Về con người và cơ chế thực hiện:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện tại Việt Nam (Trang 99 - 100)

- Công ước về Giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải, 1976 (LLMC 1976)

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚ

3.3.2 Về con người và cơ chế thực hiện:

- Đào tạo đội ngũ thẩm phán và đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức chuyên sâu luật trong nước và quốc tế, có kinh nghiệm trong việc giám sát và kiểm soát việc thực thi pháp luật và trong giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường từ tàu. Trước mắt, cần có kế hoạch đào tạo nguòn cán bộ của Tỉnh, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, cán bộ của cơ quan Toà án, các cơ quan quản lý nhà nước khác bằng việc mở các lớp đào tạo trong nước có sự hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài sang giảng

dạy về luật quốc tế cũng như kinh nghiệm quốc tế trong việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu hay cử cán bộ tham gia các khố đào tạo nước ngồi bằng các nguồn kinh phí trong nước và nước ngồi.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông qua các kênh thơng tin như báo chí, truyền hình, các phương tiện thơng tin đại chúng khác nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ mơi trường, về pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ mơi trường nói riêng, trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại ơ nhiễm, về trình tự, thủ tục tố tụng liên quan… Nắm vững pháp luật sẽ giúp cho nạn nhân các vụ ơ nhiễm khiếu kiện hiệu quả do trình bày có lý lẽ, chứng cứ rõ ràng, thuyết phục, tuân thủ mọi quy trình và thủ tục tố tụng liên quan…Cục Hàng hải Việt Nam cũng sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc của các chủ hàng, chủ tàu về những vấn đề có liên quan trong việc thực thi Cơng ước.

Bên cạnh đó, cần phát huy sức mạnh tập thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thúc đẩy hoạt động đòi bồi thường được nhanh chóng và hiệu quả. Các cơ quan Thuỷ sản, Dầu khí, Cảng vụ hàng hải… cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. Cần tổ chức khen thưởng kịp thời cho các tổ chức, cá nhân hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đồng thời tiến hành kỷ luật nghiêm minh những người khơng làm trịn nhiệm vụ gây hậu quả lớn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải thường xun có báo cáo tổng kết về cơng tác phối hợp trong hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu (gồm cả vấn đề địi bịi thường) để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và có cơ sở thực tiễn để xây dựng một Quy chế phối hợp khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện tại Việt Nam (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)