Pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu từ tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện tại Việt Nam (Trang 55 - 68)

- Công ước về Giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải, 1976 (LLMC 1976)

23, 00 Vĩ độ Bắc, 107

2.2 Pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu từ tàu

từ tàu

Đối với mỗi quốc gia ven biển, sự trong sạch của môi trường biển có tầm quan trọng sống cịn. Nó đảm bảo mơi sinh cân bằng cho động thực vật biển và tạo điều kiện lành mạnh cho người sử dụng. Chính phủ Việt Nam

cũng đã nhận thức rõ sự phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên biển.

Tại Hội nghị Rio de Janerio, Chính phủ Việt Nam tuyên bố Chiến lược phát triển của quốc gia mình: “ Việt Nam nhận thức rõ thực tế rằng biển và đại dương có ý nghĩa đặc biệt đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta, và nước chúng tôi ủng hộ cuộc đấu tranh chống việc biến biển hay đại dương thành các bãi phế thải và rác vì điều này sẽ nhanh chóng huỷ hoại các hệ sinh thái biển và tài nguyên thiên nhiên, hậu qủa là gây ra các ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người. Cần phải có các biện pháp thống nhất để quản lý biển và đại dương thông qua việc tăng cường sự hợp tác quốc tế và khu vực, và thơng qua các cố gắng có phối hợp nhằm giảm bớt tình trạng ơ nhiễm biển và duy trì tính đa dạng sinh học của biển” [9; tr155].

Là thành viên của Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển 1982, của Tổ chức Hàng hải Quốc tế – IMO, Việt Nam có quyền đồng thời có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển. Việt Nam đã tham gia nhiều công ước của IMO về tiêu chuẩn kỹ thuật và con người như: Công ước Quốc tế về mạn khô - Loadlines 1966, Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển – Tonnage 1969; Cơng ước Quốc tế về phịng ngừa va chạm trên biển – Colreg 72; Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu – Marpol 73/78; Cơng ước Quốc tế về an tồn sinh mạng người trên biển – Solas 74; Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ chun mơn và bố trí chức danh đối với thuyền viên – STCW 78/95…Tuy nhiên, trên thực tế tai nạn vẫn xảy ra, dù tàu và thuyền viên đáp ứng đủ những chuẩn mực mà các công ước quốc tế nêu ra. Là quốc gia ven biển, quốc gia có cảng, quốc gia tàu mang cờ, Việt Nam hồn tồn có quyền nhận đầy đủ các khoản bồi thường cho các thiệt hại ô nhiễm dầu từ tàu gây ra trong vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia

mình. Xuất phát từ quyền và nghĩa vụ, xuất phát từ ý nghĩa của việc đền bù, Việt Nam cần phải có một cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo được đền bù thoả đáng, đầy đủ cho những thiệt hại về ơ nhiễm mơi trường nói chung và ơ nhiễm mơi trường biển nói riêng.

Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển:

- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27.12.1993.

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23.5.2005.

- Bộ luật Hình sự năm 2000

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 9.6.2000.

- Nghị định số 175-CP ngày 18.10.1994 của Chính phủ về: Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường.

- Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12.5.2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường.

- Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày 16.6.2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.

- Nghị định số 48/2000 ngày 12.9.2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí.

phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

- Nghị định 160/2003/NĐ-CP ngày 18.12.2003 của Chính phủ về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải Việt Nam.

- Thông tư tư số 2260-TT/MTg ngày 29.12.2995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về khắc phục sự cố tràn dầu.

- Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể thấy, hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành đã bước đầu hình thành khung pháp luật về bồi thường thiệt hại ô nhiễm do dầu. Trong đó,

Luật Bảo vệ Mơi trường 1993 tạo ra một cơ sở pháp lý ban đầu giải quyết

các vấn đề bức xúc về mơi trường nói chung đang đặt ra. Luật này khẳng định: “Tổ chức, cá nhân gây tổn hại mơi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” (Điều 7); “Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thối mơi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ mơi trường, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” (Điều 30).

Để bảo đảm cho các quy định về bảo vệ môi trường được chấp hành nghiêm chỉnh, ngày 12.5.2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi

trường, thay thế cho Nghị định 26/CP ngày 26.4.1996 của Chính phủ. Nghị định đưa ra mức phạt: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi gây ra sự cố rò rỉ, cháy nổ dầu và tràn dầu. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi này nếu gây ô nhiễm môi trường”,”... “buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm

mơi trường do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này gây ra”. (Điều 18.2-3-4).

Tiếp đến Nghị định số 137/2004/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi

phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, Điều 19.3 quy định:

“ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xả các loại rác hoặc cặn bẩn hoặc nước thải có lẫn dầu và các chất độc hại khác từ trên tàu, thuyền xuống biển trong những khu vực cấm, khu vực hạn chế;

b) Xả, thải dầu, mỡ, hố chất độc hại, chất phóng xạ…khơng đúng quy định;

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Trong lĩnh vực biển, thiệt hại thường lớn, tác động đến nhiều bên sử dụng biển khác nhau và mức độ thiệt hại thường vượt quá năng lực của các cá nhân, tổ chức kinh doanh thì việc tổ chức bồi thường, bảo đảm quyền lợi cho người cũng như khắc phục sự cố, khơi phục trạng thái mơi trường địi hỏi phải có sự nghiên cứu, quy định cụ thể hơn trong một văn bản riêng. Có thể nói, quy chế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu biển có lẽ được quy định đầy đủ hơn cả ở Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.

Để bảo đảm bồi thường đầy đủ và kịp thời cho bên bị hại, các thuyền chở dầu, chế phẩm dầu hoặc các chất nguy hiểm và độc hại đều phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định nghĩa vụ của chủ tàu phải mua bảo hiểm hàng hải. Điều 28.5 quy định: “Tàu biển chuyên

dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam”. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể áp dụng cho các chi phí tổn thất chung, các hiểm họa có thể gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm hàng hải trên tồn bộ hành trình vận chuyển. Điều 28.5 một mặt khẳng định nghĩa vụ pháp lý về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu gây ra, mặt khác đưa ra biện pháp nhằm đảm bảo khoản bồi thường, đó là chủ tàu phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự về ô nhiễm môi trường khi tàu chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 221, chương XV – Giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải, có thể thấy, các khiếu nại về thiệt hại do ô nhiễm dầu không thuộc danh mục các khiếu nại hàng hải được áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự. Điều này hoàn tồn dễ hiểu vì những thiệt hại do ơ nhiễm dầu gây ra thường rất lớn. Nếu áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại này, thì ta sẽ khơng nhận được bồi thường đầy đủ. Như vậy, về nguyên tắc, các khiếu nại này sẽ được áp dụng theo các quy định của Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu, 1992 (CLC 92) mà Việt nam đã tham gia. Tuy nhiên, CLC 92 chỉ áp dụng với một phạm vi nhỏ các loại dầu thuộc dầu khó tan. Do đó, đối với các loại dầu khác như xăng và các chế phảm dầu không thuộc phạm vi áp dụng của CLC 92, theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, sẽ được thực hiện theo hướng thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó.

Như vậy, khác với văn bản pháp luật quy định chung về bảo vệ môi trường, Bộ luật Hàng hải Việt Nam là một văn bản pháp lý chuyên ngành, đã có những quy định rõ ràng hơn về bồi thường ô nhiễm biển do dầu từ tàu..

Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được đề cập đến trong Nghị định 92/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ.

bẩn, chất thải có lẫn dầu và các loại hoá chất độc hại bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng số tiền phạt có thể lên tới 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngồi ra, cịn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường (Điều 11, khoản 3,4,5).

Nhằm thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường và giúp cho các địa phương có được nhận thức ban đầu về sự cố dầu tràn và các nguyên tắc cơ bản trong việc ứng phó và xử lý hậu quả cũng như việc địi bồi thường thiệt hại về mơi trường, ngày 29.12.1995, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành Thơng tư số 2262 hướng dẫn chính thức về khắc phục sự cố tràn dầu. Tại phần III.1.e Thông tư quy định: “Sự cố tràn dầu thường gây ra

hậu quả nghiêm trọng về môi trường, do vậy, khoản đền bù cho các thiệt hại về môi trường rất lớn, thường vượt quá khả năng của chủ phương tiện gây ra sự cố. Để có thể trả được số tiền bồi thường thiệt hại này, các chủ phương tiện thường xuyên tham gia bảo hiểm quốc gia hoặc quốc tế, cho nên về nguyên tắc, thiệt hại về mơi trường có thể được hồn trả thông qua các quỹ bảo hiểm”. Thông tư cũng quy định số tiền hoàn trả sẽ chỉ được tính trong 4 khoản sau: Chi phí cho ứng cứu sự cố; Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trực tiếp do sự cố xảy ra; Bồi thường cho khôi phục mơi trường bị suy thối hoặc huỷ hoại mơi trường; Chi phí cho cơng tác khảo sát, lập căn cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường.

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2000, tại chương XVII – Các tội

phạm về môi trường, cũng sử dụng cơng cụ kinh tế trong áp dụng hình phạt. Các tội gây ô nhiễm như thải vào nguồn nước dầu mỡ, hố chất độc hại, chất phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép… đã bị xử phạt hành chính mà cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ mười triệu

đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm (Điều 183).

Như vậy, qua những quy định viện dẫn ở trên, có thể thấy, chúng ta đã có những cơ chế pháp lý ban đầu áp dụng cho việc bồi thường ô nhiễm do dầu. Tuy nhiên, những quy định hiện hành còn thiếu và chưa thật phù hợp với yêu cầu thực tế:

Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 mới chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra khung pháp lý chung cho nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của các chủ thể gây ô nhiễm môi trường. Đây là điều đáng tiếc, vì trong một văn bản pháp lý có giá trị cao như Luật Bảo vệ Mơi trường lại khơng tìm thấy một điều khoản nào dành riêng để bảo vệ môi trường biển, chứ chưa nói đến vấn đề bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu từ tàu. Trong khi đó, tầm quan trọng của môi trường biển, sự nghiêm trọng của ơ nhiễm dầu từ tàu địi hỏi phải được điều chỉnh ở một văn bản pháp lý có hiệu lực cao.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ Mơi trường cũng chưa có quy định xác định rõ các vấn đề liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường như: các quy định về căn cứ, nguyên tắc xác định thiệt hại, phương thức giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại như các bên tự thoả thuận, thơng qua hồ giải cơ sở, tổ chức trọng tài, thông qua giải quyết khiếu nại, khởi kiện ra toà án nhân dân và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mơi trường… Chính vì vậy, trong thời gian qua ở nước ta, các tranh chấp liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến.

Đến thời điểm này (tháng 4/2005), Luật Bảo vệ Môi trường đang được tiến hành sửa đổi, bổ sung với sự tiến bộ đáng kể trong quy định của từng điều khoản, khắc phục cơ bản những nhược điểm trong Luật BVMT 1993. Đặc biệt, tại chương Chương VII- Thanh tra, xử lý vi phạm, Giải quyết khiếu

nại, Tố cáo, Tranh chấp và Bồi thường thiệt hại về môi trường, tại các điều từ Điều 71 đến Điều 74 đã có quy định khá chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với các hành vi gõy ô nhiễm môi trường. Đây là những vấn đề mới. Cụ thể, tại Điều 71, Dự thảo quy định thiệt hại về mơi trường gồm có: Thiệt hại thực tế và thiệt hại lâu dài đối với Nhà nước; đối với tổ chức, cá nhân đang khai thác, sử dụng hợp pháp thành phần môi trường và đối với cộng đồng dân cư và lợi ích xã hội. Trong đó, việc xác định thiệt hại về mơi trường đối với Nhà nước được xác định theo mức chi phí hợp lý để khắc phục hậu quả trước mắt, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; Thiệt hại đối với tổ chức cá nhân đang khai thác, sử dụng hợp pháp thành phần môi trường được xác định theo mức thiệt hại thực tế và thiệt hại lâu dài liên quan đến khai thác, sử dụng thành phần mơi trường có thể tính được. Việc bồi thường thiệt hại về môi trường được thực hiện trên nguyên tắc: a) Bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp gây ra đối với môi trường; b) Việc bồi thường phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời nhằm khắc phục nhanh chóng hậu quả; c) Việc xác định mức, phương thức bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật, bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có thể thỏa thuận mức, phương thức bồi thường, nhưng không trái với quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện tại Việt Nam (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)