Tiêu chí đánh giá hiệu quả ADPL về hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân lập và tuyển chọn một số chủng Clostridium sp. kị khí ưa ấm có khả năng sinh hydro từ phân gia súc tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 50 - 54)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH

1.6. Hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch

1.6.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả ADPL về hộ tịch

(quy trình, thời gian, chủ thể, đối tượng áp dụng, thời hiệu, thời hạn giải quyết vụ việc...) của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền áp dụng theo tinh thần đảm bảo nguyên tắc pháp chế, bảo vệ quyền con người trong quá trình áp dụng.

Do tầm quan trọng của hoạt động đăng ký hộ tịch và giấy tờ hộ tịch, ý thức vấn đề khai sinh, khai tử, kết hôn, thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, đăng ký kết hôn, nhận nuôi con nuôi làm phát sinh rất nhiều sự kiện pháp lý khác nhau nên trong quá trình giải quyết các việc hộ tịch, cán bộ làm công tác hộ tịch phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về quy trình, thời hạn, thẩm quyền giải quyết. Cụ thể, việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hộ tịch phải được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính”; phải đảm bảo những việc hộ tịch đơn giản như đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn được giải quyết ngay trong ngày; những việc hộ tịch nhận sau 15 giờ thì trả kết quả sang ngày hôm sau trên cơ sở tiếp nhận đúng thẩm quyền giải quyết. Khơng có tình trạng sai sót ghi biểu mẫu, sổ hộ tịch, lập hồ sơ giải quyết…. Muốn vậy, ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của cán bộ làm công tác hộ tịch phải nâng cao. Trước thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch ở các cấp luôn phải kiêm nhiệm thêm nhiều công tác tư pháp khác nên việc đảm bảo về quy trình, thời hiệu, thời hạn giải quyết các việc hộ tịch là sự nỗ lực, cố gắng không nhỏ, nhất là đặt trong tình trạng nhu cầu đăng ký hộ tịch của người dân không ngừng tăng lên.

- Thước đo đánh giá hiệu lực và hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thể hiện ở kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật.

Xét về bản chất thì hoạt động đăng ký và cấp các giấy tờ hộ tịch cho công dân của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền là hoạt động cung ứng dịch vụ công, chỉ do Nhà nước độc quyền nắm giữ (cấp giấy khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn hay cấp lại bản sao giấy tờ hộ tịch…). Đây là một loại hình dịch vụ hành chính cơng phục vụ cho cơng việc quản lý của nhà nước nên càng nhiều người sử dụng dịch vụ thể hiện hiệu quả dịch vụ càng cao. Vì vậy, số lượng đăng ký hộ tịch càng nhiều, thời hạn giải quyết vụ việc rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giấy tờ đăng ký hộ tịch sẽ phản ánh hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch. Điều này cũng phải đồng nghĩa với việc khơng cịn tình trạng đăng ký hộ tịch q hạn hoặc không đăng ký hộ tịch tại các địa phương.

- Mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật về hộ tịch.

Đó là khả năng đáp ứng dịch vụ của các cá nhân, cơ quan đăng ký hộ tịch đối so với nhu cầu của người dân khi đăng ký hộ tịch. Khả năng đáp ứng yêu cầu của công dân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, như: khả năng cung cấp các hình thức thơng tin, giải quyết thủ tục hành chính về hộ tịch, thời gian giải quyết, hệ thống cơ sở vật chất, trình độ chun mơn, thái độ tiếp dân, tinh thần phục vụ của công chức, quy định về phí, lệ phí. Chất lượng giải quyết các việc hộ tịch là yếu tố then chốt tác đến mức độ hài lòng của người dân. Để đảm bảo về chất lượng đăng ký hộ tịch, các giấy tờ hộ tịch phải có nội dung chính xác, khơng sai sót, nhầm lẫn về thơng tin đăng ký, phản ánh trung thực về sự kiện hộ tịch. Bên cạnh đó, thái độ của cán bộ, cơng chức giữ vai trị quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân. Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phải có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng giải thích các quy định của pháp luật và hướng dẫn công dân làm thủ tục khi đăng ký hộ tịch, khơng gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, cửa quyền, tự đặt thêm các yêu cầu về thủ tục cho người dân khi đăng kí hộ tịch. Ngồi ra, để đảm bảo sự hài lịng của người dân thì các thủ tục hành chính thi đăng ký hộ tịch phải đơn giản, dễ hiểu, phí và lệ phí được niêm yết cơng khai, minh bạch, người dân khơng phải đóng các khoản phí ngồi quy định khi đăng ký. Người dân khi đăng ký hộ tịch không phải chờ đợi lâu, đối với những việc giải quyết luôn trong ngày, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phải giải quyết luôn cho người dân, tránh để người dân phải đi lại nhiều lần. Điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện hỗ trợ cho người dân khi đăng ký hộ tịch đảm bảo, cũng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân khi đi đăng ký hộ tịch, như: trang bị máy tính tại bộ phận Một cửa để người dân tra cứu thông tin hộ tịch trên mạng internet; việc cung cấp đường dây nóng tiếp thu phản ánh kiến nghị của công dân,.... Kết quả của sự hài lòng thể hiện ở việc khơng cịn tình trạng bức xức khi đăng ký hộ tịch, khơng có khiếu kiện, khiếu kiện vượt cấp hoặc kéo dài do thái độ của cán bộ, công chức hoặc hành vi sai trái của cán bộ cơng chức trong q trình áp dụng pháp luật về hộ tịch gây ra. Người dân khơng có tâm lý e ngại mỗi khi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết các việc hộ tịch, tạo được sự tin yêu và tin tưởng của quần chúng nhân dân.

- Mức độ thể hiện trách nhiệm, sự liêm khiết, công tâm của chủ thể có thẩm quyền trong q trình hiện thực hóa các quy định pháp luật về hộ tịch.

Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc hiện thực hóa các quy định của pháp luật về hộ tịch chính là sự tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận giúp người dân thực hiện đăng ký hộ tịch. Thậm chí, đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã phải có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh; ngoài ra phải thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch; tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch.

Bên cạnh trách nhiệm, cán bộ, công chức thể hiện sự của dân, sự liêm khiết, công tâm và tận tụy phục vụ nhân dân, không gây phiền hà, nhũng nhiều, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính. Khơng tiếp tay với công dân để làm giả giấy tờ hộ tịch vì mục đích vụ lợi để hưởng các chế độ của Nhà nước; giảm tuổi để tăng thời gian về hưu; tiếp tay cho tội phạm làm thay đổi hồ sơ, họ, tên, năm sinh. Khơng có tình trạng ép đưa “tiền lót” tay mới giải quyết hồ sơ đăng ký hộ tịch, trong khi đây là quyền lợi của người dân cần được đảm bảo và tạo điều kiện.

- Quyền, nghĩa vụ hợp pháp về nhân thân của các chủ thể áp dụng pháp luật được bảo đảm.

Nghĩa là, các quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 36 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ cơng dân có quyền kết hôn, ly hôn) và các quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự (như quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền được khai sinh, quyền kết hôn…) phải được đảm bảo thông qua hoạt động đăng ký hộ tịch của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Theo đó, các quyền như quyền khai sinh của cơng dân phải được đảm bảo thông qua thủ tục đăng ký khai sinh, quyền được kết hôn phải được đảm bảo thông qua thủ tục đăng ký kết hôn, quyền nhận cha mẹ con đươc đảm bảo thông qua thủ tục nhận cha, mẹ, con,....

- Sự đồng thuận của dư luận xã hội, của quần chúng nhân dân đối với hoạt động đăng ký hộ tịch của cơ quan, cá nhân có thầm quyền.

đánh giá của cả nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Hoạt động đăng ký hộ tịch của các cơ quan hành chính các cấp, của cán bộ làm cơng tác hộ tịch, ngoài sự đánh giá, ghi nhận của cơ quan có thẩm quyền, cịn có sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội và quần chúng nhân dân bởi vì hơn ai hết quần chúng nhân dân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động đăng ký hộ tịch. Muốn có được sự ủng hộ, đồng tình của dư luận, của nhân dân, đội ngũ cán bộ làm cơng tác hộ tịch thì đội ngũ cơng chức hộ tịch phường phải có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm cao, ngồi ra khơng được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi đăng ký hộ tịch; nhận hối lộ; tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ, khoản thu trái pháp luật khi đăng ký hộ tịch; làm sai lệch nội dung đã đăng ký trong Sổ hộ tịch. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch phải biết lắng nghe dư luận xã hội, sự phản ánh, khen chê, góp ý của người dân trong quá trình giải quyết cơng vụ, để từ đó điều chỉnh thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ tốt hơn và nâng cao cả năng lực chuyên môn. Làm tốt những việc này, chắc chắn chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch nâng cao, công tác hộ tịch trên địa bàn cũng được thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân lập và tuyển chọn một số chủng Clostridium sp. kị khí ưa ấm có khả năng sinh hydro từ phân gia súc tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)