Giải pháp kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân lập và tuyển chọn một số chủng Clostridium sp. kị khí ưa ấm có khả năng sinh hydro từ phân gia súc tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 115 - 117)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH

3.2. Giải pháp chung đảm bảo và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

3.2.4. Giải pháp kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch

Phẩm chất và năng lực của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch là nhân tố có tính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch. Tại Nghị quyết sô 08-NQ/TW ngày 02/01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác Tư pháp trong thời gian tới đã xác định cần “Xây dựng đội ngũ trong sạch, vững mạnh”. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị cũng xác định phương hướng cải cách tư pháp tới năm 2020 là “xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức

danh tư pháp theo hướng nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ.Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành trung ương khóa X (Nghị

quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007) cũng chỉ rõ: “Cải cách hành chính phải đáp

ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân”.

Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cả nước ta trong thời gian qua tiếp tục được củng cố, kiện toàn cả về chất lượng và số lượng ở tất cả các cấp từ xã, huyện, tỉnh và cả cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, đến hết tháng 10/2014 cả nước đã có 17.252 công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã (tăng 473 cán bộ so với năm 2013), trong đó 48,9% đơn vị cấp xã đã có từ 2 công chức Tư pháp - Hộ tịch trở lên hoặc đã bố trí cán bộ hợp đồng để hỗ trợ thực hiện công tác tư pháp tại cấp xã (tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2013). Sơ bộ cho thấy, so với yêu cầu, cả nước còn trên 50% số xã, phường, thị trấn chưa bố trí được 2 công chức Tư pháp - Hộ tịch. Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có trình độ trung cấp (nói chung) chiếm 96,5% (tăng 1,1% so với năm 2013), trong đó có 78,3% tổng số cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đã có trình độ trung cấp Luật trở lên (tăng 2,8% so với năm 2013).

Đối với cấp phường, hiện có 3.150 công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp của 704 đơn vị cấp huyện trên cả nước (trung bình 4,47 người/1 Phòng TP). Trong đó, có 2.455/3.150 công chức làm công tác hộ tịch cấp huyện có trình độ đại học luật trở lên (chiếm tỷ lệ gần 78%). Như vậy còn tới 700 người (tức 22%) trên tổng cán bộ công chức làm công tác hộ tịch cấp huyện hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn, trình độ (đại học luật) theo quy định của Luật hộ tịch.

Hiện có khoảng 100 cán bộ làm công tác hộ tịch ngoài nước tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh tại 100 nước. Tất cả số đó đều có trình độ đại học (các ngành khác nhau) trở lên và đều được Bộ Ngoại giao tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch và cấp chứng chỉ trước khi ra nước ngoài công tác. Theo phản ánh của Cục Lãnh sự, nhìn chung, yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hộ tịch đối với đội ngũ này thời gian qua, cơ bản đáp ứng yêu cầu, không có gì trở ngại.

tất yếu bởi việc kiện toàn cán bộ làm công tác hộ tịch trước mắt sẽ đảm bảo cho công tác đăng ký hộ tịch, đồng thời cũng là bước chuẩn bị khi Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành từ tháng 01 năm 2016 sao cho đáp ứng đủ yêu cầu của Luật Hộ tịch. Nghĩa là đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, tối thiểu phải có trình độ trung cấp Luật, công chức phòng Tư pháp cấp huyện phải có trình độ cử nhân Luật.

Các định hướng cụ thể để kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch, bao gồm: - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác hộ tịch. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, tư pháp hộ tịch, đảm bảo ổn định theo hướng chuyên nghiệp bằng cách tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch (ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã), kể cả về chuyên môn, nghiệp vụ hộ tịch và kiến thức tin học, kỹ năng sử dụng phần mềm, quản trị hệ thống, bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, thái độ phục vụ nhân dân, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Công chức Tư pháp - Hộ tịch phải chủ động, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện quyền của mình nói chung và trong lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng.

- Kiện toàn về số lượng biên chế công chức làm công tác hộ tịch. Đảm bảo cơ cấu công chức làm công tác hộ tịch, ở cấp xã (phường) thực hiện bố trí, sắp xếp đủ mỗi phường 02 công chức làm công tác hộ tịch; trong đó có 01 công chức được phân công làm công tác hộ tịch chuyên trách, 01 công chức làm nhiệm vụ hỗ trợ và các công tác tư pháp khác. Bên cạnh việc kiện toàn cán bộ tư pháp hộ tịch chuyên trách ở cấp cơ sở, cần quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ kế cận đảm bảo sự phát triển ổn định của đội ngũ này ở các địa phương. Đối với những phường đông dân cư thì phải bố trí đủ cán bộ chuyên trách mà không kiêm nhiệm các công tác khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân lập và tuyển chọn một số chủng Clostridium sp. kị khí ưa ấm có khả năng sinh hydro từ phân gia súc tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)