Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH
3.1. Những yêu cầu khách quan đảm bảo áp dụng pháp luật về hộ
trong giai đoạn mới
3.1.1. Nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch phải đảm bảo sự khoa học trong quá trình quản lý, giản tiện các thủ tục cho người dân bảo sự khoa học trong quá trình quản lý, giản tiện các thủ tục cho người dân
Hiện nay, thủ tục đăng ký các loại việc hộ tịch còn quy định quá nhiều loại giấy tờ nên để đăng ký một sự kiện hộ tịch người dân phải nộp và xuất trình nhiều loại giấy tờ khác nhau. Điều này cũng làm nảy sinh một hệ lụy tiêu cực khác trong thực tiễn là cán bộ đăng ký hộ tịch áp dụng pháp luật một cách máy móc, đặt niềm tin quá lớn vào các loại giấy tờ trong thủ tục đăng ký hộ tịch. Cán bộ hộ tịch chỉ căn cứ vào các giấy tờ đó để giải quyết việc đăng ký hộ tịch một cách thụ động. Trong khi đó, các sự kiện hộ tịch phát sinh trong đời sống dân cư rất phức tạp, mn hình mn vẻ. Có những sự kiện hộ tịch xảy ra ngay trong địa bàn quản lý, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch biết rõ về sự kiện đó nhưng khơng chủ động, linh hoạt giải quyết việc đăng ký hộ tịch mà vẫn yêu cầu người dân phải nộp đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Trong một số trường hợp các quy phạm quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật của cán bộ hộ tịch đặc biệt là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
Ví dụ: để giải quyết tốt việc đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp - hộ tịch tại một xã miền núi, biên giới phải nắm vững ba loại thủ tục đăng ký kết hôn áp dụng với ba nhóm đối tượng khác nhau và được quy định trong ba Nghị định khác nhau (Nghị định 158/2005/CP, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP và Nghị định số 68/CP).
Bên cạnh đó, một số thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngồi quy định trình tự giải quyết cịn phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau với thời hạn giải quyết dài làm cho người dân gặp nhiều khó khăn khi đăng ký và dễ dẫn đến việc cán bộ giải quyết lợi dụng để gây phiền hà, tiêu cực. Ví dụ: thủ tục đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi liên quan đến bốn cơ quan cùng tham gia giải
quyết gồm: UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp, UBND cấp xã và cơ quan Công an cấp tỉnh (nếu phải xác minh)…
Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch, vừa phải đảm bảo công tác quản lý của nhà nước vừa phải đáp ứng các nhu cầu cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch theo hướng đơn giản hóa quy trình, giảm bớt thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch. Muốn vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch cũng phải nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo hướng chun mơn hóa.
3.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch phải đặt trong mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, đảm bảo và bảo vệ quyền con người trong mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, đảm bảo và bảo vệ quyền con người
Một trong những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Mục tiêu cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thể chế hoá thành luật và được Nhà nước ta tổ chức thực hiện có kết quả.
Do hộ tịch là một lĩnh vực quan trọng vì hộ tịch của một người ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề quyền dân sự và rộng hơn là khả năng của người đó trong việc thực hiện các quyền khác như giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội nên hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch của cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền ln phải đặt trong u cầu đảm bảo và bảo vệ quyền con người.
Đảm bảo và bảo vệ quyền con người chính là đảm bảo cho việc thực hiện các quyền về dân sự như: quyền đối với họ tên, quyền xác định lại dân tộc, quyền được khai sinh, khai tử; quyền của cá nhân về đăng ký kết hôn được công nhận, bảo vệ và tổ chức thực hiện thông qua các thủ tục đăng kí hộ tịch do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
Đảm bảo sự thuận tiện cho công dân, tạo điều kiện tối đa cho công dân khi yêu cầu đăng ký hộ tịch. Cho phép người dân được đăng ký hộ tịch mà không chịu bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào về giới, dân tộc, vị trí địa lý, vị thế xã hội hay
kinh tế. Giải quyết hiệu quả những vấn đề mà phụ nữ, trẻ em, người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính và các nhóm dễ bị tổn thương khác gặp phải do quy chế hộ tịch của họ khơng được thừa nhận hoặc do họ khơng có giấy tờ hộ tịch.
3.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch phải trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm trong việc quản lý hộ tịch của các quận điển hình và kinh nghiệm quản lý cơng dân ở các nước tiên tiến trên thế giới
Tiếp thu những kinh nghiệm của quản lý công dân của các nước tiên tiến trên thế giới bởi nhiều nước trên thế giới đã có lịch sử, truyền thống lâu đời về đăng ký và quản lý hộ tịch, có nhiều kinh nghiệm quản lý quý báu để chúng ta học hỏi để nâng cao chất lượng hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.
Hiện nay tại một số nước trên thế giới, quản lý hộ tịch được điều chỉnh bằng một đạo luật do Quốc hội ban hành như Đức, Nhật Bản, Đài Loan… Trước tiến trình tồn cầu hóa, xu hướng hội nhập quốc tế và sự đòi hỏi của thực tiễn, yêu cầu trước tiên của Việt Nam là phải ban hành Luật Hộ tịch để điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực hộ tịch thay thế Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước có hệ thống đăng ký hộ tịch phát triển, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, việc xây dựng Luật Hộ tịch sẽ mang lại hiệu quả về công tác quản lý như: nâng tầm công tác quản lý hộ tịch hiện nay theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần giải quyết một cách toàn diện các vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý hộ tịch như: phương thức quản lý hộ tịch và việc ứng dụng công nghệ thông tin, xác lập hệ thống dữ liệu thông tin hộ tịch; hệ thống tổ chức quản lý hộ tịch; cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu thông tin về hộ tịch phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế - xã hội.
Học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc thực hiện tin học hóa cơng tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Tùy điều kiện thực tiễn và nhu cầu của mỗi nước mà việc tin học hóa được áp dụng ở những mức độ khác nhau. Có nước đã tin học hóa tồn bộ q trình đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử trên cả nước (như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan…), có nước kết hợp đăng ký thủ công (đăng ký, lưu giữ trên sổ giấy) với tin học hóa từng bước (Nhật Bản, Trung Quốc) hoặc điện tử hóa tồn bộ (Cộng hịa Liên Bang Đức, Hungary…). Việc ứng dụng cơng nghệ thông tin ở Việt Nam trước hết ở việc xây dựng phần mềm đăng ký hộ tịch đáp ứng mọi yêu
cầu đăng ký hộ tịch và cấp giấy tờ hộ tịch cho người dân và cơ quan, tổ chức có yêu cầu; có khả năng đăng ký hộ tịch trực tuyến đủ cấp độ theo lộ trình cụ thể; có khả năng kết nối để cung cấp thông tin hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành khác; đáp ứng yêu cầu quản lý, tra cứu, khai thác sử dụng của 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã; bảo đảm an ninh và bảo mật thơng tin, bí mật đời tư cá nhân, sự an tồn cho toàn bộ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; kết nối được với các phần mềm đăng ký hộ tịch hiện có tại các địa phương.