Đánh giá thực tiễn việc thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính – từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 66 - 75)

2.2. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội trong

2.2.2. Đánh giá thực tiễn việc thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân

nhân dân Thành phố Hà Nội trong giải quyết vụ án hành chính

Ở phần phạm vi nghiên cứu, tác giả luận văn đã giới hạn thời điểm nghiên cứu từ sau khi luật TTHC 2015 có hiệu lực thi hành đến nay. Tuy nhiên, trong phần này, tác giả luận văn đưa ra số liệu từ năm 2010 với mục đích so sánh số lượng án thụ lý và tỷ lệ giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn luật TTHC 2010 có hiệu lực thi hành và giai đoạn luật TTHC 2015 ra đời để đưa ra những đánh giá, phân tích và nhận xét về hai giai đoạn này.

2.2.2.1. Đánh giá kết quả giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm tại thành phố Hà Nội

Số liệu thụ lý và tỷ lệ giải quyết án hành chính ở cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội:

Bảng 2.2: Tổng số thụ lý và số giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án hành chính tại thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến 2018

Số thụ lý theo thủ tục sơ thẩm

Số giải quyết theo

thủ tục sơ thẩm Tỷ lệ Năm 2010 111 39 35.14% Năm 2011 95 51 53.68% Năm 2012 381 128 33.60% Năm 2013 595 427 71.76% Năm 2014 471 280 59.45% Năm 2015 386 208 53.89% Năm 2016 491 215 43.78% Năm 2017 700 384 54.85% Năm 2018 964 543 56.32%

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội, Phòng 10, Biểu báo cáo thống kê năm về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, Hà Nội)

Cụ thể số liệu giải quyết án hành chính ở cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát Thành phố Hà Nội như sau:

Năm 2010: Viện KSND thành phố Hà Nội đã thụ lý 111 vụ án hành chính cấp sơ thẩm (trong đó: thụ lý 87 vụ án cấp huyện; 24 vụ án cấp tỉnh) Đã giải quyết 39 vụ (trong đó, Kiểm sát xét xử 24 vụ, Đình chỉ 12 vụ do đương sự rút đơn, Tạm đình chỉ 3 vụ).

Năm 2011: Thụ lý 95 vụ án hành chính cấp sơ thẩm, giảm 16 vụ so với năm 2010 (trong đó: thụ lý 77 vụ án cấp huyện; 18 vụ án cấp tỉnh) Đã giải quyết 51 vụ (trong đó, Kiểm sát xét xử 29 vụ, Đình chỉ 22 vụ do đương sự rút đơn, Tạm đình chỉ 0 vụ).

Năm 2012: Thụ lý 381 vụ án hành chính cấp sơ thẩm, tăng 286 vụ so với năm 2011 (trong đó: thụ lý 301 vụ án cấp huyện; 80 vụ án cấp tỉnh) Đã giải quyết 128 vụ (trong đó, xét xử 55 vụ, Đình chỉ 56 vụ, Tạm đình chỉ 17 vụ).

Năm 2013: Thụ lý 595 vụ án hành chính cấp sơ thẩm, tăng 214 vụ so với năm 2012 (trong đó: thụ lý 518 vụ án cấp huyện; 77 vụ án cấp tỉnh) Đã giải quyết 427 vụ (trong đó, xét xử 270 vụ, Đình chỉ 105 vụ, Tạm đình chỉ 52 vụ).

Năm 2014: Thụ lý 471 vụ án hành chính cấp sơ thẩm, giảm 124 vụ so với năm 2013 (trong đó: thụ lý 366 vụ án cấp huyện; 105 vụ án cấp tỉnh) Đã giải quyết 280 vụ (trong đó, xét xử 155 vụ, Đình chỉ 97 vụ, Tạm đình chỉ 28 vụ).

Năm 2015: Thụ lý 386 vụ án hành chính cấp sơ thẩm, giảm 85 vụ so với năm 2014 (trong đó: thụ lý 312 vụ án cấp huyện; 74 vụ án cấp tỉnh) Đã giải quyết 208 vụ (trong đó, xét xử 117 vụ, Đình chỉ 70 vụ, Tạm đình chỉ 21 vụ).

Năm 2016: Thụ lý 491 vụ án hành chính cấp sơ thẩm tăng 105 vụ so với năm 2015 (trong đó: thụ lý 79 vụ án cấp huyện; 412 vụ án cấp tỉnh) Đã giải quyết 215 vụ (trong đó, xét xử 161 vụ, Đình chỉ 43 vụ, Tạm đình chỉ 11 vụ).

Năm 2017: Thụ lý 700 vụ án hành chính cấp sơ thẩm tăng 288 vụ so với năm 2016 (trong đó: thụ lý 199 vụ án cấp huyện; 501 vụ án cấp tỉnh) Đã giải quyết 384 vụ (trong đó, xét xử 321 vụ, Đình chỉ 39 vụ, Tạm đình chỉ 24 vụ).

Năm 2018: Thụ lý 964 vụ án hành chính cấp sơ thẩm tăng 264 vụ so với năm 2017 (trong đó: thụ lý 63 vụ án cấp huyện; 901 vụ án cấp tỉnh) Đã giải quyết 543 vụ (trong đó, xét xử 471 vụ, Đình chỉ 47 vụ, Tạm đình chỉ 25 vụ). [22] Qua số liệu các báo cáo hàng năm của Viện KSND Thành phố Hà Nội về tình hình khởi kiện, kết quả thụ lý, giải quyết các vụ án hành

chính ở Hà Nội trong những năm gần đây, tác giả luận văn rút ra những phân tích đánh giá:

Do ảnh hưởng của những quy định mới trong luật Tố tụng hành chính năm 2010 nhằm mở rộng phạm vi các tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử hành chính, đơn giản hóa các điều kiện và thủ tục khởi kiện nên sau khi luật TTHC 2010 có hiệu lực thi hành thì số lượng vụ án hành chính được thụ lý theo thủ tục sơ thẩm hàng năm có xu hướng tăng. Cụ thể: Năm 2010 Hà Nội thụ lý 111 vụ án hành chính, năm 2011 là 95 vụ đến năm 2012 đã tăng đột biến: số vụ án được thụ lý theo thủ tục sơ thẩm là 381 vụ án hành chính, tăng 301.05% so với năm 2011 và đặc biệt là 2013 đã thụ lý 595 vụ tăng 56.17% so với năm 2012. Tới năm 2014 và 2015, số vụ án hành chính thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đã có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2013 nhưng vẫn ở mức cao, tuy nhiên tính chất các vụ án hành chính xảy ra ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là các tranh chấp xây dựng, tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh chấp trên là do cơ chế, chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu ổn định, chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền và lợi ích của người dân; công tác quản lý Nhà nước của một số cơ quan chức năng trong các lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý đô thị , quản lý kinh tế ... còn hạn chế, dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu kiện đông người.

Đến năm 2016, tình hình thụ lý vụ án theo thủ tục sơ thẩm các QĐHC, HVHC đến Tòa án có chiều hướng gia tăng đột biến ở cấp thành phố (cấp tỉnh) (trước năm 2016 lượng án thụ lý sơ thẩm ở Viện KSND Thành phố Hà Nội nhỏ hơn hoặc bằng 100, cho đến năm 2016 lượng án thụ lý sơ thẩm đã tăng đột biến là 412 vụ), chủ yếu là QĐHC liên quan đến đất đai (cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khiếu kiện liên quan đến vấn

đề thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư). Luật TTHC 2015 (có hiệu lực từ 01/7/2016) sửa đổi, bổ sung tăng thẩm quyền của TAND cấp tỉnh giải khiếu kiện hành chính, HVHC của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện, thực tế có hiện tượng TAND cấp huyện tạm ngừng giải quyết án hành chính sơ thẩm hoặc chưa thụ lý đơn khởi kiện để chuyển giao cho cấp tỉnh giải quyết sau khi Luật TTHC có hiệu lực thi hành điều này gây áp lực cho công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính cấp sơ thẩm của Viện KSND thành phố Hà Nội. Từ năm 2016 đến nay lượng án hành chính Viện KSND thành phố Hà Nội kiểm sát thụ lý theo thủ tục sơ thẩm có xu hướng tăng dần theo từng năm và không có dấu hiệu giảm.

Giải thích cho sự tăng mạnh về số lượng án hành chính được thụ lý theo thủ tục sơ thẩm ở những năm gần đây, qua đánh giá về nội dung các vụ án hành chính này cho thấy, ngoài nguyên nhân do sự ảnh hưởng của những quy định mới sau khi pháp luật về Tố tụng hành chính ra đời, việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình công cộng, giao thông đường bộ… trên địa bàn Thành phố Hà Nội những năm gần đây cũng góp phần làm gia tăng nhu cầu khởi kiện án hành chính của người dân. Có thể dễ thấy được rằng ở đâu có dự án, có quy hoạch đất liên quan đến người dân là ở đó có phát sinh tranh chấp hành chính, và chủ yếu là vấn đề tranh chấp liên quan đến đất đai, cứ địa bàn nào có dự án xây dựng các công trình như mở rộng đường xá, các công trình công cộng, khu thương mại, khu đô thị… thì số lượng khởi kiện vụ án hành chính tại đó tăng cao đột biến. Ví dụ như dự án mở rộng đường Vành đai hai nối giữa cầu Nhật Tân và cầu Vĩnh Tuy, toàn bộ con đường vành đai hai thuộc địa giới hành chính đi qua các quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ và huyện Đông Anh. Giai đoạn 2017 - 2018 thi công mở rộng qua đoạn

đường Minh Khai đã vấp phải nhiều khó khăn liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường theo bảng giá nhà nước và một số vấn đề khác, nhiều người dân bị thu hồi cho rằng còn nhiều uẩn khúc và sai trái trong quy trình xử lý của các cơ quan nhà nước và của ban quản lý dự án nên họ đã tìm đến tòa án để giải quyết. Chính điều này đã làm lượng án hành chính tăng cao đột biến trong khoảng thời gian 2017 – 2018. Ngoài ra còn nhiều dự án khác trên nhiều quận và huyện khác tại thành phố Hà Nội cũng có những thực tế diễn ra tương tự như trên.

Về công tác Kiểm sát giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm của Hà Nội tuy đã được cải thiện song tỷ lệ giải quyết vẫn còn quá thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, một phần nguyên nhân do đặc thù địa bàn nên có nhiều vụ án phức tạp việc giải quyết bị kéo dài từ năm này qua năm khác, dư luận xã hội quan tâm. Đặc biệt giai đoạn năm 2016 sau khi luật TTHC 2015 có hiệu lực, việc thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa cấp huyện và cấp tỉnh có sự thay đổi điều này khiến Tòa án lúng túng dẫn tới tỷ lệ giải quyết án sụt giảm mạnh so với những năm trước cũng gây ảnh hưởng đến công tác Kiểm sát giải quyết án của Viện kiểm sát. Tuy nhiên tỷ lệ giải quyết án thời điểm này đã được cải thiện so với các năm từ 2010 đến 2012 chỉ trong khoảng 30%.

Theo đó kết quả giải quyết phúc thẩm vụ án hành chính là một căn cứ để đánh giá chất lượng án hành chính giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Tuy rằng, những tỷ lệ này chỉ mang tính tương đối và có giá trị tham khảo bởi chất lượng giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm phụ thuộc lớn vào tỷ lệ giải quyết vụ án hành chính được thụ lý theo thủ tục sơ thẩm mà tác giả luận văn đã phân tích tại phần trên.

2.2.2.2. Đánh giá kết quả giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm tại thành phố Hà Nội

Bảng 2.3: Tổng số thụ lý và số giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các vụ án hành chính tại thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến 2018

Số vụ án đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm Số vụ án đã giải quyết theo thủ tục phúc thẩm Tỷ lệ giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm Năm 2010 54 28 51.85% Năm 2011 57 47 82.46% Năm 2012 103 78 75.73% Năm 2013 241 202 83.82% Năm 2014 161 122 75.78% Năm 2015 132 115 87.12% Năm 2016 73 57 77.70% Năm 2017 143 98 86.53% Năm 2018 56 34 60.71%

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội, Phòng 10, Báo cáo tổng kết công tác các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, Hà Nội).

Cụ thể số liệu thụ lý và giải quyết án hành chính ở cấp phúc thẩm của Thành phố Hà Nội như sau:

Năm 2010: Tổng số án thụ lý 54 vụ (trong đó, án cũ 34 vụ, án mới 20 vụ). Đã giải quyết 28 vụ chiếm tỷ lệ 51.85% (trong đó, xét xử 26 vụ (Y án sơ thẩm 2 vụ; sửa án sơ thẩm 21 vụ; hủy án sơ thẩm 2 vụ; hủy 1 phần án sơ thẩm do rút một phần yêu cầu khởi kiện 1 vụ), Tạm đình chỉ 1 vụ, Đình chỉ 1 vụ). Còn tồn 26 vụ.

Năm 2011: Tổng số án thụ lý 57 vụ (trong đó, án cũ 26 vụ, án mới 31 vụ). Đã giải quyết 47 vụ chiếm tỷ lệ 82.46% (trong đó, xét xử 20 vụ (Y án sơ

thẩm 6 vụ; sửa án sơ thẩm 9 vụ; hủy án sơ thẩm 5 vụ), Tạm đình chỉ 27 vụ). Còn tồn 10 vụ.

Năm 2012: Tổng số án thụ lý 103 vụ (trong đó, án cũ 10 vụ, án mới 67 vụ, án tạm đình chỉ phục hồi trong kỳ 26 vụ). Đã giải quyết 78 vụ chiếm tỷ lệ 75.73% (trong đó, xét xử 70 vụ (Y án sơ thẩm 21 vụ; sửa án sơ thẩm 46 vụ; hủy án sơ thẩm 3 vụ), Đình chỉ 8 vụ). Còn tồn 25 vụ.

Năm 2013: Tổng số án thụ lý 241 vụ (trong đó, án cũ 25 vụ, án mới 216 vụ). Đã giải quyết 201 vụ chiếm tỷ lệ 83.82% (trong đó, xét xử 176 vụ (Y án sơ thẩm 146 vụ; sửa án sơ thẩm 24 vụ; hủy án sơ thẩm 6 vụ), Tạm đình chỉ 1 vụ, Đình chỉ 26 vụ). Còn tồn 39 vụ.

Năm 2014: Tổng số án thụ lý 161 vụ (trong đó, án cũ 39 vụ, án mới 122 vụ). Đã giải quyết 122 vụ chiếm tỷ lệ 75.78% trong đó, xét xử 114 vụ (Y án sơ thẩm 64 vụ; sửa án sơ thẩm 46 vụ; hủy án sơ thẩm 4 vụ), Đình chỉ 8 vụ. Còn tồn 39 vụ.

Năm 2015: Tổng số án thụ lý 132 vụ (trong đó, án cũ 39 vụ, án mới 93 vụ). Đã giải quyết 115 vụ chiếm tỷ lệ 87.12% (trong đó, xét xử 101 vụ (Y án sơ thẩm 44 vụ; sửa án sơ thẩm 33 vụ; hủy án sơ thẩm 24 vụ), Đình chỉ 14 vụ). Còn tồn 17 vụ.

Năm 2016: Tổng số án thụ lý 73 vụ (trong đó, án cũ 17 vụ, án mới 56 vụ). Đã giải quyết 57 vụ chiếm tỷ lệ 78.08% (trong đó, xét xử 53 vụ (Y án sơ thẩm 36 vụ; sửa án sơ thẩm 11 vụ; hủy án sơ thẩm 6 vụ), Tạm đình chỉ 1 vụ, Đình chỉ 3 vụ). Còn tồn 16 vụ.

Năm 2017: Tổng số án thụ lý 143 vụ (trong đó, án cũ 16 vụ, án mới 127 vụ). Đã giải quyết 98 vụ chiếm tỷ lệ 68.53% (trong đó, xét xử 77 vụ (Y án sơ thẩm 54 vụ; sửa án sơ thẩm 12 vụ; hủy án sơ thẩm 11 vụ), Tạm đình chỉ 5 vụ, Đình chỉ 16 vụ). Còn tồn 45 vụ.

vụ). Đã giải quyết 34 vụ chiếm tỷ lệ 60.71% (trong đó, xét xử 29 vụ (Y án sơ thẩm 15 vụ; sửa án sơ thẩm 8 vụ; hủy án sơ thẩm 6 vụ), Đình chỉ 5 vụ). Còn tồn 22 vụ. [22]

Từ bảng kê và số liệu chi tiết các năm về tình hình giải quyết vụ án hành chính ở cấp phúc thẩm tại thành phố Hà Nội, có thể thấy rằng:

Năm 2010 và 2011; thời điểm luật TTHC được xây dựng và có hiệu lực thi hành Số lượng án hành chính được thụ lý phúc thẩm khá khiêm tốn, lượng án hành chính thụ lý theo thủ tục phúc thẩm năm 2011 cũng chỉ hơn năm 2010 là 3 vụ (tăng 5.6%). Tuy nhiên, sau khi luật TTHC 2010 đã có hiệu lực được 1 năm đi kèm với các thông tư hướng dẫn thực hiện, điều này tạo điều kiện cho người dân hiểu biết hơn về luật và tiếp cận gần hơn với các quy định của luật này, việc khởi kiện vụ án hành chính thuận lợi và dễ dàng hơn. Nên tới năm 2012, và đặc biệt là đến năm 2013, số liệu thống kê tăng đột biến. Cụ thể, trong năm 2012, Tòa hành chính Thành phố Hà Nội đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 103 vụ án hành chính, tăng 180.7% so với năm 2011 và đến năm 2013, Tòa hành chính Thành phố Hà Nội đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 241 vụ án hành chính, tăng 234% so với năm 2012. Từ năm 2014 đến 2016, số lượng án hành chính được Tòa án thành phố Hà Nội thụ lý phúc thẩm có dấu hiệu chững lại và có xu hướng giảm. Cụ thể, số vụ án hành chính được Tòa án Thành phố Hà Nội thụ lý phúc thẩm năm 2014 đạt 161 vụ, ít hơn 80 vụ án so với năm 2013 (giảm 33.2%); Tương tự đối với năm 2015 khi số vụ án hành chính được Tòa án Thành phố Hà Nội thụ lý phúc thẩm đạt 132 vụ, ít hơn 29 vụ án so với năm 2014 (giảm 18%); Đến năm 2016 số lượng án hành chính được Tòa án thành phố Hà Nội thụ lý phúc thẩm giảm 59 vụ so với 2015 tức 55.3% (73/132). Từ sau năm 2016, lượng án phúc thẩm thụ lý tại Hà Nội có sự biến động không đều. Năm 2017 lượng án thụ lý phúc thẩm tăng so với 2016, số thụ lý: 143 vụ. Năm 2018 thụ lý 56 vụ.

Nguyên nhân chính về sự biến động số liệu thụ lý án hành chính phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính – từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)