Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 51 - 56)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH

2.3. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

Tư cách pháp lý thể hiện vị trí, vai trò của công ty hợp danh trong các quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Tư cách pháp lý là điểm xuất phát để gỡ rối tranh chấp trong tố tụng. Pháp luật Việt Nam quy định “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” [15, Điều 130]. Đây là một sự thay đổi của Luật doanh nghiệp 2005 so với Luật doanh nghiệp 1999. Cho đến Luật Doanh nghiệp 2014 tiếp tục ghi nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh. Với quy định này của pháp luật thì hiện nay chỉ ở Việt Nam chỉ còn doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.

Việc Luật doanh nghiệp quy định Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân đã dẫn đến nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này. Một số quan điểm phản đối công ty hợp danh có tư cách pháp nhân cho rằng việc thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân là mâu thuẫn với Bộ luật dân sự 2005. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân phải có đầy đủ các đặc điểm: 1 – Được thành lập hợp pháp; 2 – Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3 – Có tài sản độc lập với tài sản của cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4 – Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Có thể nhận thấy ngay việc công ty hợp danh không thỏa mãn điều kiện có tài sản độc lập với tài sản của cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Công ty hợp danh chỉ độc lập về tài sản với thành viên góp vốn vì những thành viên này chi chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trong trường hợp công ty hợp danh mắc nợ và tài sản của công ty không đủ thanh toán các khoản nợ đáo hạn thì

các thành viên hợp danh phải liên đới thực hiện việc trả nợ đến cùng về khoản nợ đó. Điều này tương tự với chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng tài sản riêng của mình để thanh toán các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.Do vậy, không có sự tách bạch về tài sản giữa công ty hợp danh với các thành viên hợp danh. Việc một cá nhân là thành viên hợp danh phải dùng tài sản riêng của mình để trả nợ thay cho một pháp nhân – công ty hợp danh là hoàn toàn trái ngược với quy định tại Khoản 3 Điều 94 Bộ luật dân sự: “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện” [14, Điều 94]. Như vậy, về mặt lý thuyết không thể chứng minh được công ty hợp danh có sự độc lập về tài sản nên nó không thỏa mãn điều kiện của một tổ chức có tư cách pháp nhân. Cùng với lập luận như trên, các học giả theo quan điểm phản đối còn đưa ra lý do thứ hai đó là hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều quy định công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân.

Những học giả ủng hộ việc thừa nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh đưa ra quan điểm phản bác đó là: Việc mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và Bộ luật dân sự “không có ảnh hưởng gì về lý luận pháp lý khi chúng ta thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Bộ luật dân sự là luật chung còn Luật doanh nghiệp là luật chuyên ngành. Vì vậy có thể coi việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là một ngoại lệ của Bộ luật dân sự” [7]. Hơn nữa, đối với pháp luật của các nước không công nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh đều có những quy định để công ty có thể tham gia giao dịch với người thứ ba và tham gia hoạt động tố tụng. Ngoài việc đưa ra quan điểm phản biện, các học giả còn đưa thêm những lý do như việc thừa nhận tư cách pháp nhân của loại hình công ty này cho phép nó có quyền tham gia những ngành nghề đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải có tư cách pháp nhân; đồng thời, so với việc phải xây dựng thêm những khái

niệm pháp luật và kỹ thuật pháp lý khác để công ty hợp danh có thể tham gia giao dịch với bên thứ ba và tham gia vào hoạt động tố tụng thì việc thừa nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh là điều đơn giản và dễ dàng hơn.

Đó là những tranh luận từ trước khi Luật doanh nghiệp 2005 được ban hành. Vấn đề ghi nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh được Chính phủ giải thích trong Tờ trình Dự án Luật doanh nghiệp 2005 đó là quy định như trên nhằm mục đích tạo sự bình đẳng về địa vị pháp lý của công ty hợp danh so với các loại hình công ty khác khi tham gia vào thương trường. Đồng thời thu hút các nhà đầu tư lựa chọn mô hình doanh nghiệp được coi là khá mới mẻ và chưa phổ biển ở Việt Nam. Như vậy, việc công nhận tư cách pháp nhân xuất phát từ nhu cầu thực tế cần khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Quy định này mang tính đặc thù và khác với hầu hết các nước trên thế giới nhưng lại là điểm giống nhau trong pháp luật về công ty hợp danh của Việt Nam và Nhật Bản.

Pháp luật Nhật Bản cũng đi ngược lại với quan điểm truyền thống khi quy định Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, cụ thể tại Điều 3 Luật công ty 2006 quy định: “Các công ty đều có tư cách pháp nhân” [26, Điều 3]. Theo quy định này thì tất cả các loại hình công ty được thành lập và hoạt động theo Luật Công ty 2006 ở Nhật Bản đều có tư cách pháp nhân, trong đó bao gồm cả công ty hợp danh. Mặc dù quy định này khác với quan niệm truyền thống về công ty hợp danh, nhưng các học giả Nhật Bản cho rằng pháp luật công ty thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là bởi muốn phân biệt công ty với các loại hình tổ chức (Kumiai) cũng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Kumiai là một tổ chức kinh doanh theo pháp luật dân sự trong đó các thành viên đều chia sẻ quyên sở hữu (cả lợi nhuận và thua lỗ), trừ trường hợp hợp đồng thành lập có quy định khác. Kumiai tương tự với công ty hợp danh, cả thành viên của Kumiai và công ty

hợp danh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ. Tuy nhiên, Kumiai không có tư cách pháp nhân, còn công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Đồng thời, với quy định này của pháp luật Nhật Bản sẽ tạo địa vị pháp lý nhất định cho công ty hợp danh có thể tham gia rộng rãi vào môi trường kinh doanh và có được sự cạnh tranh ngang bằng với các loại hình công ty khác. Một lý do khác nữa đó là thành viên công ty hợp danh ở Nhật Bản ngoài cá nhân thì còn bao gồm cả pháp nhân.

Việc Nhật Bản thừa nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh là phù hợp với thực tế và pháp luật của đất nước; ở Việt Nam, việc quy định tư cách pháp nhân cho loại hình công ty này có thực sự phù hợp và đem lại hiệu quả hay không? Theo Giáo sư Jean Claude Ricci thì việc thừa nhận tư cách pháp nhân cho một tổ chức giúp cho đời sống pháp luật được đơn giản hóa và ổn định lâu dài. Đối chiếu những lợi ích trên với việc quy định tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh ở Việt Nam thì “Công ty hợp danh không cần đến tư cách pháp nhân để làm đơn giản hóa pháp luật” [11]. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì mô hình công ty hợp danh là mô hình đóng kín giữa những người thân hữu và có thể tin tưởng lẫn nhau, do vậy, số lượng thành viên trong công ty hợp danh thường rất ít vì thế các thành viên trong công ty có thể cử một người đại diện để thực hiện giao dịch với bên thứ ba mà không gặp trở ngại nào. Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần là những công ty mang bản chất đối vốn do vậy việc kết nạp thêm thành viên không mấy khó khăn, ở công ty hợp danh việc không còn đủ thành viên hợp danh tối thiểu theo quy định của pháp luật sẽ đứng trước nguy cơ giải thể rất cao nếu không tìm được người tiếp tục hợp danh, chưa kể đến việc kết nạp thêm thành viên đáng tin cậy để hợp danh cũng rất khó khăn. Trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên hợp danh thì công ty hợp danh sẽ không tồn tại được lâu dài. Tiêu chí giúp ổn định đời sống pháp luật không đạt được.

Nhìn nhận từ góc độ quyền lợi của thành viên hợp danh, khi tư cách pháp nhân của công ty hợp danh và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn vẫn còn tồn tại song hành thì không mang lại nhiều lợi ích, ở một khía cạnh nào đó thì nó còn là sự cản trở. Như đã phân tích ở trên, công ty hợp danh và thành viên hợp danh không có sự tách bạch về tài sản. Thu nhập của công ty cũng chính là thu nhập của thành viên hợp danh, do vậy, để tránh tình trạng đánh thuế trùng thì nếu công ty hợp danh đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì thành viên hợp danh không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong khi đó, thu nhập từ việc góp vốn vào công ty hợp danh của thành viên góp vốn vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân bởi vì giữa họ và công ty có sự độc lập về tài sản do các chủ thể này không phải trả nợ thay cho nhau. Luật thuế thu nhập cá nhân hiện nay ở Việt Nam không quy định rõ thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn của thành viên hợp danh có phải chịu thuế hay không mà chỉ khẳng định các khoản thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn bao gồm: (i) tiền lãi cho vay, (ii) lợi tức cổ phần, (iii) thu nhập từ đầu tư vốn dưới hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ. Trong các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân của Bộ Tài chính cho rằng lợi tức do góp vốn vào công ty hợp danh được coi là thu nhập chịu thuế, do vậy, thành viên hợp danh vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân đồng thời với việc công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. So sánh với doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân đều phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì thành viên hợp danh vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong khi khoản thu nhập ấy đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân trong trường hợp này đã làm ảnh hưởng đến lợi ích của thành viên hợp danh trong công ty. Chính vì thế mà công ty hợp danh vẫn ở Việt Nam vẫn là mô hình kém hấp dẫn, khi số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)