3.2. Kiến nghị đảm bảo vai trò của Viện kiểm sát trong giải quyết
3.2.2. Kiến nghị cụ thể để bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân
dân Thành phố Hà Nội trong giải quyết vụ án hành chính
Ngành KSND xác định việc kiểm sát giải quyết vụ án hành chính không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ chức năng của ngành mà còn là nhiệm vụ thiết thực, góp phần ổn định tình hình chính trị, đáp ứng chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Kiến nghị cụ thể về công tác kiểm sát, giải quyết án hành chính:
3.2.2.1. Tăng cường năng lực của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong giải quyết vụ án hành chính
Vai trò của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đã được quy định cụ thể trong điều 43, 44 luật TTHC 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Khoản 1 Điều 25 Luật TTHC 2015 và các quy định được nêu ra trong từng chương của luật này về trình tự thủ tục tố tụng đều quy định vai trò, nhiệm vụ hay quyền hạn của Viện kiểm sát. Việc quy định này đã tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên nắm được nhiệm vụ quyền hạn của mình trong giải quyết vụ án hành chính được quy định trong luật. Để nâng cao năng lực, vai trò kiểm sát giải quyết án hành chính của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thì cần đặt ra những mục tiêu cụ thể để hướng đến.
Như đã phân tích ở phần 1.3.2. về năng lực của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần phải có để đáp ứng được việc thực hiện nhiệm vụ, luật tổ chức Viện KSND đã xây dựng một hình mẫu cơ bản nhất về Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Đây được coi là điều kiện tối thiểu nhất mà người Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần có để thực hiện được vai trò, chức năng nhiệm vụ của ngành nói chung và trong lĩnh vực giải quyết án hành chính nói riêng. Tuy nhiên, vì đó chỉ là điều kiện tối thiểu nên để nâng cao được năng lực, vai trò của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên để giải quyết được hiệu quả những vấn đề còn hạn chế hiện nay thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải đáp ứng được những yêu cầu
khắt khe hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ như: Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần có trình độ chuyên môn vụ vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nêu cao tinh thần học hỏi, thường xuyên trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ kỹ năng chuyên môn, có khả năng giải quyết tình huống nhanh nhạy, kịp thời.
Thường xuyên bồi dưỡng về nghiệp vụ để nâng cao năng lực Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đang công tác tại Viện KSND thành phố Hà Nội, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn tại trường kiểm sát về kỹ năng kiểm sát giải quyết vụ án hành chính. Tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn về từng chuyên đề như:
Cách chuẩn bị bài phát biểu, kỹ năng trình bầy bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính.
Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính…
Viện KSND thành phố Hà Nội cần tăng cường tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm trực tuyến về công tác này để phổ biến đến cán bộ toàn ngành.
Bên cạnh đó, để có thể hỗ trợ một cách tốt nhất cho việc kiểm sát giải quyết vụ án hành chính về mặt tố tụng Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có nhiệm vụ được phân công thường xuyên kiểm sát giải quyết vụ án hành chính cần phải được bồi dưỡng thêm kiến thức về quản lý hành chính nhà nước như: thế nào là QĐHC, HVHC, quyết định kỉ luật buộc thôi việc. Đặc biệt là những kiến thức về đất đai, về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng do hiện nay các vụ kiện tranh chấp về đất đai chiếm tỷ lệ rất lớn.
Cụ thể để nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hành chính, Kiểm sát viên cần thực hiện tốt hoạt động nghiệp vụ:
Xác định tính hợp pháp của yêu cầu khởi kiện là nhiệm vụ xuyên suốt quá trình tố tụng. Khi kiểm sát việc thụ lý phải xem xét hình thức, nội dung
trong tất cả các văn bản tố tụng. Việc nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ và ý kiến về nội dung vụ án là một khâu rất quan trọng mà Kiểm sát viên phải chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, chặt chẽ, đúng quy trình theo quy định pháp luật.
Khi được phân công Kiểm sát viên phải nắm chắc các quy định của pháp luật, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát, trích cứu đầy đủ, chính xác lời khai của các đương sự và tài liệu khác, phân tích tổng hợp chứng cứ, áp dụng chính xác quy định của Luật TTHC, văn bản pháp luật có liên quan. Trên thực tế, một số quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, với đặc thù nhiều án, chủ yếu là Kiểm sát viên kiêm nhiệm cả Dân sự, hành chính, hình sự nên việc trích cứu hồ sơ chưa được thực hiện đầy đủ mặc dù công tác này đã được quy định thành văn bản. Vì vậy để đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính, Kiểm sát viên cần nghiêm túc thực hiện việc trích cứu hồ sơ. Từ đó dự kiến đường lối giải quyết vụ án, chuẩn bị dự thảo phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đồng thời dự kiến trước các tình huống có thể xảy ra và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết để chủ động trong xử lý các tình huống phát sinh tại phiên tòa.
Ngoài ra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần có khả năng nghiên cứu, vận dụng pháp luật đối với loại việc được nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết, có đủ trình độ nghiên cứu pháp luật để tham mưu cho UBND, chủ tịch UBND thực hiện đúng quy định của pháp luật. Kiểm sát viên khi kiểm sát xét xử cần phải có bản lĩnh nghề nghiệp, bảo vệ quan điểm đúng pháp luật của ngành Kiểm sát tại phiên tòa. Kịp thời kháng nghị nếu quan điểm về đường lối của Kiểm sát viên mâu thuẫn với quyết định của Tòa án, khẳng định vị thế, vai trò của Viện KSND trong TTHC.
Hiện nay, lượng án hành chính ngày một tăng theo từng năm, lượng cán bộ kiểm sát, Kiểm sát viên không đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc. Vì vậy, ngành KSND hằng năm luôn tuyển mới cán bộ để có thể đáp ứng
được với yêu cầu công tác của ngành. Để có thể đảm bảo được chất lượng đội ngũ thì ngay từ tuyển sinh đầu vào, theo tác giả luận văn, người đăng kí dự tuyển vào các vị trí nghiệp vụ trong ngành cần có điều kiện như sau:
Tuyển dụng đầu vào cần phải đạt chuẩn, đáp ứng đúng yêu cầu của việc tuyển chọn công chức ngành KSND. Phải tốt nghiệp cử nhân luật loại khá trở lên tại các trường đào tạo chuyên ngành luật có uy tín như Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, trường đào tạo của ngành KSND như Đại học Kiểm sát Hà Nội, phải vượt qua được kì thi tuyển công chức của ngành KSND.
3.2.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi để Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện tốt vai trò của mình trong giải quyết vụ án hành chính
Để Viện kiểm sát thực hiện tốt nhất vai trò kiểm sát giải quyết vụ án hành chính thì: TAND thành phố Hà Nội (cơ quan thực hiện nhiệm vụ giải quyết vụ án hành chính) cần phối hợp với Viện KSND thành phố Hà Nội trong quá trình TTHC như cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án hành chính một cách kịp thời cho Viện kiểm sát; các quyết định liên quan đến vụ án hành chính do Tòa án ban hành cần phải chuyển ngay sang Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát kịp thời kiểm sát giải quyết vụ án hành chính. Tiếp đến các chủ thể bị kiện là cơ quan quyền lực nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, chính quyền địa phương cần tăng cường phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ trong việc giải quyết vụ án hành chính, giúp cho công tác Kiểm sát giải quyết vụ án hành chính được chặt chẽ, công minh và khách quan.
Giải pháp đã được áp dụng dựa trên sáng kiến của các cán bộ ngành TAND, đã được công nhận và áp dụng vào thực tế, Viện KSND Thành phố Hà Nội đã thực hiện như sau: Sau khi luật TTHC 2015 có hiệu lực thi hành, như đã phân tích theo số liệu ở chương 2, lượng án hành chính thụ lý sơ thẩm
theo thẩm quyền cấp tỉnh tăng đột biến mà số lượng công chức, Kiểm sát viên công tác tại phòng thực hành quyền Công tố, Kiểm sát xét xử các vụ việc Kinh doanh Thương mại, Lao động, Hành chính và các vụ việc khác theo quy định của pháp luật không thay đổi, gây áp lực rất lớn cho lãnh đạo Viện kiểm sát cấp tỉnh và các Kiểm sát viên trực tiếp làm án. Vì vậy để giảm tải lượng án cho Kiểm sát viên trung cấp ở cấp tỉnh (những người trực tiếp giải quyết án hành chính) Lãnh đạo Viện KSND thành phố Hà Nội đã ra quyết định biệt phái tại chỗ đối với các Kiểm sát viên trung cấp giữ chức vụ lãnh đạo quản lý ở cấp Huyện. Kiểm sát viên trung cấp ở cấp Huyện sẽ thụ lý án hành chính sơ thẩm của cấp tỉnh; Ví dụ: Kiểm sát viên trung cấp công tác tại Viện KSND quận Long Biên, Thẩm phán trung cấp tại TAND quận Long Biên sẽ thụ lý theo thủ tục sơ thẩm các vụ án khiếu kiện về QĐHC, HVHC của UBND, chủ tịch UBND huyện Gia Lâm. Sáng kiến này được triển khai thực hiện từ nửa cuối năm 2018 đến nay và mang lại nhiều hiệu quả trong việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm án hành chính. Với tinh thần tích cực của các Kiểm sát viên trung cấp ở cấp huyện, tỷ lệ giải quyết án hành chính dần dần được cải thiện.
3.2.2.3. Nâng cao cơ sở vật chất
Để tạo điều kiện cho các Kiểm sát viên thực hiện tốt vai trò kiểm sát giải quyết vụ án hành chính thì Viện KSND thành phố Hà Nội cần nâng cao cơ sở vật chất, thiết bị, bổ sung, thay mới những cơ sở vật chất không còn phù hợp cho việc phục vụ công tác kiểm sát giải quyết án hành chính; trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho cán bộ, Kiểm sát viên để nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hồ sơ kiểm sát vào việc kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính nói riêng. Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, tiến hành số hóa hồ sơ vào thực tiễn công tác giúp quá trình kiểm sát giải quyết vụ án hành chính được thuận lợi và hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian tra cứu, dễ dàng hệ thống được tài liệu, chứng cứ của vụ án, thuận tiện cho Kiểm sát viên khi tham gia các phiên tòa
xét xử vụ án hành chính có thể sự dụng công nghệ thông tin để dễ dàng công bố các tài liệu, chứng cứ, các biên bản ghi lời khai của các bên đương sự về vụ án hành chính trước tòa. Viện KSND thành phố Hà Nội cần phát triển hơn nữa hệ thống thông tin nội bộ, hoàn thiện phần mềm quản lý án hành chính tập trung phục vụ mục đích tra cứu thông tin và theo dõi tiến độ giải quyết vụ án hành chính của thành phố Hà Nội.
3.2.2.4. Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra trong ngành đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội
Đây là một khâu công tác quan trọng đối với hoạt động nghiệp vụ và các hoạt động hành chính của ngành KSND. Theo quy chế Công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành KSND: Quyết định số 808/QĐ/VKSTC-TTr ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Điều 12 quy định, công tác thanh tra gồm các nội dung sau: Thanh tra nghiệp vụ: “là hoạt động Thanh tra một số hoạt động nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp do có dấu hiệu vi phạm pháp luật” [25, Điều 12]. Đối với lĩnh vực kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính tại Viện kiểm sát hai cấp thành phố Hà Nội thì hoạt động này là hoạt động kiểm tra lại các hồ sơ kiểm sát các vụ án hành chính, các thành viên trong đoàn sẽ yêu cầu đơn vị mà mình đang thanh tra cung cấp các tài liệu, hồ sơ kiểm sát vụ án hành chính, tiến hành đọc hồ sơ, thẩm định hồ sơ. Nếu phát hiện thấy hồ sơ có dấu hiệu vi phạm pháp luật TTHC của tòa án thì thanh tra sẽ yêu cầu Viện KSND thành phố Hà Nội tiến hành kháng nghị phúc thẩm đối với vụ án mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp quận, huyện thị xã, yêu cầu Viện KSND cấp cao hoặc tối cao tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật. Sau đó yêu cầu Viện kiểm sát tổng hợp vi phạm của tòa án để ban hành kiến nghị khắc phục vi phạm đối với tòa án cùng cấp. Đối với những hồ sơ vụ án
viên phụ trách hồ sơ khắc phục bổ sung những tài liệu còn thiếu. Đối với các hồ sơ tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, thanh tra sẽ đánh giá hồ sơ đã tạm đình chỉ, định chỉ đúng hay chưa, căn cứ pháp luật được áp dụng, lý do tạm đình chỉ, đình chỉ có phải là các lý do đã được liệt kê trong luật TTHC hay không. Nếu phát hiện vi phạm, thanh tra sẽ đưa ra hình thức khiển trách hoặc kỉ luật đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công chịu trách nhiệm thụ lý vụ án. Hoạt động thanh tra trong ngành giúp cho việc kiểm sát giải quyết vụ án hành chính được triệt để, chặt chẽ, mặt khác để tránh bị khiển trách hoặc kỉ luật, ngay từ quá trình kiểm sát giải quyết vụ án hành chính Kiểm sát viên phải nghiêm túc, trách nhiệm sát sao với vụ án mình phụ trách.
Thanh tra một số hoạt động hành chính: “khi có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được Nhà nước cấp; việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thực hiện Quy chế dân chủ và các việc khác” [25, Điều 12]. Thanh tra hành chính thường được thực hiện đột xuất, công tác này để kiểm tra kỉ luật, tác phong đối với người cán bộ Kiểm sát nhân dân như giờ giấc, trang phục, quân số. Điều này giúp Kiểm sát viên luôn luôn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình về mặt hình thức như: Kiểm sát viên sẽ đảm bảo được việc đúng giờ khi tham gia xét xử vụ án hành chính tại tòa án như vậy uy tín của Kiểm sát viên không bị ảnh hưởng, đồng thời giúp đảm bảo cho Kiếm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm sát vụ án hành chính của mình, trang phục luôn ngay ngắn chỉnh tề và đúng quy định.
Như vậy, để đảm bảo cho việc Viện KSND thành phố Hà Nội thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động giải quyết vụ án hành chính, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo mỗi cán bộ, Kiểm sát viên Kiểm tra viên đều có ý thức tự giác với nhiệm vụ của mình và việc kiểm sát hồ sơ vụ án hành chính được triệt để.
Tiểu kết Chƣơng 3
Tại chương 3 của luận văn, tác giả đã đưa ra được quan điểm, kiến nghị để nâng cao vai trò của Viện KSND thành phố Hà Nội trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Tác giả luận văn hi vọng những quan điểm và kiến nghị này có thể đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện pháp luật về