Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục rút gọn theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 26 - 28)

1.2. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự với các nguyên tắc của luật

1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình

nguyên tắc của luật tố tụng hình sự

“Nguyên tắc” được hiểu là “điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” [27]. Theo đó, các nguyên tắc của tố tụng hình sự là những tư tưởng, quan điểm chủ đạo, chi phối hoạt động của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong các hoạt động tiếp nhận, giải quyết thông tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục về thi hành án hình sự.

Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự, tuy vậy TTRG cũng như thủ tục thông thường đều không được trái với các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự. Dưới góc độ nghiên cứu, chúng tôi phân tích mối liên hệ giữa TTRG trong tố tụng hình sự với một số nguyên tắc cơ bản, chung của tố tụng hình sự. Cụ thể:

1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự hình sự

Pháp chế là sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. (Điều 7 BLTTHS năm 2015)

Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là bảo đảm sự tuân thủ triệt để Hiến pháp, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự đòi hỏi các hoạt động tố tụng phải dựa trên căn cứ pháp luật, tuân thủ trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định. Khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải có trách nhiệm kịp thời áp dụng các biện do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội; không được khởi tố vụ án hình sự ngoài những căn cứ, trình tự và thủ tục được quy định trong BLTTHS. Tất cả các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ đúng các quy định của BLTTHS. Người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo đúng quy định của BLTTHS.

Bản chất của TTRG là sự rút ngắn về thời gian tiến hành hoạt động tố tụng và giản lược một số thủ tục đối với các vụ án khi có những điều kiện nhất định nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án hình sự. Đó là giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết các vụ án, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Các quy định về TTRG theo BLTTHS như: phạm vi, điều kiện áp dụng TTRG, nội dung TTRG và những vấn đề liên quan khác đều được pháp luật tố tụng hình sự quy định chặt chẽ, thống nhất. Do đó, TTRG trong tố tụng hình sự không những không đi ngược lại với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà còn góp phần đảm bảo tốt hơn các yêu cầu của nguyên tắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục rút gọn theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)