NHIỄM BIỂN DO DẦU TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình ô nhiễm biển do dầu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện tại Việt Nam (Trang 49 - 54)

- Công ước về Giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải, 1976 (LLMC 1976)

NHIỄM BIỂN DO DẦU TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình ô nhiễm biển do dầu tại Việt Nam

Hoạt động bình thường của tàu thuyền (nước sinh hoạt, rác, dầu..) và các sự cố, tai nạn hàng hải đều là các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển rất nặng nề. Tuy nhiên, khi nói đến ơ nhiễm do hoạt động tàu thuyền, chúng ta thường liên tưởng ngay đến ô nhiễm do dầu vì đây là loại ơ nhiễm gây tác hại ngay lập tức và thường là đặc biệt nghiêm trọng.

Bảng3: Lượng dầu hàng năm xâm nhập vào môi trường biển Việt

Nam (tấn)

Nguồn 1992 1995 2000

Khai thác và thăm dị dầu khí ngồi khơi Có nguồn gốc từ đất liền

Sự cố hàng hải Tai nạn

Giao thông đường thuỷ (bao gồm cả tàu và thuyền) 200 4.040 500 2.300 340 270 5.300 500 3.500 450 550 7.500 1.500 7.500 600 Tổng 7.380 10.020 17.650

Nguồn: Cục Môi trường, TRIMAR – AB, Thuỵ Điển, 1995.

Việt Nam nằm cạnh tuyến đường hàng hải quan trọng Thái Bình Dương, có mật độ tàu thuyền qua lại lớn nên khả năng ô nhiễm biển do tàu thuyền gây ra cũng rất lớn. Số lượng dầu chuyên chở qua Biển Đông hàng năm vào khoảng 2,1 tỷ tấn và vào bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 51 tàu

chở dầu cỡ lớn hoạt động trong khu vực [9; tr 130]. Ước tính, lượng dầu rị rỉ từ các tàu chở dầu trên tuyến hàng hải vào khoảng 23.001 tấn.

Bên cạnh đó, tình hình hoạt động hàng hải ngày càng phát triển các cầu cảng tiếp nhận hàng dầu khí, hố chất tăng; lượng hàng hoá tăng như là hàng rời, sản phẩm dầu khí, hố chất thơng qua cảng (đặc biệt, hiện nay chúng ta đang thỰc hiỆn thành công việc chuyỂn tẢi dẦu tỪ tàu mẸ có trỌng tẢi lỚn (hơn 100.000 DWT) sang các tàu con (trỌng tẢi khoẢng 40- 50.000 DWT) tẠi VỊnh Văn Phong - TỈnh Khánh Hoà, dự báo cho số lượng hàng hóa thơng qua cảng trong đó có hàng dầu trong tương lai sẽ còn tăng hơn nữa), việc bảo dưỡng duy tu luồng lạch, số lượng tàu dầu đến cảng hàng năm tăng. Thực tế cho thấy, các biện pháp phịng chống ơ nhiễm mơi trường tại cảng biển và khu vực hàng hải chưa được quan tâm đúng mức.

Đối với các trang thiết bị để bốc xếp hàng hoá đặc biệt như hàng dầu,

hàng hoá chất chưa phù hợp. Đối với việc vận chuyển và bốc xếp các sản phẩm dầu mỏ cũng chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ cụ thể là các cảng chuyên dụng cho việc bốc xếp dầu và khí hố lỏng vẫn chưa được đầu tư thích đáng cho việc phịng ngừa ơ nhiễm. Việc trang bị hệ thống phao quây, hệ thống thu gom và ứng cứu sự cố tràn dầu chưa được quan tâm thoả đáng. Tất cả các cảng trên toàn quốc chưa được lắp đặt hệ thống tiếp nhận và xử lý các chất thải từ tàu. Đây là tình trạng kéo dài từ nhiều năm và là một trong những nguồn gây ô nhiễm mạnh.

Thực tế cho thấy hầu hết các cảng biển của Việt Nam đều xảy ra tình trạng ơ nhiễm dầu mỡ, đặc biệt là ở các cảng lớn. Riêng cảng Hải Phịng hàng năm có tới 1.500 lượt tàu thuyền ra vào. Qua phân tích mẫu nước biển của cảng Hải Phòng cho thấy hàm lượng dầu trong mặt nước rất cao. Tại cảng công ty xăng dầu III và cảng Nhà máy xi măng Hải Phòng là 2,4-2,9 mg/l, cảng Đoạn Xá là 0,48 mg/l, cảng Chùa Vẽ 0,23 mg/l. [9; tr 131]. Các kết quả

quan trắc này đều cho thấy hàm lượng dầu trong nước ở các cảng biển nước ta là cao hơn so với quy định của nhiều nước trên thế giới và vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam nhiều lần (Theo TCVN, hàm lượng dầu cho phép có trong nước biển ven bờ với mục đích sử dụng là 0,3mg/l). Nguyên nhân là do các phương tiện bốc xếp, các phương tiện vận tải trên bến cảng và đặc biệt do tàu biển ra vào cảng xả ra. Dầu mỡ từ các tàu biển là do rò rỉ nhiên liệu và việc xả nước dằn tàu bừa bãi tại khu vực cảng. Còn một nguyên nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm dầu xảy ra tại các cảng biển Việt Nam mà hậu quả rất nghiêm trọng, được coi là sự cố mơi trường, đó là sự cố tràn dầu. Sự cố tràn dầu là tai nạn xảy ra trên biển do các hoạt động chuyên chở, tàng trữ hoặc khai thác dầu khí và các sản phẩm hoá dầu. Hậu quả là dầu bị tràn ra biển và gây ô nhiễm nghiêm trọng đến mơi trường biển. Do tính chất nghiêm trọng và mức độ độc hại cao đến môi trường nên số lượng dầu tràn ra từ 100 lít trở lên được coi là sự cố tràn dầu.

Thống kê các vụ tai nạn hàng hải tại Việt Nam cho thấy các sự cố do các vụ tai nạn hàng hải ngày một tăng. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự cố tràn dầu xảy ra ở các cảng biển nước ta là do các nguyên nhân thời tiết, nguyên nhân kỹ thuật và có đến hơn nửa các sự cố tràn dầu là do yếu tố con người gây ra. Số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam giai đoạn 1997- 2001 cho thấy năm 1997: 87 vụ, trong khi đó vào năm 2000:120 vụ, số vụ tai nạn do yếu tố kỹ thuật có xu hướng giảm dần (năm 1997: 34 vụ; năm 2001:11 vụ) trong khi đó số vụ tai nạn do yếu tố con người có xu hướng gia tăng (năm 1997: 29 vụ; năm 2001: 62 vụ).

Bảng 4: Thống kê các vụ tai nạn hàng hải tại biển Việt Nam từ 1992 đến

nay

Năm Số vụ tai nạn

Ghi chú

1992 29 Do điều khiển tàu: 5; Do Khai thác phương tiện: 12; luồng lạch: 2; thời tiết bão lũ: 5

1993 88 Do điều khiển tàu: 43; Do Khai thác phương tiện: 33; luồng lạch: 2; thời tiết bão lũ: 4

1994 113 Do điều khiển tàu: 60; Do Khai thác phương tiện: 10; luồng lạch: 6; thời tiết bão lũ: 15

1995 120 Do điều khiển tàu: 36; Do Khai thác phương tiện: 42; thời tiết bão lũ: 12

1996 115 Do điều khiển tàu: 58; Do Khai thác phương tiện: 33; thời tiết bão lũ: 11 1998 84 Đâm va: 24; Va chạm: 19; Mắc cạn, đụng đá ngầm: 18; Thủng vỏ tàu: 5 1999 117 Đâm va: 35; Va chạm: 19; Mắc cạn, đụng đá ngầm: 17; Thủng vỏ tàu: 6; Nổ: 1; Tràn dầu: 2 2000 120 Đâm va: 49; Va chạm: 16; Mắc cạn, đụng đá ngầm: 12; Thủng vỏ tàu: 8; Cháy: 1 2001 95 Đâm va: 42; Va chạm: 13; Mắc cạn: 19; Chìm đắm: 19; Cháy: 02 2002 91 Đâm va: 43; Va chạm: 12; Mắc cạn: 23; Đụng đá ngầm: 1; Chìm đắm: 8; Thủng vỏ tàu: 1, Cháy: 2, Nổ: 1 2003 82 Đâm va: 39; Va chạm: 16; Mắc cạn: 13; Chìm đắm: 9; Cháy: 3; Thủng vỏ tàu: 1; Lật tàu: 1

Quý I/2005

23 Đâm va: 15; Va chạm: 1; Mắc cạn: 5; Chìm đắm: 1; Thủng vỏ: 1

Có thể điểm lại một số sự cố tràn dầu lớn xảy ra tại các cảng biển của Việt Nam trong thời gian qua:

Tại khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu:

- Ngày 20/9/1993, tàu PANHARVEST bị chìm cách mũi Kỳ Vân (Long Đất) khoảng 8 – 10 km. Tai nạn đâm va do hai tàu có hành trình ngược nhau. Hậu quả là 300 tấn dầu bị đổ ra biển. Dầu tràn trên 640 km2

biển, thiệt hại ước vào khoảng 640.000 USD.

- Ngày 7/9/2001, tàu FORMOSA ONE trọng tải 31.362 DWT chở khoảng 21.000 tấn Gasoil thuộc chủ tàu Formasa Plastics Marine Corporation đã đâm vào tàu PETROLIMEX 01 trọng tải 26.651 DWT, chở khoảng 20.231 tấn Gasoil và dầu hoả khi tàu này đang neo tại phao B13 (toạ độ: 10o

23’ 36’’; 107o 02’ 42’’). Kết quả là két chứa hàng số 1 của tàu PETROLIMEX 01 bị thủng, làm tràn khoảng 900 m3

dầu diezel Gasoil tràn ra biển khu vực Vũng Tàu, gây sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng.

- Ngày 20/3/2003, sà lan chở dầu Hồng Anh số đăng ký BD 0277 H,

chủ tàu là Cơng ty TNHH Trọng Nghĩa, Bình Dương, do gặp thời tiết xấu đã bị chìm. Số lượng 40 tấn dầu tràn ra ngồi khơng thu hồi được gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh:

- Ngày 8/5/1994, tàu TRANSCO-01 (Hải Phòng) và tàu container UNI HUMANITY (Đài Loan) đâm va vào nhau tại ngã ba Tắc Rổi và sơng

nặng, ước tính thiệt hại khoảng từ 7 đến 10 triệu USD. Nhưng chủ tàu nước ngoài chỉ trả 600.000 USD.

- Ngày 3/10/1994, tàu NEPTUNE ARIES (Singapore) đâm vào cầu

cảng Sài Gòn, làm tràn 1.684 tấn dầu DO, ô nhiễm nặng khoảng 300 km2

mặt biển, gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thuỷ sản của địa phương và cho môi trường biển. Chủ tàu nước ngồi chỉ trả 4.200.000 USD về thiệt hại mơi trường, kinh tế và khắc phục ô nhiễm. Đây được xem là vụ tràn dầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay trong phạm vi cả nước. Và được xem như một vụ điển hình trong q trình khiếu nại địi bồi thường ô nhiễm biển do dầu từ tàu.

- Ngày 20/12/2004, tàu Mỹ Đình thuộc Công ty Vận tải Biển Đông,

trọng tải 7276 tấn, trên đường hành trình từ Hải Phịng đi Quảng Ninh đã va phải đã ngầm và gác cạn tại vị trí có toạ độ 200

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện tại Việt Nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)