1.3. Những đảm bảo cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện va
1.3.2. Năng lực của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện nhiệm vụ
và quyền hạn trong việc giải quyết vụ án hành chính
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên với vai trò là những người được nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội. Những điều đó đòi hỏi người Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần phải vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ và tinh thông pháp luật.
Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong TTHC là kiểm sát các hoạt động tư pháp trong việc giải quyết vụ án hành chính, và những người thực hiện chức năng đó một cách trực tiếp chủ yếu là Kiểm sát viên và Kiểm tra viên. Theo luật tổ chức Viện KSND, Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện KSND.
Trong hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên có việc kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính. Án hành chính hiện nay chủ yến là những vụ các cá nhân hay tổ chức làm đơn khiếu nại về QĐHC hoặc HVHC của cá nhân, cơ quan hành chính nhà nước xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính cá nhân hay tổ chức đó. QĐHC, HVHC bị kiện
thường ở nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh tế - tài chính, văn hóa, đất đai, sở hữu trí tuệ…Vì vậy để thực hiện tốt vai trò của mình trong giải quyết vụ án hành chính đòi hỏi người Kiểm sát viên, Kiểm tra viên không chỉ cần có chuyên môn về luật mà còn phải có vốn kiến thức xã hội tổng hợp, rộng rãi, thường xuyên cập nhật các vấn đề mới, nắm bắt tình hình thời sự trong nước, có vốn hiểu biết nhất định về các lĩnh vực kinh tế, tài chính. Kiểm sát viên phải thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật để áp dụng vào từng vụ án chính xác, có căn cứ, đúng quy định cả về luật nội dung và luật tố tụng nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Muốn được như vậy, bản thân người Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trước hết phải không ngừng nỗ lực và trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, phải liên tục tìm hiểu, học hỏi. Luôn cập nhật các kiến thức mới, năm được các văn bản pháp luật mới, lấy mười chữ Bác Hồ dạy người cán bộ Kiểm sát nhân dân làm kim chỉ nam cho hành động.
Bên cạnh đó, ngoài việc Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải tự mình trau dồi kiến thức xã hội của bản thân thì Viện kiểm sát cũng cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và một số kiến thức cơ bản về các chuyên ngành xã hội khác cho các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đang công tác trong ngành.
Những vẫn đề đã phân tích ở trên về mặt lý luận là phẩm chất người Kiểm sát viên cần phải có. Luật tổ chức Viện KSND đã khái quát lại những phẩm chất cần có và những yêu cầu đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Để đưa ra một tiêu chuẩn làm hình mẫu người Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, luật tổ chức Viện KSND đã khắc họa rõ nét hình mẫu và phẩm chất của người Kiểm sát viên, Kiểm tra viên như: Điều 75 đã nêu người Kiểm sát viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng,
có tinh thần kiên quyết bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội. Ngoài ra, khi đã trở thành Kiểm sát viên, điều 85 luật tổ chức Viện KSND quy định Kiểm sát viên phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân. Đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật. Kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội. Không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của ngành. Những khuôn mẫu pháp luật đã đưa ra này là những tiêu chuẩn, hình mẫu về người Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Nhưng trong thực tế, vẫn còn số ít bộ phận Kiểm sát viên, Kiểm tra viên còn chưa đạt được mức tiêu chuẩn như luật tổ chức đã nêu. Điều này gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của ngành.
Để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà nước và xã hội giao phó, đảm bảo những điều kiện về phẩm chất mà luật tổ chức Viện KSND đã quy định thì những người cán bộ kiểm sát, kiểm sát viên cần:
Am hiểu pháp luật.
Tu dưỡng phẩm chất đạo đức người kiểm sát viên. (tư duy đúng hướng, bản lĩnh chính trị vững vàng)
Tận tụy, Trách nhiệm.
Trong công tác kiểm sát xét xử án hành chính tại Tòa án, Kiểm sát viên cần chủ động ghi chép, chú ý lắng nghe, theo dõi diễn biến phiên tòa và tham gia hỏi tại phiên xét xử.