Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục rút gọn theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 31 - 32)

1.2. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự với các nguyên tắc của luật

1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Bào chữa là quyền của người bị buộc tội được đưa ra những chứng cứ, lập luận trước các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp không bị hạn chế bởi pháp luật của mình. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Bị hại, đương sự (nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự) có quyền được thực hiện các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một nguyên tắc hiến định được quy định trong Hiến pháp: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” (Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013) hay được cụ thể hóa trong BLTTHS năm 2015: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” (Điều 16 BLTTHS năm 2015).

Cũng giống như thủ tục thông thường, việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo khi áp dụng TTRG trong tố tụng hình sự vẫn được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là do thời hạn tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự được áp dụng TTRG rất ngắn thì việc thực hiện quyền bào chữa đối với họ có được đảm bảo như các trường hợp thông thường khác hay không. Với những vụ án áp dụng TTRG do tính chất đơn giản, rõ ràng thì có lẽ cũng không cần có nhiều thời gian để chuẩn bị cho việc bào chữa như các vụ án nghiêm trọng, phức tạp khác. Đồng thời, luật tố tụng hình sự cũng có quy định người bào chữa có thể tham gia ngay từ khi người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp bị bắt, bị tạm giữ người có mặt tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Do đó, bị can, bị cáo vẫn có thể thực hiện tốt quyền tự bào chữa của mình hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục rút gọn theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)