẽ làm cho công ty từ mang bản chất đối nhân tuyệt đối sang thành bản chất đối nhân tương đối. Bản chất của công ty hợp danh là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ để kinh doanh dưới cùng một tên hãng chung. Do vậy, công ty hợp danh phải có từ hai thành viên trở lên, nếu không công ty hợp danh vẫn mãi chỉ là những thương nhân đơn lẻ, tự mình thực hiện công việc kinh doanh [5, tr.197]. Trước khi Luật Công ty 2006 ra đời, pháp luật

Nhật Bản cũng có quy định tương tự với pháp luật Việt Nam khi cần tối thiểu là “hai hay nhiều bên có thể thành lập một công ty theo pháp luật Nhật Bản… Một thực thể là Gomei Kaisha, là công ty hợp danh được thành lập theo pháp luật về thương mại Nhật Bản” [24, tr.44]. Tuy nhiên, khi Luật Công ty 2006 chính thức có hiệu lực thì quy định về số lượng thành viên tối thiểu để thành lập công ty hợp danh đã được bãi bỏ. Pháp luật công ty Nhật Bản hiện hành không có bất kỳ quy định nào về vấn đề này. Do vậy, hiện nay, để thành lập công ty hợp danh chỉ cần một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn. Bên cạnh đó, pháp luật Nhật Bản cũng cho phép cả pháp nhân trở thành thành viên hợp danh trong Gomei Kaisha. Có thể thấy rằng pháp nhân cũng có những đặc điểm pháp lý tương tự như thể nhân, chẳng hạn như có tên gọi riêng, có trụ sở, có quốc tịch, có ý chí, tài sản... trừ những quyền đặc trưng của thể nhân thuộc các lĩnh vực gia đình, chính trị; đồng thời, khi đứng trước pháp luật, thì thể nhân và pháp nhân đều bình đẳng về địa vị pháp lý. Việc phân biệt giữa cá nhân và pháp nhân có ý nghĩa trong việc thiết lập đời sống pháp lý khác nhau cho chúng, nhưng sự phân biệt này không thể là rào cản cho phép sự tham gia của pháp nhân vào đời sống kinh tế [5, tr.199]. Việc pháp luật Việt Nam không cho phép pháp nhân là thành viên hợp danh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển như hiện nay là chưa thỏa đáng, đặc biệt là đối với việc lựa chọn hình thức đầu tư của các thương nhân mà không có lý do chính đáng từ phía cộng đồng hay là từ các nhà đầu tư là pháp nhân trong nước và ngoài nước. Pháp luật Việt Nam nên học hỏi quy định hợp lý này từ Luật Công ty 2006 của Nhật Bản.

Pháp luật Việt Nam quy định trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của thành viên trong công ty hợp danh là khác nhau. Thành viên hợp danh có chế độ trách nhiệm vô hạn; nghĩa là, trong trường hợp tài sản của công ty hợp danh không đủ để trang trải số nợ của mình thì thành viên hợp danh phải liên đới

chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Như vậy, thành viên góp vốn không phải dùng tài sản dân sự của mình để trả nợ thay cho công ty trong trường hợp công ty hợp danh làm ăn thua lỗ, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ. Pháp luật Nhật Bản cũng ghi nhận chế độ trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh. Luật Công ty 2006 quy định: “Nếu công ty thành viên được thành lập là một công ty hợp danh thì tất cả các thành viên của công ty phải là thành viên chịu trách nhiệm vô hạn” [26, Điều 576]. Với trách nhiệm vô hạn và liên đới này, nếu kinh doanh bị thua lỗ thì các thành viên hợp danh không những phải chịu trách nhiệm tài sản về các khoản nợ trong phạm vi vốn, tài sản của doanh nghiệp mà còn là toàn bộ tài sản cá nhân, kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh. Những quy định của pháp luật về trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của thành viên hợp danh ở Việt Nam và Nhật Bản là tương đồng. Tuy nhiên, xuất phát từ việc pháp luật Việt Nam không thừa nhận pháp nhân là thành viên hợp danh còn Nhật Bản lại công nhận điều này nên pháp luật về vấn đề trách nhiệm tài sản của họ bao gồm cả trách nhiệm vô hạn đối với pháp nhân. Pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với số nợ của công ty hợp danh nhưng chỉ có điều pháp nhân khi bị thanh lý hết tài sản thì có thể không tồn tại nữa, còn thể nhân vẫn có cơ hội làm ăn, có thể có tài sản trong tương lai. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn cũng là đặc trưng để phân biệt công ty hợp danh với các loại hình công ty khác. Trách nhiệm này có ưu điểm giúp cho các thành viên hợp danh có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty; đồng thời, khi công ty làm ăn phát đạt họ sẽ được hưởng toàn bộ số lại sau khi công ty hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính. Bên cạnh đó sẽ là bất lợi đối với thành viên hợp danh khi họ phải chịu rủi ro cao về tài sản trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ.

Nhắc đến địa vị pháp lý của thành viên trong công ty nghĩa là đã đề cập đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản đều có những quy định về quyền và nghĩa vụ cho thành viên hợp danh ở các lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng xây dựng các quy phạm phạm luật điều chỉnh quyền lợi và trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.

Trước hết, với thành viên hợp danh. Khi trở thành thành viên hợp danh của công ty thì thành viên hợp danh sẽ được hưởng những quyền hạn và nghĩa vụ trong việc điều hành kinh doanh và quản lý công ty. Tiếp nối tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 xây dựng quy định thành viên hợp danh có quyền tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, “nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty”, “sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh” [17, Điều 176].

Luật Công ty Nhật Bản không xây dựng một điều luật quy định cụ thể và chi tiết quyền của thành viên hợp danh như pháp luật Việt Nam, song thông qua nội dung các Điều 590, 591 và 592 cho thấy thành viên trong công ty thành viên nói chung và thành viên hợp danh trong công ty nói riêng có quyền điều hành việc kinh doanh của công ty. Các thành viên hợp danh có quyền quyết định lựa chọn các dự án đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận cao cho công ty, sử dụng tài sản của công ty để thực hiện các dự án đó… Bên cạnh quyền điều hành kinh doanh thì thành viên hợp danh còn có quyền kiểm tra tình trạng kinh doanh và tài sản của công ty. Pháp luật Việt Nam ghi nhận thành viên hợp danh có quyền “yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty, kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ lúc nào xét thấy cần thiết” [17, Điều 176].

Quy định này nhằm mục đích giúp cho các thành viên hợp danh có thể giám sát hoạt động kinh doanh của công ty và của các thành viên hợp danh khác, đảm bảo họ thực hiện có hiệu quả, tránh tình trạng lợi dụng danh nghĩa kinh doanh cho công ty để trục lợi cá nhân. Nhật Bản cũng có quy định tương tự “mỗi thành viên đều có quyền kiểm tra tình trạng kinh doanh và tài sản của công ty thành viên cho dù thành viên đó không có quyền để thực hiện việc kinh doanh đó” [26, Điều 592], chiếu theo quy định trên, dù cho thành viên hợp danh không được trao quyền để thực hiện trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định thì họ vẫn có quyền được kiểm tra về tình hình hoạt động kinh doanh và tài sản của công ty hợp danh. Một quyền pháp lý nữa của thành viên hợp danh được pháp luật ghi nhận đó là quyền thừa kế. Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định khi thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên đó sẽ được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được hội đồng thành viên chấp thuận. Pháp luật Nhật Bản không chỉ xây dựng quy định về thừa kế đối với thành viên hợp danh là thể nhân mà còn bao gồm cả xử lý phần vốn góp của thành viên hợp danh là pháp nhân khi sáp nhập với pháp nhân khác, cụ thể “trường hợp một thành viên chết hoặc bị thanh lý vì sự sáp nhập, những người thừa kế và người kế nhiệm chung khác của thành viên này có thể thừa hưởng quyền lợi trong vốn chủ sở hữu của thành viên đó tại công ty” [26, Điều 608]. Người thừa kế và người kế nhiệm sẽ trở thành thành viên của công ty hợp danh sau khi hoàn thành thủ tục nhận vốn chủ sở hữu, nếu trong Điều lệ công ty có quy định về vấn đề này. Công ty hợp danh chủ yếu được thành lập dựa trên sự tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên hợp danh, việc một thành viên chết có thể dẫn đến sự giải thể của công ty. Tuy nhiên, để lại thừa kế là quyền dân sự cơ bản của mỗi người nhưng để bảo vệ cho hoạt động hợp danh của công ty nên việc có chấp

nhận người thừa kế là thành viên hợp danh của công ty hay không thì quyền quyết định được pháp luật trao cho các thành viên hợp danh còn lại.

Bên cạnh những quyền cơ bản thì thành viên hợp danh cũng phải gánh chịu những nghĩa vụ pháp lý nhất định. Đó là nghĩa vụ trong kinh doanh và quản lý công ty, nghĩa vụ về không cạnh tranh và hạn chế về giao dịch liên quan đến xung đột lợi ích.

Thứ nhất, về nghĩa vụ trong kinh doanh và quản lý công ty. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005 và Khoản 2 Điều 176 Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam thì các thành viên hợp danh có nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên; không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình kết quả kinh doanh của mình với công ty, cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu. Vấn đề nghĩa vụ cũng được pháp luật Nhật Bản đặt ra đối với thành viên hợp danh tại Điều 593 với nội dung cơ bản là thành viên hợp danh phải thực hiện nhiệm vụ với công ty một cách trung thành theo đúng quy định của pháp luật và các điều khoản tại Điều lệ của công ty. Đồng thời, họ phải thực hiện báo cáo tình trạng công việc mà họ phải làm bất cứ khi nào mà công ty thành viên hoặc thành viên khác yêu cầu, phải báo cáo sự tiến triển và kết quả ngay sau khi nhiệm vụ được hoàn thành. Rõ ràng cùng quy định về nghĩa vụ của thành viên trong hoạt động điều hành kinh doanh và quản lý doanh nghiệp nhưng pháp luật Nhật Bản quy định ngắn gọn, xúc tích, không mang tính chất liệt kê nhưng vẫn đảm bảo được những nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh phải thực hiện.

và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh mà Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 và cả Luật Doanh nghiệp 2014 đã có một số đòi hỏi khắt khe qua việc hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh như: (i) Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Nếu như Luật Doanh nghiệp 1999 thể hiện nội dung này ở quy định cấm đối với thành viên hợp danh, thì Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định theo hướng mở, nghĩa là nếu đạt được sự thỏa thuận, đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty thì thành viên hợp danh vẫn có thể trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty khác. Quy định này xuất phát từ lý do, thành viên hợp danh chỉ có thể chịu trách nhiệm vô hạn một lần, bởi lẽ mỗi cá nhân chỉ có một khối tài sản duy nhất, cá nhân ấy không thể chịu trách nhiệm hơn một lần. (ii) Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của cá nhân, tổ chức khác. Thiết nghĩ, đây là một quy định hợp lý nhằm tránh tình trạng giữa bản thân thành viên hợp danh và công ty hợp danh có sự tranh chấp về quyền lợi với nhau. Việc quy định hạn chế quyền lợi đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh là thực sự cần thiết, nhằm tránh sự lạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh qua đó cũng góp phần bảo vệ lợi ích cho công ty. Pháp luật Nhật Bản cũng có quy định về nghĩa vụ không cạnh tranh của thành viên điều hành kinh doanh trong công ty thành viên bao gồm cả công ty hợp danh tại Điều 594 Luật Công ty 2006 như sau:

Các thành viên thực hiện việc điều hành kinh doanh sẽ không được tiến hành những hoạt động sau nếu không có sự phê chuẩn

của tất cả các thành viên khác trong công ty, trừ trường hợp Điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)