Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân lập và tuyển chọn một số chủng Clostridium sp. kị khí ưa ấm có khả năng sinh hydro từ phân gia súc tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 54 - 57)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH

1.6. Hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch

1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch

Trong thực tế hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch chịu sự quy định, ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng pháp lý. Các yếu tố tác động đến hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

- Hoạt động ADPL về hộ tịch rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật.

Để thực hiện và áp dụng pháp luật về hộ tịch có hiệu quả trước hết phải có một hệ thống pháp luật về hộ tịch hồn chỉnh, đồng bộ, sát với thực tế, dự liệu được mọi vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cũng như xu hướng vận động của các vấn đề hộ tịch…. . Nhà nước phải đưa ra các quy định thuận tiện cho người dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của mình, phân cấp mạnh mẽ cho cơ sở, đơn giản hóa, cơng khai hóa thủ tục khi đăng ký hộ tịch, rút ngắn thời hạn giải quyết các loại việc hộ tịch và quy định văn hóa cơng vụ của cơng chức khi giải quyết các vấn

đề hộ tịch cho người dân. Trước đây, hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch được quy định mới chỉ được điều chỉnh bằng các Nghị định, Thông tư, chưa được điều chỉnh ở tầm văn bản luật, nên tính ổn định thấp, hiệu lực thi hành cịn hạn chế. Nhiều quy định pháp luật về hộ tịch còn chồng chéo, mâu thuẫn, nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau đã khiến cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch lúng túng trong việc áp dụng văn bản pháp luật, của chính cán bộ thừa hành khi áp dụng pháp luật, làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện pháp luật.

- Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch

Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động đăng ký hộ tịch. Chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của đội ngũ này phụ thuộc phần lớn vào trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật và kĩ năng nghiệp vụ của họ, ngồi ra cần thiết đó là sự thơng thạo về đặc điểm dân cư, truyền thống, tập qn, văn hóa, trình độ phát triển của địa phương. Trong số những nguyên nhân dẫn đến việc đăng ký sai, đăng ký khơng đúng thẩm quyền thì sự thiếu tri thức về pháp luật về hộ tịch do khơng tìm hiểu những quy định của pháp luật về hộ tịch, không thường xuyên cập nhập văn bản pháp luật và hạn chế về kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch vẫn là nguyên nhân chủ yếu. Ngoài ra, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cũng phải là những người có tâm, có ý thức pháp luật về nghề nghiệp bởi ý thức pháp luật nghề nghiệp cao sẽ là cơ sở cho họ ra quyết định hoặc ban hành văn bản áp dụng pháp luật có đủ căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền, đúng tên gọi, đúng trình tự, thủ tục theo luật định, khơng có tình trang cố tình tiếp tay cho công dân khi thực hiện không đúng quy định của pháp luật về hộ tịch để hợp thức hóa giấy tờ cá nhân. Chính vì vậy, việc tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp - Hộ tịch là một biện pháp hết sức quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, dưới nhiều hình thức và theo từng giai đoạn cụ thể.

- Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa

Mặc dù chỉ là yếu tố có sự ảnh hưởng, tác động một cách gián tiếp song yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa lại có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được nâng

cao, các điều kiện về giáo dục không ngừng được cải thiện làm chuyển biến đáng kể trình độ dân trí, cách nghĩ, cách nhìn của người Việt Nam, đặc biệt là tư duy pháp lý. Các chương trình phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân, nhu cầu tìm hiểu, trang bị kiến thức pháp luật trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ. Điều đó giúp cho người dân hiểu được đăng ký hộ tịch không chỉ là quyền lợi và nghĩa vụ của họ, khiến cho việc đăng ký hộ tịch của người dân trở thành tự giác mà cán bộ thực hiện việc đăng ký hộ tịch nhận thức được đăng ký hộ tịch cũng là trách nhiệm của Nhà nước nên sẽ tạo điều kiện và khuyến khích người dân đi đăng ký. Còn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ, viên chức, nhân dân gặp khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực đến việc áp dụng pháp luật. Đây chính mảnh đất lý tưởng cho việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại các giá trị chuẩn mực pháp luật như tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng. Đặc biệt, những cán bộ Tư pháp - Hộ tịch ở cấp cơ sở thường xuyên tiếp xúc với cơng dân khi vào hồn cảnh này rất dễ dẫn đến cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi đăng ký hộ tịch; nhận hối lộ; tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ, khoản thu trái pháp luật khi đăng ký hộ tịch; làm sai lệch nội dung đã đăng ký trong Sổ bộ hộ tịch hoặc các loại sổ hộ tịch, Sổ hộ tịch cá nhân...; cấp Sổ hộ tịch cá nhân... trái pháp luật.

Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách thủ tục hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch được quán triệt và đảm bảo trong nhận thức và sự vận hành cả hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước. Do vậy, ý thức phục vụ dân, gần dân, giúp dân, học dân của cơ quan công quyền, bảo đảm quyền con người theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng luôn được khẳng định. Người dân ngày càng hài lòng hơn với hoạt động của các cơ quan, cá nhân khi đăng ký hộ tịch, hiệu quả áp dụng pháp luật về hội tịch cũng ngày một nâng cao.

- Hoạt động ADPL về hộ tịch cũng chịu ảnh hưởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất - kỹ thuật.

Để đảm bảo cho việc đăng ký các sự kiện hộ tịch được chính xác, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, trước hết cán bộ tham mưu thực hiện công tác hộ tịch

phải được trang bị hệ thống máy tính có kết nối mạng và có phần mềm đăng ký hộ tịch để đảm bảo cho việc cập nhập thông tin, tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật. Ngồi ra, phải đảm bảo nguồn kính phí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm cơng tác hộ tịch và kinh phí tun truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ tham mưu thực hiện công tác hộ tịch, nhất là cán bộ cấp cơ sở, giúp họ giảm bớt những khó khăn về vật chất để họ có thể tận tâm dồn hết thời gian, sức lực, trí tuệ cho cơng việc, không bị mua chuộc về vật chất, giữ thái độ vơ tư khách quan.

- Yếu tố tính chất của vụ việc, trường hợp cần áp dụng

Yếu tố, tính chất của vụ việc phụ thuộc vào đặc trưng pháp lý của sự kiện hộ tịch. Ví dụ như đăng ký hộ tịch trong nước sẽ đơn giản hơn đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngồi. Việc tăng thêm yếu tố nước ngồi địi hỏi phải có sự chắc chắn về chuyên môn nghiệp vụ đến khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, sự am hiểu pháp luật về hộ tịch mà còn các luật khác liên quan như cơng chứng, dân sự, lao động,.... Vì vậy, vụ việc khó khăn, phức tạp thì thời hạn xác minh giải quyết sẽ lâu hơn, yêu cầu đòi hỏi cao hơn về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác hộ tịch. Nếu cán bộ khơng giải quyết được thì ảnh hưởng đến quyền lợi của cơng dân và làm giảm hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân lập và tuyển chọn một số chủng Clostridium sp. kị khí ưa ấm có khả năng sinh hydro từ phân gia súc tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)