Khái niệm công ty hợp danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 28 - 31)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH

2.1. Khái niệm công ty hợp danh

Ở Việt Nam, định nghĩa về công ty hợp danh lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp 1999, tiếp tục được kế thừa và phát triển trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 (được Quốc Hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015). Theo đó, Công ty hợp danh được là doanh nghiệp trong đó:

Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn;

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty [15, Điều 130]. Định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp 2005 khẳng định Công ty hợp danh là doanh nghiệp, tức là nó sẽ mang đầy đủ đặc điểm của doanh nghiệp như là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, từ định nghĩa trên có thể nhận thấy pháp luật Việt Nam ghi nhận công ty hợp danh bao gồm cả hai loại: hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn (hay còn gọi là công ty hợp vốn). Mặc dù ghi nhận như vậy nhưng lại không có sự phân tách mà được xếp cùng một tên gọi “công ty hợp danh” và được điều chỉnh bởi quy chế pháp lý chung. Pháp

luật Việt Nam quy định công ty hợp danh phải là doanh nghiệp có số lượng thành viên tối thiểu là hai thành viên hợp danh, ngoài ra có thể có thêm thành viên góp vốn. Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì công ty hợp danh ở Việt Nam có thể chỉ có một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh – nghĩa là hình thức công ty hợp danh thông thường mang bản chất đối nhân tuyệt đối giống như quy định của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận cả loại hình công ty hợp danh hữu hạn hay còn biết đến với tên gọi công ty hợp vốn – nghĩa là trong công ty ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Đối với loại hình công ty hợp danh có cả thành viên góp vốn này cũng phải đáp ứng điều kiện cần thiết đó là phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và không quy định số lượng thành viên góp vốn, sự xuất hiện chỉ một thành viên góp vốn cũng đủ làm cho công ty hợp danh không còn mang bản chất đối nhân tuyệt đối.

Nhật Bản là một quốc gia có nền lập pháp tiên tiến trên thế giới. Hiện nay, các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty hợp danh được điều chỉnh bởi Luật Công ty 2006 (Japanese Company Act 2006 – JCA 2006). Pháp luật Nhật Bản không đưa ra một định nghĩa cụ thể về công ty hợp danh, tuy nhiên theo Khoản 2 Điều 576 Luật Công ty 2005 có quy định: “Nếu công ty thành viên được thành lập là một công ty hợp danh thì tất cả các thành viên của công ty phải là thành viên chịu trách nhiệm vô hạn; vấn đề này phải được ghi nhận tại mục (v) của khoản 1 Điều này” [26, Điều 576]. Từ quy định trên có thể nhận thấy, pháp luật Nhật Bản ghi nhận mô hình công ty hợp danh thông thường, mang bản chất đối nhân tuyệt đối. Theo Luật Công ty 2006 thì trong công ty hợp danh chỉ tồn tại một loại thành viên duy nhất đó là thành viên hợp danh. Còn loại hình công ty có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn được pháp luật Nhật Bản ghi nhận với tên gọi “Công ty hợp vốn”.

nhận công ty hợp danh mang bản chất đối nhân. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản khi so sánh định nghĩa về công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản đó là Công ty hợp danh ở Việt Nam ghi nhận sự tồn tại của cả hai loại hình công ty hợp danh là thông thường và hữu hạn, được điều chỉnh chung trong một quy chế pháp lý; còn ở Nhật Bản, nói tới công ty hợp danh pháp luật chỉ ghi nhận loại hình công ty hợp danh thông thường; ngoài ra, pháp luật Nhật Bản ghi nhận sự tồn tại của công ty hợp vốn, bình đẳng với công ty hợp danh. Quy định của pháp luật Nhật Bản được đánh giá là hợp lý bởi mỗi loại hình công ty hợp danh hay hợp vốn đều mang bản chất pháp lý riêng và cần được điều chỉnh bởi những quy chế độc lập. Quy định cộng gộp cả công ty hợp danh và công ty hợp vốn dưới một tên chung theo pháp luật Việt Nam mặc dù khá gọn gàng nhưng lại không khoa học và còn tồn tại bất cập. Trước hết là quy định về số lượng thành viên tối thiểu trong công ty hợp danh là hai thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với các khoản nợ của công ty; điều này chỉ đúng nếu Luật doanh nghiệp 2005 không quan niệm công ty hợp danh bao gồm cả công ty hợp vốn. Bởi lẽ “bản chất của công ty hợp danh đúng nghĩa là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ để kinh doanh dưới một hãng chung. Vì vậy công ty hợp danh phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên, nếu không thì vẫn chỉ là thương nhân đơn lẻ” [5, tr.197]. Còn xét về bản chất của công ty hợp vốn thì chỉ cần một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn định về nghĩa vụ tài chính của công ty và một thành viên góp vốn. Quy định của pháp luật Việt Nam còn bất cập ở chỗ khi công ty hợp danh hữu hạn không đủ số lượng thành viên hợp danh tối thiểu trong vòng sáu tháng liên tục sẽ buộc phải giải thể, mặc dù có thể công ty đó đang hoạt động rất hiệu quả, có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và giải quyết công ăn việc làm của nhiều người lao động. Giải thể bắt buộc trong trường hợp này là chống lại lợi ích của cộng đồng bởi công ty đang phát triển và có nhiều đóng

góp cho xã hội. Đồng thời, là trái với ý chí của thành viên hợp danh còn lại và các thành viên góp vốn trong công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)