Chuyển nhượng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 73 - 75)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH

2.5. Vốn góp trong công ty hợp danh

2.5.3. Chuyển nhượng vốn

Công ty hợp danh là loại hình mang bản chất đối nhân. Khác với công ty đối vốn yếu tố quan trọng hàng đầu là vốn góp thì ở công ty hợp danh yếu tố nhân thân được đặt lên hàng đầu. Để lựa chọn được những đối tác hoàn toàn tin tưởng để hợp tác kinh doanh và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn là điều không hề dễ dàng. Việc một thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc tiếp nhận thêm một thành viên hợp danh mới có thể gây xáo trộn, phá vỡ sự liên kết giữa các thành viên còn lại trong công ty; đặt công ty trước nguy cơ phá sản hay giải thể. Trong công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam tồn tại hai loại thành viên hợp danh và góp vốn nên vấn đề chuyển nhượng vốn của hai loại thành viên này cũng khác nhau. Pháp luật Nhật Bản chỉ ghi nhận công ty hợp danh chỉ có duy nhất thành viên hợp danh, do vậy, quy định về chuyển nhượng phần vốn góp chỉ đặt ra với loại thành viên này.

Thứ nhất, đối với thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bản và có yếu tố quyết định đến sự tồn tại của công ty hợp danh. Sự chuyển nhượng vốn dù chỉ là một phần nhỏ cũng dẫn đến hệ quả công ty phải tiếp nhận thành viên mới. Không phải thành viên mới nào cũng có được sự tin cậy, đồng thuận và cộng tác ăn ý với những thành viên hợp danh cũ trong công ty. Việc tiếp nhận người hoàn toàn xa lạ trở thành thành viên hợp danh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bởi nếu không có sự đồng lòng, không cùng chung chí hướng sẽ là nguyên nhân của sự khủng hoảng, tan rã công ty hợp danh. Chính vì lý do này, pháp luật quy định rất chặt chẽ về vấn đề chuyển nhượng vốn của thành viên hợp danh.Từ Luật Doanh nghiệp

2005 cho tới Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 đều quy định rằng: “thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộn phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của thành viên hợp danh còn lại” [17, Điều 175]. Pháp luật Nhật Bản cũng có quy định tương tự “một thành viên không thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của họ nếu như không nhận được sự đồng ý của tất cả các thành viên khác” [26, Điều 585]. Như vậy, pháp luật Việt Nam và Nhật Bản có sự tương đồng trong quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn của thành viên hợp danh. Một thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng vốn cần phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh còn lại. Chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, nghĩa là chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng trở thành thành viên công ty. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp, người chuyển nhượng vẫn là thành viên hợp danh của công ty và tiếp nhận thêm thành viên mới nhận chuyển nhượng phần vốn góp. Việc tiếp nhận thêm thành viên mới có thể sẽ phá vỡ tính liên kết chặt chẽ vốn có trong công ty hợp danh, do vậy, không chỉ có sự bảo vệ của pháp luật bằng cách hạn chế việc chuyển nhượng tự do phần vốn góp mà đòi hỏi sự suy xét, cân nhắc của cả các thành viên hợp danh.

Thứ hai, đối với thành viên góp vốn trong công ty hợp danh ở Việt Nam. Nếu như việc chuyển nhượng vốn của thành viên hợp danh gặp phải sự hạn chế từ pháp luật thì với thành viên góp vốn điều này lại dễ dàng hơn. Thành viên góp vốn được quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác mà không cần sự cho phép của bất cứ ai. Xét cho cùng thành viên góp vốn chỉ là những người trợ lực về vốn góp cho công ty, giúp cho công ty tăng thêm phần vốn góp để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, thành viên góp vốn cũng không có quyền điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh do vậy, việc thay đổi loại thành viên này không

làm ảnh hưởng đến cơ cấu nhân sự, sự tồn tại của công ty hợp danh cùng như tính đối nhân của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật nhật bản về công ty hợp danh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)