Thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục rút gọn theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 87)

3.1.1. Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn

Về mặt lý luận, ta có thể nhận thấy rằng TTRG đã mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể giải quyết nhanh gọn các vụ án ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, nơi cư trú và lý lịch rõ ràng cũng như sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng…. nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác trong từng vụ án cũng như vẫn đảm bảo được các nguyên tắc của BLTTHS Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn áp dụng, chế định này được áp dụng trên thực tế thực sự “rất khiêm tốn” chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự được thụ lý giải quyết và chủ yếu được áp dụng tại một số địa phương trọng điểm có án nhiều và tập trung vào một số nhóm tội nhất định.

Để làm rõ hơn về thực tiễn áp dụng TTRG trên địa bàn phạm vi cả nước, chúng tôi xin đưa ra và phân tích một số kết quả nghiên cứu thực trạng áp dụng TTRG trong những năm gần đây từ năm 2014 đến năm 2018 theo quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 để chúng ta có cái nhìn tổng thể và có những giải pháp nâng cao chất lượng công tác này như sau:

3.1.1.1. Những kết quả đạt được

BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, việc áp dụng các quy định cúa BLTTHS mới nói chung và việc áp dụng TTRG theo quy định của BLTTHS năm 2015 nói riêng trên thực tiễn tính đến hiện nay

mới chỉ được hơn một năm, do đó để đánh giá toàn diện, đầy đủ về việc áp dụng TTRG trên thực tiễn, chúng tôi xin đưa ra và phân tích một số kết quả nghiên cứu thực trạng áp dụng TTRG trong những năm gần đây theo quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 và tổng hợp một số kết quả đạt được trong việc áp dụng TTRG trong thời gian qua như nhau:

Thứ nhất, việc áp dụng TTRG trong giải quyết các vụ án hình sự trên

toàn quốc đã được chú trọng xem xét áp dụng đối với các vụ án có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự trong 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018), tình hình áp dụng TTRG trong giải quyết các vụ án hình sự được thể hiện như sau:

Bảng 3.1: Tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự trong 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Từ bảng biểu 3.1: tổng vụ án áp dụng TTRG trong tổ số vụ án đã khởi tố trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 toàn quốc, cho thấy việc áp dụng TTRG trong giải quyết vụ án hình sự qua từng năm là không đồng đều. Việc áp dụng TTRG cao nhất là năm 2014 với 389 vụ, thấp nhất là năm 2016

Năm Tổng số vụ án khởi tố Tổng số vụ án áp dụng TTRG Tỷ lệ án áp dụng TTRG so với án khởi tố 2014 72.450 389 0,54% 2015 71.853 256 0,36% 2016 71.291 238 0,33% 2017 68.382 246 0,4% 2018 66.994 341 0,51% Tổng số 350.950 1470 0,42%

với 238 vụ. Số vụ án áp dụng thủ tục rút gọn trên phạm vi cả nước năm 2015 giảm (133 vụ). Số vụ án áp dụng thủ tục rủ gọn trên phạm vi cả nước năm 2016 giảm 151 vụ, và tiếp tục những năm sau đó việc áp dụng thủ tục rút gọn cũng giảm theo từng năm: năm 2017 giảm 143 vụ, năm 2018 giảm 48 vụ.

Việc xem xét các điều kiện để áp dụng TTRG luôn được quan tâm, chú trọng, quá trình giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng đã kịp thời xác định các vụ án có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để đề nghị Viện kiểm sát áp dụng TTRG theo quy định của BLTTHS năm 2003, hoặc trực tiếp áp dụng TTRG theo quy định của BLTTHS năm 2015, để rút ngắn thời hạn giải quyết vụ án.

Thứ hai, trình tự thủ tục áp dụng TTRG trong quá trình giải quyết các

vụ án hình sự được tiến hành tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị buộc tội. [28]

Quán triệt tinh thần việc áp dụng TTRG luôn được cân nhắc để đảm bảo cân bằng giữa quyền lợi của người bị buộc tội và lợi ích từ việc tiết kiệm các chi phí tố tụng của cơ quan tố tụng. Đặc biệt là luôn đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội phải đúng người đúng tội, đúng quy định của pháp luật, không làm oan cho người vô tội, không bỏ lọt, tội phạm và người phạm tội.

Các vụ án được áp dụng TTRG trên toàn quốc, nhìn chung đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện để áp dụng TTRG, sau quá trình điều tra, truy tố, xét xử, gia đình người bị buộc tội, và những người liên quan cùng bản thân họ không có đơn khiếu nại, kiến nghị hay phản ánh hay kháng cáo, Viện kiểm sát cũng không có kháng nghị. Trình tự thủ tục áp dụng TTRG nhìn chung tương đối chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định của luật tố tụng hình sự.

Trong quá trình áp dụng TTRG để giải quyết các vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục thông báo,

cấp, tống đạt các văn bản tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội và những người có liên quan trong vụ án hình sự.

Thứ ba, công tác kiểm sát việc áp dụng TTRG cũng luôn được Viện

kiểm sát các cấp chú trọng, kiểm sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện các vi phạm bảo đảm việc giải quyết vụ án hình sự đúng quy định của pháp luật. [28]

Trong quá trình thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã luôn chú trọng kiểm sát chặt chẽ các điều kiện áp dụng TTRG, đảm bảo tính có căn cứ trong việc áp dụng TTRG. Khi xét thấy đề nghị áp dụng TTRG của Cơ quan điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2003 chưa đủ căn cứ, Viện kiểm sát nhân có thẩm quyền đã kịp thời yêu cầu bổ sung các chứng cứ để làm căn cứ quyết định việc áp dụng TTRG. Đặc biệt, khi xét thấy việc áp dụng TTRG không có cứ, hoặc trong quá trình áp dụng TTRG phát sinh tình tiết làm vụ án không còn đủ điều kiện áp dụng TTRG, Viện kiểm sát đã kịp thời yêu cầu người đã ra quyết định áp dụng TTRG hủy bỏ quyết định áp dụng TTRG, hoặc trực tiếp hủy bỏ việc áp dụng TTRG. Điều này thể hiện cụ thể trong việc trong năm 2018, năm đầu tiên áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015, Viện kiểm sát đã kịp thời phát hiện, hủy bỏ 01 quyết định áp dụng TTRG của Cơ quan điều tra, do xét thấy chưa đủ điều kiện áp dụng.

3.1.1.2. Một số hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những mặt tích cực, đáng khích lệ, việc áp dụng TTRG trên phạm vi cả nước, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể như:

Thứ nhất, tỷ lệ áp dụng TTRG trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trên

phạm vi cả nước còn rất thấp so với tổng số vụ án hình sự bị khởi tố hàng năm. Từ bảng số liệu 3.1. cho thấy số vụ án áp dụng TTRG để giải quyết rất ít, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số các vụ án được khởi tố. Nghiên cứu số liệu thống kê về tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự trên phạm vi

cả nước trong 05 năm (từ năm 2014 đến 2018), cho thấy tổng số vụ án hình sự đã khởi tố là 350.950 vụ, trong đó áp dụng thủ tục rút gọn là 1470 vụ (chiếm tỷ lệ chung là 0,42%). Cụ thể qua từng năm như sau: năm 2014, tỷ lệ áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết các vụ án hình sự là 0,51% trên tổng số vụ Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết, năm 2015, 2016, 2017, 2018 tỷ lệ này tăng tương ứng là 0.36 %, 0.36%, 0.33%, 0.4%, 0.51%.

Điều này được thể hiện rõ hơn trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ vụ án áp dụng thủ tục rút gọn trong tổng số vụ án hình sự bị khởi tố (giai đoạn 2014 - 2018)

tổng số vụ án đã khởi tố

số vụ án đã áp dụng thủ tục rút gọn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Như vậy, mặc dù lợi ích từ việc áp dụng TTRG là không thể phủ nhận, nhưng trên thực tế việc áp dụng thủ tục này còn chưa tới 01 % tổng số vụ án đã được khởi tố. Không phải vì số lượng các vụ án còn lại đều chưa đủ điều kiện để áp dụng TTRG, mà nghiên cứu các vụ án phạm tội ít nghiêm trọng, chúng tôi nhận thấy còn một số vụ án đủ điều kiện áp dụng TTRG nhưng không được áp dụng TTRG. Lý do cơ quan tiến hành tố tụng có thể e ngại áp lực về thời gian, hoặc do việc định hướng đưa ra các giả thuyết điều tra còn có những tình tiết khác, hoặc còn có người phạm tội khác làm cho vụ án trở nên phức tạp hơn… Qua đó, cho thấy công tác kiểm sát việc áp dụng TTRG trong việc giải quyết vụ án cũng chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, chủ yếu chú

trọng vào việc kiểm sát việc áp dụng TTRG có đủ điều kiện hay không, mà chưa thực sự chú trọng đến phương diện phát hiện những vụ án có đầy đủ điều kiện áp dụng nhưng chưa được áp dụng TTRG, để yêu cầu cơ quan có đang tiến hành tố tụng với vụ án ra quyết định áp dựng TTRG, hoặc trực tiếp ra quyết định áp dụng.

Thứ hai, việc áp dụng TTRG để giải quyết án hình sự thường chỉ tập

trung ở một số loại tội nhất định như: trộm cắp tài sản; đánh bạc; cố ý gây thương tích; tội chống người thi hành công vụ… [28]

Nhận định, đánh giá trên có thể được chứng minh bởi các số liệu dưới đây: Theo số liệu thống kê thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm trên toàn quốc trong 05 năm (từ năm 2014 - đến năm 2018) cho thấy:

Trong năm 2014, có 389 vụ được áp dụng TTRG thì có tới: 32 % là vụ án tội trộm cắp tài sản, 25 % là vụ án đánh bạc, 21,2 % vụ án cố ý gây thương tích, các tội khác được áp dụng TTRG chỉ chiếm 21,8 % tổng số vụ án được áp dụng TTRG.

Trong năm 2015, trong số 256 vụ được áp dụng TTRG thì có tới: 28 % là vụ án trộm cắp tài sản, 36 % là tội đánh bạc, 12 % là vụ chống người thi hành công vụ, các tội khác được áp dụng TTRG chỉ chiếm 24 % tổng số vụ án được áp dụng TTRG.

Trong năm 2016, có 238 vụ được áp dụng TTRG thì có tới: 21,7% số vụ án trộm cắp tài sản, số vụ án được áp dụng TTRG), 21,7 % số vụ đánh bạc, 30,4, % số vụ cố ý gây thương tích, 17,4 % là vụ chống người thi hành công vụ, các tội khác được áp dụng TTRG chỉ chiếm 9,8 % tổng số vụ án được áp dụng TTRG.

Trong năm 2017, có 246 vụ được áp dụng TTRG thì có tới: 23 % số vụ án là tội trộm cắp tài sản, 30,7 % là đánh bạc, các tội khác được áp dụng TTRG chỉ chiếm 46,3 % tổng số vụ án được áp dụng TTRG.

Trong năm 2018, có 341 vụ được áp dụng TTRG thì có tới: 38 % là trộm cắp tài sản, 24 % là đánh bạc, 13,8 % làm tội cố ý gây thương tích, các tội khác được áp dụng TTRG chỉ chiếm 34,2 % tổng số vụ án được áp dụng TTRG.

Thứ ba,việc áp dụng TTRG chủ yếu được áp dụng ở các tỉnh/ thành phố

trực thuộc trung ương có số lượng án hàng năm lớn, còn một số tỉnh chưa áp dụng TTRG để giải quyết vụ án hình sự nào. [28]

Theo số liệu thống kê cho thấy: số lượng tỉnh/ thành phố áp dụng TTRG đối với từ 20 vụ án trở lên: năm 2016: 03 tỉnh (Hà Nội, Bắc Giang, Đắk Lắk), 2017: 02 tỉnh (Hà Nội, Đắk Lắk), 2018: 02 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương). Đa số các tỉnh áp dụng TTRG này đều có lượng án giải quyết hàng năm lớn.

Ngược lại, các tỉnh không áp dụng TTRG qua các năm chiếm một số lượng đáng kể, cụ thể: năm 2016: 24 tỉnh, 2017: 21 tỉnh, 2018: 13 tỉnh (ví dụ như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Sơn La, Hải Dương, Nam Định, Quảng Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, Kom Tum, Lâm Đồng, Bình Dương, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau…). Trong đó có tỉnh trong 03 năm liên tiếp không áp dụng thủ tục rút gọn như: Thanh Hóa, Kom tum, Lâm Đồng, Bình Dương…

3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng

Như đã trình bày ở phần thực trạng, việc áp dụng TTRG trên phạm vi cả nước trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế, do nhiều nguyên nghân khách quan và chủ quan tạo nên:

3.1.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định của TTRG trong

BLTTHS.

việc tổ chức thực hiện trên thực tế. TTRG lần đầu tiên được pháp điển hóa tại BLTTHS năm 2003 và được sửa đổi bổ sung tại BLTTHS năm 2015. Mặc dù đã có sự sửa đổi, bổ sung nhưng về cơ bản các quy định về TTRG chưa khắc phục được các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp dụng.

+ Quy định của BLTTHS năm 2015 về TTRG còn tương đối chung chung, chưa rõ ràng, bất hợp lý như: Điều kiện áp dụng TTRG còn hẹp, nên nhiều vụ án xảy ra trên thực tế có thể áp dụng TTRG để giải quyết, nhưng luật không cho phép nên vẫn phải giải quyết theo thủ tục chung; Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn từ giai đoạn điều tra là chưa hợp lý; Thời hạn tố tụng rút ngắn rất nhiều so với thủ tục thông thường nhưng thủ tục tố tụng lại giản lược không đáng kể, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra.

+ Nhiều vấn đề trong thủ tục rút gọn còn bị “bỏ ngỏ”, gây khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng như: căn cứ giải quyết khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, cách thức giải quyết khiếu nại, hậu quả của việc giải quyết khiếu nại; vụ án mà người thực hiện hành vi phạm tội là người dưới 18 tuổi thì thủ tục chỉ định, đăng ký người bào chữa phải được thực hiện trước khi khởi tố vụ án hay không…

Thứ hai, còn thiếu các hướng dẫn cụ thể của các cơ quan liên ngành tư

pháp về việc áp dụng TTRG.

Thủ tục rút gọn đã được đưa ra thi hành một khoảng thời gian tương đối dài, tuy nhiên vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn nào thống nhất về việc tổ chức áp dụng TTRG, dẫn đến việc áp dụng thủ tục này chưa đồng bộ và nhất quán ở các địa phương, gây nhiều vướng mắt và tranh cãi không đáng có trong việc áp dụng TTRG, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục trên. Điều này dẫn đến thực trạng áp dụng TTRG số vụ án được áp dụng thực sự còn rất khiên tốn con số 0.47% trong 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018.

Đây là một con số rất thấp hiệu quả mang lại của thủ tục này chưa thực sự như mong đợi.

Thứ ba, thiếu quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

trong việc điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG.

Giải quyết vụ án hình sự là đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi cần sự phối hợp nhịp nhàng, thường xuyên, ăn ý, mang lại hiệu quả, tạo sự đồng bộ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra của Cơ quan điều tra, truy tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án. Sự phối hợp là yếu tố cần thiết để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục rút gọn theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)